[VYPO] Hoại tử ngoại biên đối xứng (SPG)

Rate this post

HOẠI TỬ NGOẠI BIÊN ĐỐI XỨNG (SPG) LÀ GÌ

Đây là một trường hợp thần kì về y học lẫn về nghị lực của bệnh nhân.

https://vnexpress.net/cuoc-doi-moi-cua-nguoi-me-mat-tu-chi-…

Bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng và nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, được bác sĩ cứu chữa tính mạng thành công, nhưng vẫn không tránh được việc mất chi. Bệnh nhân trẻ xuất viện với cuộc đời mới là mất tứ chi, nhưng với nghị lực cô vẫn có thể bắt đầu một cuộc đời mới, có thể tự chủ, có thể nuôi con, có thể kiếm được tiền ít và vui vẻ… điều mà không phải ai cũng làm được

Về mặt kiến thức Y học, mình xin giới thiệu với các bạn tình trạng hoại tử ngoại biên đối xứng (SPG), nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng hoại tử chi như ở bệnh nhân này mà các bạn hay thấy ở bệnh nhân nhiễm trùng nặng và sử dụng thuốc vận mạch liều cao.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản

VẬY SPG LÀ GÌ?

Hoại tử ngoại biên đối xứng (SPG – symmetrical peripheral gangrene) là hội chứng lâm sàng hiếm gặp, đặc trưng bởi thiếu máu phần xa của chi 2 bên dẫn đến hoại tử mà không có tắc nghẽn mạch máu lớn. Bệnh nhân thường có tỉ lệ tử vong cao từ 40%-70%.
Đây là hậu quả của tắc và co các vi mạch dẫn đến hoại tử da và DIC. Cơ chế tắc mạch chưa được rõ, DIC được coi là con đường bệnh sinh chính của SPG.
Hầu hết các bệnh nhân SPG là có nhiễm khuẩn huyết, một số bệnh nhân được ghi nhận phải sử dụng thuốc vận mạch liều cao.

CHẨN ĐOÁN
Dấu hiệu đầu tiên là lạnh, tím, tái, đau, sau đó tiến triển thành tím các đầu chi, hoại tử.
Bắt mạch ngoại biên vẫn bắt được dù tím đầu chi xảy ra vì sự lan truyền của các mạch máu lớn hơn.
Siêu âm Doppler mạch máu không thấy các động mạch ngoại biên lớn bị huyết khối. Hoại tử chi thường tác động chi dưới trước chi trên. Tổn thương có thể lan đến xương.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
-Hoại tử thiếu máu chi có mạch và không có mạch (do tắc động mạch lớn)
-Hai hội chứng hoại tử thiếu máu chi có mạch (ischemic limb gangrene with pulses): SPG và Hoại tử chi do tắc tĩnh mạch.

Advertisement

ĐIỀU TRỊ:
-Chặn sự hình thành huyết khối (kháng đông heparin – thận trọng)
-Bổ sung các thành phần đông máu mà bệnh nhân thiếu (protein S, protein C, antithrombin)
-Hạn chế sự giảm tưới máu ngoại biên (tích cực điều trị sốc, giảm/ tránh thuốc vận mạch)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-Rudolph A.Cartier, Symmetrical Peripheral Gangrene.
-Dan L.Longo, Ischemic Limb Gangrene with Pulses

Nguồn: Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam.

Giới thiệu khanhlinh29

Mình là Khánh Linh, sinh viên Y khoa. Hi vọng những bài đăng của mình có thể giúp ích cho mọi người!

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …