INSULIN VÀ CÂN NẶNG
I. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TĂNG INSULIN MÁU VÀ BÉO PHÌ.
– Nghiên cứu từ những năm 1988 đã cho thấy những người béo phì có nồng độ insulin máu cao hơn hẳn so với người bình thường. Sau bữa ăn, nồng độ insulin máu ở người bình thường nhanh chóng trở về mức nền, trong khi ở những người béo phì thì nồng độ insulin nền vẫn tăng cao sau ăn.(1).
– Nồng độ insulin máu lúc đói (Fasting insulin level) liên quan chặt chẽ với tăng cân trong 8 năm theo dõi ở nghiên cứu San Antonio Heart Study.(2)
=> Như vậy, rõ ràng nồng độ insulin máu cao và thừa cân béo phì có mối liên quan chặt chẽ với nhau! Tuy nhiên, điều này chưa chứng minh được mối quan hệ nhân quả: INSULIN MÁU CAO GÂY RA BÉO PHÌ!
II. THỰC TẾ SẼ CHỨNG MINH GIẢ THUYẾT ĐẶT RA LÀ ĐÚNG HAY SAI: INSULIN MÁU CAO CÓ GÂY RA BÉO PHÌ?
– Giả thuyết “Insulin gây ra béo phì” (“Insulin causes obesity”) rất dễ dàng để kiểm tra trong thực tế! Mối quan hệ nhân quả này sẽ được chứng minh bằng các thử nghiệm sử dụng insulin cho 1 nhóm người và đo lường cân nặng của họ để trả lời câu hỏi:
“NẾU BẠN DÙNG INSULIN, BẠN CÓ BỊ MẬP LÊN KHÔNG?
– Câu trả lời là “Yes”, Insulin gây tăng cân!
– Nghiên cứu năm 2007 cho thấy: Liều insulin càng cao, cân nặng tăng càng nhiều.(3)
– Một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả của liều insulin chuẩn so với liều cao insulin trong việc kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 cho thấy:
+ Cân nặng của nhóm sử dụng liều cao của insulin tăng trung bình hơn 4,75kg so với nhóm sử dụng liều chuẩn của insulin.
+ Hai nhóm này chỉ có sự khác biệt duy nhất là liều insulin. Khi liều insulin sử dụng càng nhiều, cân nặng bệnh nhân càng tăng.(4)
– Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Lancet năm 1998 cũng cho kết quả tương tự.
+ Hai nhóm bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được điều trị bằng liệu pháp thông thường (chỉnh chế độ ăn) và liệu pháp tăng cường (chích insulin hoặc uống sulfonylurea (kích thích tụy sản xuất insulin)).
+ Cân nặng của nhóm điều trị tăng cường tăng trung bình 3,1kg và những bệnh nhân được điều trị bằng insulin tăng trung bình 4kg.(5)
=> Một lần nữa, khi insulin tăng (trực tiếp hoặc gián tiếp), cân nặng sẽ tăng.
– Một nghiên cứu năm 2007 đăng trên NEJM so sánh 3 liệu pháp điều trị insulin (ngày chích 1 lần: basal insulin, ngày chích 2 lần: biphasic insulin, ngày chích 3 lần: prandial insulin) cho thấy:
+ Cân nặng trung bình của 3 nhóm chích 1 lần, 2 lần và 3 lần tăng tương ứng là: 1,9kg, 4,7kg và 5,7kg.
=> Như vậy, bác sĩ càng kê nhiều insulin, cân nặng của bệnh nhân càng tăng.(6)
– Và 1 nghiên cứu khác vào năm 1993 đã chứng minh khi nồng độ insulin máu cao, việc kiểm soát cân nặng bằng giảm 300 calories nhập vào mỗi ngày trở nên vô dụng.
+ Trong vòng 6 tháng, liều insulin tăng dần trung bình 100 đơn vị trong ngày và cân nặng bệnh nhân tăng trung bình 8,7kg mặc dù bệnh nhân ăn ít hơn 300 calories năng lượng.(7)
=> Như vậy, insulin gây tăng cân!
– Tác dụng gây tăng cân tích mỡ của insulin không chỉ toàn thân mà còn tại chỗ nữa. Nhìn vào hình bên dưới, các bạn dễ dàng thấy tại những vị trí chích insulin kéo dài, mô mỡ sẽ được hình thành tại những vị trí đó (Insulin-induced Lipohypertrophy).
– Các nhóm thuốc uống điều trị tiểu đường cũng tương tự như vậy:
+ Nhóm thuốc nào làm tụy tăng tiết insulin, tăng độ nhạy với insulin sẽ có tác dụng phụ là gây tăng cân (Sulfonylureas, TZDs).
+ Nhóm thuốc nào không làm tăng tiết insulin sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng (Metformin, DPP-4 inhibitors).
+ Nhóm thuốc nào làm giảm nhập glucose vào máu hoặc tăng đào thải glucose từ đó làm giảm bài tiết insulin thì sẽ có tác dụng giảm cân (SGLT2 inhibitors, Alpha-glucosidase inhibitors, GLP-1 analogs).
– Những nhóm thuốc khác mà làm tăng tiết insulin cũng sẽ gây tăng cân:
+ Olanzapine (8).
+ Gabapentin cũng tương tự (9).
+ Cortisol cũng tương tự, tăng đường máu, tăng insulin máu và gây tăng cân.(10)(11)(12)(13).
– Bạn nào làm bên sản nhi sẽ rất hay gặp những trường hợp em bé “fetal macrosomia” được sanh ra do mẹ bị tiểu đường thai kỳ – insulin máu tăng cao kéo dài, và lượng insulin này qua nhau thai khiến cho cho em bé có những đặc điểm:
+ Nặng cân so với tuổi thai (LGA).
+ Nguy cơ cao bị hạ đường huyết sau sinh (Do insulin máu cao).
+ Tăng nguy cơ béo phì và mắc hội chứng chuyển hóa.
– Điều này chứng minh béo phì là sự mất cân bằng của hormone chứ không phải là sự mất cân bằng trong năng lượng nhập vào và năng lượng tiêu thụ.
Nguồn: Dekiclinic Channel
(1) Polonski K, Given B, Van Cauter E. Twenty-four hour profiles and pulsatile patterns of
insulin secretion in normal and obese subjects. J Clin Invest. 1988 Feb; 81(2):442–8.
(2) Han TS, Williams K, Sattar N, Hunt KJ, Lean ME, Haffner SM. Analysis of obesity and
hyperinsulinemia in the development of metabolic syndrome: San Antonio Heart Study.
Obes Res. 2002 Sep; 10(9):923–31.
(3) Russell-Jones D, Khan R. Insulin-associated weight gain in diabetes: causes, effects and
coping strategies. Diabetes, Obesity and Metabolism. 2007 Nov; 9(6):799–812.
(4) White NH et al. Influence of intensive diabetes treatment on body weight and composition
of adults with type 1 diabetes in the Diabetes Control and Complications Trial. Diabetes
Care. 2001; 24(10):1711–21.
(5) Intensive blood-glucose control with sulphonylureas or insulin compared with conventional
treatment and risk of complications in patients with type 2 diabetes (UKPDS33). Lancet.
1998 Sep 12; 352(9131):837–53.
(6) Holman RR et al. Addition of biphasic, prandial, or basal insulin to oral therapy in type 2
diabetes. N Engl J Med. 2007 Oct 25; 357(17):1716–30.
(7) Henry RR, Gumbiner B, Ditzler T, Wallace P, Lyon R, Glauber HS. Intensive conventional
insulin therapy for type ii diabetes. Diabetes Care. 1993 Jan; 16(1):23–31.
(8) Ebenbichler CF et al. Olanzapine induces insulin resistance: results from a prospective
study. J Clin Psychiatry. 2003 Dec; 64(12):1436–9.
(9) Scholl JH, van Eekeren, van Puijenbroek EP. Six cases of (severe) hypoglycaemia
associated with gabapentin use in both diabetic and non-diabetic patients. Br J Clin
Pharmacol. 2014 Nov 11. doi: 10.1111/bcp.12548. [Epub ahead of print.] Accessed 2015
Apr 6.
(10) Fauci A et al., editors. Harrison’s principles of internal medicine. 17th ed. McGraw-Hill
Professional; 2008. p. 2255.
(11) Tauchmanova L et al. Patients with subclinical Cushing’s syndrome due to adrenal
adenoma have increased cardiovascular risk. J Clin Endocrinol Metab. 2002 Nov;
87(11):4872–8.
(12) Fraser R et al. Cortisol effects on body mass, blood pressure, and cholesterol in the
general population. Hypertension. 1999 Jun; 33(6):1364–8.
(13) Marin P et al. Cortisol secretion in relation to body fat distribution in obese
premenopausal women. Metabolism. 1992 Aug; 41(8):882–6