[Ung thư] Hướng dẫn phụ huynh: Bệnh bạch cầu ở trẻ em

Rate this post

Bệnh bạch cầu là gì?

Bạch cầu là tên gọi khác của ung thư máu. Máu được hình thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Những tế bào này được hình thành ở phần giữa xương, trong phần được gọi là tủy xương.

Trong bệnh máu trắng, tủy xương tạo nên các tế bào máu bất thường thay vì những tế bào máu bình thường. Những tế bào bất thường sinh trưởng mất kiểm soát, thấm vào máu và đi khắp cơ thể. Thỉnh thoảng, những tế bào này tập trung ở một số bộ phận cơ thể. Khi tủy xương tạo nên các tế bào máu bất thường thì sẽ không tạo các tế bào máu bình thường mà cơ thể trẻ cần. Điều này gây nên triệu chứng.

4 loại bệnh bạch cầu thường gặp | Vinmec

Có nhiều loại bệnh bạch cầu khác nhau. Một số loại sinh trưởng nhanh chóng trong khi một số loại khác chậm hơn. Phần lớn bệnh bạch cầu ở trẻ em thuộc loại sinh trưởng nhanh, gọi là bệnh bạch cầu cấp tính. Có 2 loại bạch cầu cấp tính. Phần lớn ở trẻ em là bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, hay còn được gọi là ALL. Nhưng cũng có một số trẻ mắc phải bệnh bạch cầu tủy cấp tính, gọi là AML.

Triệu chứng của bệnh bạch cầu

Những triệu chứng phổ biến:

  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt
  • Dễ chảy máu hơn
  • Dễ sốt và nhiễm trùng
  • Đau xương, có thể làm cho trẻ đi khập khiểng hoặc không chịu đi
  • Sưng hạch bạch huyết (những cơ quan hình hạt đậu) mà bạn có thể thấy hoặc cảm nhận bên dưới da trẻ.

Dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở trẻ em

Những triệu chứng này cũng có thể không được gây ra bởi bệnh bạch cầu. Nhưng nếu con bạn có những triệu chứng trên thì hay cho bác sĩ hoặc y tá biết.

Có xét nghiệm dành cho bệnh bạch cầu không?

Có. Bác sĩ và y tá sẽ hỏi về các triệu chứng của con bẹn và tiến hành kiểm tra. Có thể làm:

  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết tủy xương – Ở xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của tủy xương. Và sau đó, một bác sĩ khác sẽ dùng kính hiển vi để kiểm tra các tế bào ung thư.

 

Sinh thiết và chọc hút tủy xương là gì? - Bệnh Viện FV

Bệnh bạch cầu ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Cách điều trị đúng đắn cho con bạn là phụ thuộc vào loại ung thư máu mà con bạn mắc phải. Điều trị bệnh bạch cầu có thể gồm một hoặc nhiều phương pháp dưới đây:

  • Hóa trị – Hóa trị là một thuật ngữ y học cho những loại thuốc tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Trẻ em thường tiếp nhận những loại thuốc này thông qua một ống nhỏ đi vào tĩnh mạch, được gọi là “IV”. Thỉnh thoảng, trẻ em cũng được tiêm các loại thuốc này vào dịch tủy sống ở lưng.
  • Xạ trị – Dùng chất phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Cấy ghép tủy xương (còn được gọi là cấy ghép tế bào gốc) – Phương pháp điều trị này thay thế các tế bào trong tủy xương bị tiêu diệt bởi hóa trị và xạ trị.

Các tế bào “cho” có thể đến từ những nơi khác nhau, bao gồm:

  • Người thân của con bạn và có nhóm máu tương thích
  • Không phải người thân nhưng có nhóm máu tương thích với con bạn.
  • Máu (tương thích với con bạn) từ dây rốn trẻ sơ sinh.

Hầu hết trẻ em có dấu hiệu thuyên giảm sau khi bắt đầu điều trị. Có nghĩa là bác sĩ không còn thấy những tế bào máu bất thường trong máu và tủy xương. Mặc dù vây, những tế bào bất thường đó vẫn tồn tại trong cơ thể. Để tiêu diệt những tế bào này và giữ cho bệnh bạch cầu không tái phát, con bạn cần phải kết thúc điều trị. Nhiều trẻ có thể cần từ 2 đến 3 năm để kết thúc điều trị.

Điều  gì xảy ra khi kết thúc điều trị?

Sau điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra con bạn thường xuyên để xem bệnh bạch cầu có tái phát hay không. Theo dõi bao gồm trò chuyệ cùng bác sĩ, kiểm tra và xét nghiệm máu. Thỉnh thoảng bác sĩ cũng làm sinh thiết tủy xương.

Bạn cũng nên theo dõi con bạn về các triệu chứng liệt kê ở trên. Xuất hiện những triệu chứng như trên có thể nghĩa là bệnh bạch cầu đã tái phát. Nói với bác sĩ hoặc y tá nếu con bạn có bất kì triệu chứng gì.

Điều gì xảy ra nếu bệnh bạch cầu tái phát?

Nếu bệnh bạch cầu tái phát, con bạn có thể được hóa trị, xạ trị và cấy ghép tủy xương nhiều hơn.

Tôi có thể làm gì?

Việc làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ về thăm khám và xét nghiệm vô cùng quan trọng. Cho bác sĩ biết nếu con bạn có bất kì tác dụng phụ hoặc vấn đề gì trong lúc điều trị.

Điều trị bệnh bạch cầu có thể bao gồm nhiều sự lựa chọn, ví dụ con bạn nên điều trị bằng phương pháp nào và khi nào thì hợp lý. Thường xuyên cho bác sĩ và y tá biết bạn cảm thấy như thế nào về phương pháp điều trị. Bất cứ lúc nào con bạn được điều trị, hãy hỏi:

  • Những lợi ích của phương pháp điều trị này là gì? Có khả năng giúp con tôi sống lâu hơn không? Nó sẽ làm giảm hoặc ngăn ngữa các triệu chứng chứ?
  • Nhược điểm của phương pháp này là gì?
  • Có những sự lựa chọn khác ngoài phương pháp này không?
  • Điều gì xảy ra nếu con tôi không điều trị phương pháp này?

Khám sức khỏe tổng quát cho bé ở đâu? Bệnh Viện Thu Cúc

Nguồn bài viết gốc: http://uptodate.sciexplore.ir/contents/leukemia-in-children-the-basics#H13207591

Bài viết tự dịch – Vui lòng không reup

Tác giả: Huỳnh Khánh Linh

 

Advertisement

Giới thiệu khanhlinh29

Mình là Khánh Linh, sinh viên Y khoa. Hi vọng những bài đăng của mình có thể giúp ích cho mọi người!

Check Also

[Ung thư] Bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú

Bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ tái phát ung thư vú Nguồn: TS. Nguyễn …