[VYPO] Ca bệnh hiếm gặp – Thảo luận lâm sàng tại BV 103

Rate this post

CA BỆNH HIẾM GẶP – THẢO LUẬN LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN 103

Tác giả: BS. Phan Truc

Sáng thứ Năm ngày 26 tháng 3 năm 2020 đã có 1 buổi thảo luận lâm sàng đặc biệt tại Bộ môn – Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Quân y 103.

Chủ trì buổi thảo luận là PGS.TS Hoàng Vũ Hùng, chủ nhiệm Bộ môn.

Sự đặc biệt của ca bệnh này là ở chỗ bệnh nhân mắc sốt rét do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium ovale. Bệnh nhân sốt rét hiện nay ít gặp, nhất là khu vực Hà Nội. Nhưng sốt rét do Plasmodium ovale thì rất hiếm gặp. Theo thầy Hùng thì từ khi Bộ môn – Khoa Truyền nhiễm chưa từng gặp ca sốt rét nào do Plasmodium ovale, đây là trường hợp đầu tiên.

TIỀN SỬ DỊCH TỄ

• Bệnh nhân nam, 39 tuổi.
• Tháng 6 – 2017, bệnh nhân đi công tác ở châu Phi, trong đó có Cộng hòa Trung Phi là nơi dịch sốt rét lưu hành. Ước tính có tới 50% nhân viên Liên Hiệp Quốc công tác tại đây bị nhiễm sốt rét.
• Tháng 3 – 2018, BN có cơn sốt rét đầu tiên. Sau đó được điều trị ổn định.
• Tháng 6 – 2018, BN rời khỏi vùng sốt rét.

TRIỆU CHỨNG

Ngày 11 – 3 – 2020 (N1), có cảm giác ớn lạnh, sốt nhưng đo nhiệt độ bình thường. Sau đó từ N3 bắt đầu sốt. Tiếp đó có cơn sốt rét (rét run, sốt nóng và vã mồ hôi), sốt cách nhật.

Vào BV 105. Xét nghiệm KST SR 3 lần đều âm tính với Pf và Pv. Test với virus Dengue (-). Được điều trị kháng sinh nhưng không đỡ.

Ngày 20 – 3 – 2020 (N9), vào BV 103.
• Các hội chứng, triệu chứng: HC nhiễm trùng nhiễm độc; HC gan lách to. Không có HC thiếu máu.
• Chẩn đoán ban đầu nhiễm khuẩn huyết. Điều trị không thuyên giảm, vẫn sốt cách nhật.
• Các chẩn đoán phân biệt khác: sốt rét, nhiễm VR đường hô hấp cấp, nhiễm rickettsia.
• Ngày 24 – 3 – 2020, được xét nghiệm sốt rét. Test nhanh 2 lần đều âm tính với Pf và Pv. Dàn lam máu, nhuộm Giemsa, soi tìm thấy KSR SR, hình ảnh Pv. Real-time PCR với 5 cặp mồi sốt rét cho kết quả dương tính với Plasmodium ovale.

Các hình ảnh xét nghiệm có thể tham khảo ở
https://facebook.com/story.php?story_fbid=525634075011304&id=283976519177062

ĐIỀU TRỊ

Cắt cơn và tiệt căn: Chloroquine (4-4-2) và Primaquine.

HIỆN TẠI (Ngày 26 – 3 – 2020): ngày 16 của bệnh.

Chẩn đoán xác định: Sốt rét tái phát, thể thông thường do Plasmodium ovale.

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI VIẾT

Bệnh sốt rét hiện đang được đẩy lùi ở Việt Nam nên dễ bị bỏ qua. Do đó, cần lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ của bệnh nhân có sốt mà không tìm được các nguyên nhân khác.

Xét nghiệm tìm ký sinh trùng: là căn cứ quan trọng trong chẩn đoán, nhất là trường hợp bệnh không điển hình.

• Test nhanh có thể âm tính nếu mầm bệnh không nằm trong phạm vi phát hiện, ví dụ như trường hợp này thì test nhanh có thể phát hiện được Pf và Pv, trong khi bệnh nhân nhiễm P.ovale. Kể cả bệnh nhân nhiễm Pf hay Pv thì khả năng âm tính giả vẫn xảy ra.
• Dàn lam máu, nhuộm Giemsa tìm ký sinh trùng sốt rét: là TIÊU CHUẨN VÀNG. Cho phép định loại, đánh giá mức độ nhiễm và đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, khả năng định loại còn hạn chế. Nếu mật độ ký sinh trùng thấp có thể có âm tính giả. Các điều tra cho thấy soi kính hiển vi có độ nhạy cao hơn test nhanh.
• Sinh học phân tử: có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn 2 phương pháp trên rất nhiều. Tuy nhiên, chi phí cao, chỉ một số nơi thực hiện được, không có ý nghĩa thực tiễn trong theo dõi đánh giá hiệu quả điều trị hàng ngày.

Nguồn: Xét nghiệm Ký sinh trùng

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …