Trục hạ đồi-yên-buồng trứng thời kỳ quanh mãn kinh

5/5 - (1 bình chọn)

Đặc trưng của thời kỳ mãn kinh là sự vắng mặt hoàn toàn của các steroid nguồn gốc từ buồng trứng

🪹Buồng trứng bị cạn kiệt không còn ức chế tầng trên. Nồng độ các gonadotropin vượt nồng độ ngưỡng xác lập chẩn đoán mãn kinh. 🪹Trong giai đoạn mãn kinh xác lập, buồng trứng không còn chứa các phức bộ noãn nguyên thủy. Không còn AMH lưu hành. Tế bào hạt cạn kiệt, không còn chế tiết inhibin B, dẫn đến sự giải phóng hoàn toàn tuyến yên.

🪹Nồng độ gonadotropin tuyến yên trở nên rất cao: FSH vượt ngưỡng chẩn đoán mãn kinh 100mlU/ml, LH vượt ngưỡng 75mlU/mL. [2] Nội tiết tuyến yên chỉ có FSH và LH tăng cao, còn các nội tiết khác không thay đổi. FSH bắt đầu tăng ở khoảng độ tuổi 38, dao động nhiều đến khoảng 4 năm sau mãn kinh.

🪹Nồng độ các nội tiết khác của tuyến yên như nội tiết tăng trưởng – GH (Growth hormone), nội tiết kích thích tuyến giáp – TSH (Thyroid-stimulating hormone), nội tiết kích thích tuyến thượng thận – ACTH (adrenocortico-tropic hormone) vẫn bình thường. Prolactin giảm nhẹ do ảnh hưởng của estrogen. [1]

Khảo sát các nang noãn bằng siêu âm đầu chu kỳ xác nhận sự vắng mặt hoàn toàn của các cấu trúc noãn nang.

🧐AMH tụt xuống mức không đo được.

🧐Buồng trứng ở người mãn kinh không còn sản xuất steroid sinh dục. Do nguồn nguyên liệu noãn nang đã kiệt quệ, nên bất chấp một nồng độ rất cao của gonadotropin, vẫn không có đáp ứng phát triển noãn nang tại buồng trứng.

Buồng trứng mất khả năng tiết estradiol, và đương nhiên là không còn tiết progesterone.

🥀Sự thoái triển của tất cả các cơ quan đích thuộc hệ Muller và ngoài Muller gây các rối loạn chức năng nghiêm trọng.

🥀Do không còn estrogen, các cơ quan đích trong và ngoài hệ Muller sẽ thoái triển. Âm đạo, tử cung, tuyến vú bị thoái triển. Biểu mô âm đạo không còn estrogen trở nên teo đét, không còn khả năng cung cấp glycogen cho khuẩn hệ âm đạo bảo vệ nó dẫn đến loạn khuẩn âm đạo (bacterial vaginosis). Nội mạc tử cung không phát triển, teo và có thể gây xuất huyết do teo nội mạc tử cung.

Sự thay đổi quan trọng nhất là giảm rõ ràng estradiol (E2) và estrone (E1).

⛓️‍💥E1 là một estrogen yếu, còn E2 là một estrogen rất mạnh. [2] E2 giảm nhiều hơn E1. ⛓️‍💥Nguồn E1 và E2 chủ yếu từ androstenedione tổng hợp tại tuyến thượng thận, thơm hóa tại da và mỡ thành E1. Một phần E1 được chuyển hóa thành E2. [1] Sự chuyển đổi ngoại vi của E1 lệ thuộc vào khối lượng mô mỡ. Phụ nữ béo phì sẽ còn nhiều estrogen lưu hành hơn phụ nữ gầy ốm. [2] Nồng độ E2 chỉ còn khoảng 10-25 pg/mL, và khoảng 10 pg/mL nếu mãn kinh do cắt 2 buồng trứng. Nồng độ E1 khoảng 30 pg/mL, cao hơn ở phụ nữ mãn kinh béo phì vì sự thơm hóa androstenedione, do tuyến thượng thận tiết ra, xảy ra ở các mô ngoại vi da, mô và cơ. [1]

⛓️‍💥Khi mãn kinh đã xác lập, ở người còn estrogen, các cơ quan đích của estrogen bị bộc lộ trước tác dụng estrogen một cách liên tục, không bị đối kháng. Hoạt động bất thường ở tuổi hậu mãn kinh của cơ quan nguồn gốc Muller gợi ý chúng đang bị tác động bởi estrogen ngoài buồng trứng. Bộc lộ liên tục và không bị đối kháng với estrogen dẫn đến tăng sinh, tiền đề cho nghịch sản và ung thư tại nội mạc tử cung và tuyến vú. [2]

Cả buồng trứng và tuyến thượng thận đều tiếp tục tổng hợp androstenedi-one và testosterone sau mãn kinh.

💧Ở phụ nữ đã cắt bỏ hai buồng trứng thì androstenedione và testosterone có nồng độ trong huyết thanh thấp, trung bình khoảng 0,8 ng/mL và 0,1 ng/mL. Ngoài androstenedione, tuyến thượng thận còn tổng hợp dehydroepiandrosterone (DHEA) và dehydroe-piandrosterone acetate (DHEAS). 💧Tuy nhiên, do lão hóa, nồng độ các chất này có giảm xuống khoảng 2% mỗi năm mặc dù ACTH bình thường. Một nghiên cứu, The Study of Women Across the Nation (SWAN), đã cho thấy, DHEAS ở phụ nữ sau mãn kinh chủng tộc Trung Quốc cao nhất và ở phụ nữ sau mãn kinh gốc Phi thấp nhất.

💧Testosterone tiếp tục tổng hợp tại buồng trứng sau mãn kinh nhưng thấp hơn so với trước mãn kinh. Nồng độ testosterone toàn phần giảm thấp nhưng testosterone tự do tăng vì estrogen giảm, SHBG cũng giảm, phản testosterone gắn với SHBG giảm. Nếu phụ nữ sau mãn kinh có sử dụng nội tiết estrogen thì SHBG tăng, testosterone tự do rất thấp. [1]

Tài liệu tham khảo:

1.Nguyễn Thị Ngọc Phượng, et al. (2014). Nội tiết sinh sản

2.Đỗ Thị Ngọc Mỹ, Âu Nhựt Luân, et al. (2023). TBL Phụ Khoa

Advertisement

Giới thiệu BS Thảo Hiền

Xem các bài tương tự

Sự phát triển của vắc xin sốt xuất huyết trong điều trị và phòng ngừa bệnh ở trẻ em: Đánh giá năm 2025

I. Giới thiệu Sốt xuất huyết (SXH) là bệnh do virus Dengue gây ra, lây …