[Ứng dụng Lâm sàng] THUYẾT KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG (THOERIES OF MOTOR CONTROL) – SỐ 1

Rate this post

THUYẾT KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG
(THOERIES OF MOTOR CONTROL) – SỐ 1

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'minh phưong REFLEX REFLEX luong THEORY THORU nguyen Muscle/ effector Receptor (Thụ thể) (Kích thích Stimulus (Cơ/thừa hành) (Phản hồi) Response Cấu trúc cơ bản của một phản xạ gồm một thụ thể, một dẫn truyền và một cơ quan thừa hành'

Thuyết kiểm soát vận động là một nhóm các ý tưởng trừu tượng về kiểm soát vận động. Các thuyết khác nhau phản ánh các góc nhìn khác nhau về cách mà não bộ kiểm soát vận động. Một số thuyết nhấn mạnh sự ảnh hưởng từ thần kinh ngoại biên, một số nhấn mạnh sự ảnh hưởng từ thần kinh trung ương, trong khi một số khác lại nhấn mạnh vai trò của thông tin từ môi trường. Hơn nữa, các thuyết kiểm soát vận động không chỉ dừng lại ở việc giải thích hành động mà còn nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của tổ chức sinh lý và giải phẫu thần kinh của mỗi hành vi.
GÍA TRỊ CỦA THUYẾT KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG TRONG THỰC HÀNH:
Thuyết kiểm soát vận động là một phần của nền tảng lý thuyết cho thực hành lâm sàng. Thực hành liên quan đến thăm khám và can thiệp trên các bệnh nhân bị rối loạn kiểm soát vận động được dựa trên các giả định về đặc điểm và nguyên nhân của cử động.
Một số lợi ích của việc ứng dụng các thuyết vào thực hành lâm sàng:
  • Cung cấp khuôn mẫu phân tích hành vi (các thuyết có thể giúp trị liệu viên dự đoán và giải thích hành vi)
  • Cung cấp hướng dẫn cho thực hành lâm sàng (can thiệp lâm sàng được dựa trên kiến thức nền tảng về đặc điểm và nguyên nhân của cử động bình thường và bất bình thường)
  • Cung cấp các ý tưởng mới (các thuyết có thể thay đổi và mở rộng để làm giàu các phương án có khả năng trong thực hành lâm sàng)
  • Cung cấp các giả thuyết hữu dụng cho thăm khám và can thiệp (các thuyết tạo nên giả thuyết. Các giả thuyết được kiểm chứng để xác nhận hoặc bác bỏ thuyết đó.)

THUYẾT PHẢN XẠ (REFLEX THEORY):

Thuyết phản xạ được tạo nên bởi nhà sinh lý học thần kinh Charles Sherrington. Theo ông, phản xạ là thành phần cơ bản của hành vi phức tạp. Ông tin rằng hành vi phức tạp có thể được lý giải qua các phản xạ đơn lẻ được ghép nối với nhau.
HẠN CHẾ:
  1. Nếu cử động tự nguyện và tự phát là các loại hành vi được chấp nhận thì phản xạ không thể được xem là đơn vị cơ bản của hành vi, vì nó phải được kích hoạt từ tác nhân bên ngoài.
  2. Thuyết phản xạ không lý giải và dự đoán một cách đầy đủ những cử động xảy ra khi không có tác nhân kích thích cảm giác.
  3. Thuyết phản xạ không lý giải các chuỗi cử động xảy ra quá nhanh đến nỗi phản hồi cảm giác từ lần cử động trước không kịp kích thích cử động tiếp theo. Ví dụ, một chuyên gia đánh máy gõ máy quá nhanh đến nỗi không có thời gian cho thông tin cảm giác từ lần gõ phím trước kích hoạt cử động gõ phím tiếp theo.
  4. Ý tưởng một chuỗi các phản xạ có thể tạo nên hành vi phức tạp của thuyết phản xạ đã không thể giải thích một sự thật rằng một kích thích đơn lẻ vẫn có thể dẫn đến nhiều phản hồi tùy thuộc vào ngữ cảnh và y lệnh.
  5. Chuỗi phản xạ không giải thích khả năng tạo ra cử động mới. Cử động mới được tạo nên từ sự kết hợp độc đáo của kích thích và các phản hồi dựa trên quy luật đã học được trước đó. Ví dụ, người chơi violin đã học bản nhạc dành cho violin và cũng biết kỹ thuật chơi đàn cello thì có thể chơi bản nhạc đó bằng đàn cello mà không cần phải luyện tập trước trên đàn cello.
ỨNG DỤNG LÂM SÀNG:
Trị liệu viên kiểm tra phản xạ để dự đoán chức năng của bệnh nhân. Hành vi của bệnh nhân sẽ được giải thích là có hay mất kiểm soát phản xạ. Việc tái huấn luyện lại khả năng kiểm soát vận động cho các kỹ năng cần thiết sẽ tập trung vào nâng cao hay làm giảm ảnh hưởng của các phản xạ xảy ra trong lúc thực hiện cử động.
Advertisement
Mặc dù còn nhiều hạn chế, các giả định của Charles Sherrington vẫn được ủng hộ bởi các bác sĩ lâm sàng trong suốt 50 năm và vẫn tiếp tục ảnh hưởng cách nghĩ ngày nay của chúng ta về kiểm soát vận động.
CÂU HỎI THẢO LUẬN:
🧐 Khi chạm vào vật nóng, ta rụt bàn tay lại theo phản xạ. Tuy nhiên, có những lúc ta phải vượt qua phản xạ để đạt được mục tiêu. Ví dụ khi con ta bị kẹt trong đám lửa, ta có thể vượt qua phản xạ rụt tay để kéo đứa trẻ ra khỏi đám lửa đó. Đây là ví dụ minh họa cho hạn chế nào của thuyết phản xạ?

Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của tác giả trên Diễn đàn Y khoa !
[ https://www.facebook.com/groups/ylamsang/permalink/1190029198109703/ ]
Nguồn: Lương Minh Phương

Giới thiệu Nguyễn Thị Mai Thi

Check Also

Ca hình ảnh học 42: Gãy mỏm răng C2 (Odontoid fracture)

Ca hình ảnh học 42:Gãy mỏm răng C2 (Odontoid fracture) Một tình huống gãy mỏm …