Chia sẻ về
Bệnh chikungunya và virus chikungunya
Mong nhận được góp ý xây dựng từ các bạn
1.Tổng Quan:
Vi rút Chikungunya là một loại vi rút RNA thuộc giống alphavirus của họ Togaviridae, có thể lây sang người qua vết đốt của muỗi mang bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm trùng là sốt và đau khớp. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm nhức đầu, đau cơ, sưng khớp hoặc phát ban.
Các đợt bùng phát đã xảy ra ở các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Mặc dù, vi rút chikungunya lần đầu tiên được xác nhận từ năm 1952 tại miền nam Tanzania, đến cuối năm 2003 những ca nhiễm bệnh bùng nổ và được ghi nhận ở châu Mỹ trên các hòn đảo ở Caribe. Có nguy cơ vi-rút sẽ được du nhập vào các khu vực mới bởi những du khách bị nhiễm bệnh.
Không có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc để điều trị nhiễm vi-rút chikungunya. Du khách có thể tự bảo vệ mình bằng cách phòng tránh muỗi đốt. Khi đi du lịch đến các quốc gia có vi rút chikungunya, hãy sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc áo dài tay và quần dài, và ở những nơi có máy điều hòa nhiệt độ hoặc sử dụng cửa sổ và cửa ra vào.
2.Triệu chứng:
Hầu hết những người bị nhiễm vi rút chikungunya sẽ phát triển một số triệu chứng. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 3-7 ngày sau khi bị muỗi mang bệnh cắn.
Phổ biến nhất là sốt và đau khớp. Các triệu chứng khác có thể bao gồm nhức đầu, đau cơ, sưng khớp hoặc phát ban.
Bệnh Chikungunya thường không dẫn đến tử vong, nhưng các triệu chứng có thể nghiêm trọng và gây tàn phế. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy tốt hơn trong vòng một tuần. Ở một số người, cơn đau khớp có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Những người có nguy cơ cao chuyển biến bệnh nặng hơn ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi (≥65 tuổi) và những người mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường hoặc bệnh tim, nhưng rất hiếm trường hợp báo cáo tử vong.
Khi người đã bị nhiễm bệnh có khả năng cao sẽ không bị tái nhiễm trong tương lai.
3.Chẩn đoán:
Các triệu chứng của bệnh chikungunya tương tự như của bệnh sốt xuất huyết và Zika, các bệnh khác cũng gây ra bởi cùng một loại muỗi mang vi rút chikungunya.
Nếu gặp các triệu chứng được mô tả ở trên và đã đến thăm một khu vực nơi phát hiện thấy chikungunya, nên đi xét nghiệm và cung cấp lịch trình du lịch.
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để tìm chikungunya hoặc các loại vi rút tương tự khác như sốt xuất huyết và Zika.
4.Phân bố: (xem hình)
5.Giải thích cơ chế lây nhiễm của bệnh Chikungunya: (xem hình)
Muỗi Aedes là vector quan trọng các bệnh gây ra bởi arboviruses, chẳng hạn như Chikungunya. Loài truyền bệnh chính của những virus này là Aedes aegypti và Ae. albopictus, hiện diện nhiều ở vùng nhiệt đới và hầu như tất cả trên các nơi trên thế giới. Nghiên cứu về đặc điểm cơ bản của vector này cần thiết để biết về sự lây truyền của vi rút.
Chỉ muỗi cái là có khả năng để truyền qua vật chủ vì chúng là loài hút máu. Ngoài ra, mỗi hệ vi sinh vật về cơ bản sẽ thể hiện lây nhiễm vi rút khác nhau. Vi sinh vật có thể điều chỉnh lượng virus truyền từ muỗi, ví dụ như các vi khuẩn chi Wolbachia có khả năng của việc ngăn chặn virus lây nhiễm, hoặc sinh vật đơn bào của các loài Ascogregarina lại có khả năng của tạo điều kiện vi rút truyền giữa muỗi và ấu trùng.
Các đặc điểm sinh học của muỗi thể hiện khả năng lây truyền của các vi rút vào vật chủ, vì trong dịch chứa nhiều chất có hiệu ứng sinh học, ví dụ như chất điều hòa miễn dịch và chất chống đông máu và khả năng quyết định các tương tác của vật chủ đối với vi rút, can thiệp vào khả năng gây bệnh và độc lực của nó. Thông tin về các vectơ Aedes chikungunya đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các phương pháp mới chống các loại vi rút lây truyền.
5.Điều trị:
Hiện nay chưa có vaccine ngăn ngừa hay thuốc điều trị cho bệnh chikugunya. Cho đến nay, đã có các vaccine chikugunya đang được thử nghiệm pha I hoặc pha II cho thấy tiềm năng, các vaccine này thuộc các nhóm khác nhau bao gồm vaccine bất hoạt (inactivated vaccine), vaccine tiểu phần (subunit vaccine), vaccine nhược độc (live-attenuated vaccine), vaccine tái tổ hợp (recombinant virus-vectored vaccine), vaccine vỏ virus (virus-like particle vaccine), vaccine khảm (chimeric vaccine) và vaccine nucleic acid. Chẳng hạn, Vogl et al., 2013 , Saraswat et al., 2016 đã nỗ lực tối ưu hệ thống biểu hiện nấm men Pichia pastoris để phát triển vaccine vỏ virus cho chikugunya. Goyal et al., 2018 đã phát triển mRNA vaccine dựa trên chỉnh sửa mRNA mã hoá cho cấu trúc polyprotein của virus chikugunya, vaccine này đã cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt trên chuột.
Khi bị nhiễm chikugunya, chỉ được điều trị triệu chứng:
-
Cho nghỉ ngơi đầy đủ.
-
Uống nhiều nước để tránh mất nước.
-
Giảm đau và hạ sốt bằng các thuốc như acetaminophen hoặc paracetamol.
-
Không sử dụng aspirin và các loại thuốc kháng viêm non-steroid.
-
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng các thuốc khác.
-
Nếu bị nhiễm chikugunya, tránh bị muỗi đốt trong tuần đầu tiên mắc bệnh để tránh truyền virus từ muỗi cho người khác.
Biên dịch: Nguyễn Việt Nhựt Quang, Trương Hoàng Thiện, Đặng Thị Trâm
Mentor: Võ Đức Duy, Ph.D.
TLTK:
-
Monteiro VVS, Navegantes-Lima KC, de Lemos AB, da Silva GL, de Souza Gomes R, Reis JF, Rodrigues Junior LC da Silva OS, Romão PRT and Monteiro MC (2019). Aedes–Chikungunya Virus Interaction: Key Role of Vector Midguts Microbiota and Its Saliva in the Host Infection.
Gao, S., Song, S., & Zhang, L. (2019). Recent Progress in Vaccine Development Against Chikungunya Virus. Frontiers in microbiology, 10, 2881. https://doi.org/10.3389/fmicb.2019.02881
Nguồn: TS. Phạm Đức Hùng
Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam.