Thay đổi trong thai kỳ
🚀Quá trình sinh tổng hợp progesterone phần lớn từ cholesterol và pregnenolone trong máu mẹ.
🚀Nồng độ progesterone trong thai kỳ có khuynh hướng tăng dần, tuy nhiên vào giai đoạn chuyển tiếp từ 7 đến 10 tuần progesterone giảm nhẹ.
🚀Nồng độ progesterone trong huyết thanh của mẹ vào cuối thai kỳ đạt nồng độ khoảng 100-200 ng/mL.
🚀Khi thai dưới 10 tuần tuổi, progesterone được sản xuất chủ yếu bởi hoàng thể. Giai đoạn từ 7 đến 10 tuần gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa hoàng thể và nhau thai trong tổng hợp progesterone. Sau 12 tuần, khi bánh nhau thành lập sẽ thay thế hoàng thể thực hiện chức năng tạo progesterone và là nguồn sản xuất progesterone chủ yếu.
🚀Tổng hợp progesterone tại nhau thai vào khoảng 250 mg/ngày, tăng dần cho đến lúc sinh, khi chuyển dạ, nồng độ progesterone có thể dao động trong khoảng 100-300 ng/mL.
Chức năng
Tên gọi progesterone xuất phát từ cụm từ “pro-gestation hor-mone (nội tiết hỗ trợ thai kỳ).
🪺Giai đoạn làm tổ
🪺Từ ngay sau khi có phóng noãn bắt đầu giai đoạn hoàng thể, progesterone cùng với estrogen tạo nên những biến đổi về cấu trúc và chức năng của nội mạc tử cung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nội mạc tử cung chấp nhận phôi.
🪺Sự biệt hóa về cấu trúc và chức năng của nội mạc tử cung dưới tác động chủ yếu của progester-one còn có tác dụng tạo điều kiện tối đa cho phôi di chuyển, bám dính vào nội mạc tử cung và làm tổ.
🪺Những thay đổi này bao gồm: nội mạc tử cung dày lên, phát triển các mạch máu dài và thẳng, biểu mô tuyến tiết ra các yếu tố tăng trưởng (growth factors), các phân tử kết dính tế bào (CAMs) có chức năng tạo môi trường thích hợp cho phôi phát triển.
🪺Phôi làm tổ trong một khoảng thời gian rất hẹp gọi là cửa sổ làm tổ của phôi. Thông thường, cửa số làm tổ diễn ra vào khoảng 5-6 ngày sau phóng noãn, trong khi đó hCG xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 sau phóng noãn và hCG có tác dụng kích thích hoàng thể chế tiết proges-terone. Do đó, trong giai đoạn làm tổ, progesterone là nội tiết tố quan trọng giúp phôi tồn tại và phát triển.
🌱Giai đoạn thai sớm
🌱Trong giai đoạn này, progesterone có tác dụng chủ yếu là ức chế miễn dịch của mẹ, đây là một trong những tác dụng quan trọng của progesterone.
🌱Cùng với hCG, progesterone ức chế hoạt động của T-lymphocyte, chống lại sự đào thải phôi bào.
🌱Trong khoảng 5-6 tuần đầu, hCG kích thích hoàng thể tiết khoảng 25mg pro-gesterone và 0,5mg estradiol mỗi ngày.
📈Quá trình phát triển của thai
📈Ngay từ khi phóng noãn, progesterone đã phát huy tác dụng làm giảm co thắt của tử cung. Progesterone ức chế giải mã các gen của protein liên quan đến co thắt cơ tử cung (CAPs) và ức chế hoạt động estrogen tại cơ tử cung. Ngoài ra, progesterone còn giảm các tác nhân gây co thắt tử cong bằng cách ức chế Ca2+ nội bào và tăng cAMP nội bào, ảnh hưởng đến hoạt động của thụ thể oxytocin.
📈Trong giai đoạn trước 32 tuần, progesterone còn có tác dụng ức chế hình thành và hoạt động của prostaglandin
Progesterone còn hoạt động như chất nền của tuyến thượng thận thai nhi trong hoạt động sản xuất glucocorticoid và mineralcorticoid.
❗️Trong dự phòng sẩy thai và sinh non, sử dụng progesterone đã được chứng minh là có hiệu quả. Nếu cần bổ sung progesterone cho thai ở giai đoạn sớm, liều thường dùng cần bắt đầu từ 100 mg/ngày (tương đương 10 ng/mL trong máu mẹ). Trong dự phòng sinh sớm, progesterone có thể được chỉ định sử dụng liên tục đến tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ, mục tiêu là giữ cho tử cung không co thắt đến khi thai trưởng thành trong những trường hợp nguy cơ cao.
🧏♀️ Hiện tại, sản phẩm Progesterone được các bác sĩ tư vấn sử dụng phổ biến nhất cho mẹ bầu là Utrogestan và Duphaston. Hai sản phẩm này cũng phổ biến trên thị trường với giá thành hợp lý.
Theo bạn, với những trường hợp cần bổ sung progesterone trong giai đoạn sớm của thai kỳ, đến khi nào có thể ngưng được?
Tài liệu tham khảo: Lê Tiểu My, Nội tiết thai kỳ, Sinh lý nội tiết sinh sản, Nội tiết sinh sản, Nhà xuất bản Y Học, 61-64