[WSES 2020] Kiểm soát và phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ (SSI) trong phẫu thuật: Bài báo trình bày quan điểm và phụ lục cho tương lai cho các hướng dẫn về nhiễm trùng trong ổ bụng

Rate this post

1. Đóng vết mổ như thế nào?

Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ và thời gian viện ở nhóm bệnh nhân được đóng bằng mũi rời với nhóm được đóng bằng mũi liên tục.

Bục vết mổ là ít gặp hơn khi khâu luồn liên tục dưới da so với khâu mũi rời.

Sử dụng miếng dán vết mổ thay chỉ khâu da không làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ.

2. Sợi chỉ được bao phủ chất kháng khuẩn: Chúng có ích không?

Chỉ được bọc Triclosan giảm nhiễm trùng vết mổ hơn hẳn sợi không được bọc.

3. Tưới rửa trong phẫu thuật ổ bụng so với rửa vết mổ với dung dịch chứa kháng khuẩn có vai trò gì trong ngăn ngừa SSI?

Còn thiếu các bằng chứng ủng hộ vai trò của rửa bụng hoặc rửa vết thương với dung dịch chứa kháng khuẩn trong phòng ngừa SSI.

4. Rửa vết mổ với dung dịch muối sinh lý và/hay Povidione iodine thì hữu ích trong ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ không?

Không có đủ dữ liệu để xác định vai trò của việc tưới nước muối hoặc dung dịch Povidone lên vết thương rạch trước khi khâu kín để ngăn ngừa SSI.

5. Các dụng cụ bảo vệ vết mổ có hữu ích không?

Sử dụng dụng cụ bảo vệ vết mổ là hiệu quả trong giảm nhiễm trùng vết mổ.

Việc sử dụng thiết bị bảo vệ vết thương có cấu tạo vòng kép dường như vượt trội hơn so với thiết bị vòng đơn trong việc ngăn chặn SSI.

6. Sử dụng săng phẫu thuật có hữu ích?

Không có bằng chứng cho thấy săng phẫu thuật chất liệu nhựa dẻo dính bề mặt (plastic adhesive incise drapes) có hoặc không có chất kháng khuẩn trong làm giảm nhiễm trùng vết mổ.

7. Nên dẫn lưu hay không trong đóng vết mổ?

Còn thiếu các bằng chứng chứng minh dẫn lưu dưới da trước khi đóng vết mổ ngăn ngừa được nhiễm trùng vết mổ ở bệnh nhân nguy cơ cao.

8. Khi nào nên đeo hai lớp găng? Khi nào thì nên thay găng trong khi phẫu thuật?

Còn thiếu các bằng chứng chứng minh vai trò của đeo hai găng trong ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ.

Độ bền cơ học của găng tay latex phụ thuộc vào thời gian đeo. Có thể có lợi cho các phẫu thuật viên trong nhóm phẫu thuật và đảm bảo sự bảo vệ cho họ khi thay găng tay vào những khoảng thời gian nhất định trong khi phẫu thuật.

9. Băng hút áp lực âm có hữu ích trong ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ không?

Việc áp dụng băng hút áp lực âm có thể giảm được các tai biến hậu phẫu của vết mổ và nó được xem như một lựa chọn đặc biệt ở những bệnh nhân nguy cơ cao.

10. Việc giữ thân nhiệt bệnh nhân bình thường trong mổ có ngăn ngừa được nhiễm trùng không?

Giữ thân nhiệt bình thường trong mổ giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

Sử dụng các thiết bị làm ấm trong phòng mổ là hữu dụng để duy trì thân nhiệt bình thường và giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

11. Cung cấp ô xi chu phẫu có làm giảm nhiễm trùng vết mổ?

Tăng bão hoà ô xi chu phẫu không giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.

12. Để hở vết mổ để khâu lại thì hai có giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ?

Advertisement

Khâu da thì hai nên được cân nhắc lựa chọn ở bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng bẩn, bệnh nhân có nguy cơ cao của nhiễm trùng vết mổ.

Khâu da thì hai có thể giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ.

13. Khi nào nên dùng kháng sinh trong mổ?

Hiểu biết về thế mạnh và sử dụng dựa trên dược lực học/ được động học của kháng sinh là rất quan trọng trong cân nhắc khi cần sử dụng thêm các liều kháng sinh trong phẫu thuật với các bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng được phẫu thuật cấp cứu.

Nguồn: https://wjes.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13017-020-0288-4

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: h.t.h

Giới thiệu h.t.h

Check Also

[Giải phẫu số 24] Mũi

Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn không …