𝐁Ạ𝐍 𝐂Ó 𝐁𝐈Ế𝐓 𝐀𝐕𝐍𝐑𝐓/𝐒𝐕𝐓?

Rate this post

𝐁Ạ𝐍 𝐂Ó 𝐁𝐈Ế𝐓 𝐀𝐕𝐍𝐑𝐓/𝐒𝐕𝐓?

𝐀𝐕𝐍𝐑𝐓 (𝐀𝐭𝐫𝐢𝐨𝐯𝐞𝐧𝐭𝐫𝐢𝐜𝐮𝐥𝐚𝐫 𝐧𝐨𝐝𝐚𝐥 𝐫𝐞-𝐞𝐧𝐭𝐫𝐚𝐧𝐭 𝐭𝐚𝐜𝐡𝐲𝐜𝐚𝐫𝐝𝐢𝐚) 𝐯à 𝐒𝐕𝐓𝐬 (𝐒𝐮𝐩𝐫𝐚𝐯𝐞𝐧𝐭𝐫𝐢𝐜𝐮𝐥𝐚𝐫 𝐭𝐚𝐜𝐡𝐲𝐜𝐚𝐫𝐝𝐢𝐚𝐬)

Nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại nút nhĩ thất AVNRT và Nhịp nhanh kịch phát trên thất SVTs là một và giống nhau. Tuy nhiên, chúng có thể dùng để mô tả bất kỳ rối loạn nhịp nhanh nào có nguồn gốc bên trên Bó His

AVNRT/SVT

Là nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng hồi hộp (ở người có cấu trúc tim bình thường) thường khởi kích bởi caffein, gắng sức, uống rượu, thuốc đồng vận beta hoặc kích thích giao cảm. Tình trạng này không gây tử vong ngay cả ở những người mắc bệnh lý về tim.
Điều này gây ra bởi nút nhĩ thất hoặc tâm nhĩ và thường dẫn tới nhịp tim nhanh (140 – 280 lần/phút) với phức bộ QRS hẹp (< 0,12s = 3 ô nhỏ) trừ khi có vấn đề khác đi kèm.
Sóng P có thể nhìn thấy được, P đảo ngược đi trước hoặc đi sau QRS ở chuyển đạo DII, DIII, avF. Nó cũng có thể ẩn vào trong phức bộ QRS.

SVT có thể được phân loại theo:

Nguồn gốc và tính đều đặn

– Tâm nhĩ
– Nhĩ thất
– Vòng vào lại nút nhĩ thất (AVNRT)
– Vòng vào lại nhĩ thất (AVRT)
– Nhịp nhanh bộ nối do tăng tự động tính

Điều trị:

Phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý tim và ECG trước đó. Điều trị bao gồm nghiệm pháp cường phế vị: xoa xoang cảnh, Valsalva, tốt nhất ở tư thế Trendelenberg (tuy nhiên những điều này chống chỉ định ở người có tụt huyết áp).
– Điều trị bằng thuốc cắt cơn có thể dùng nhóm thuốc làm chậm dẫn truyền qua nút nhĩ thất như Adenosin. Tránh tái phát bằng cách sử dụng thuốc chẹn kênh canxi, chẹn beta và amiodarone. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc hoặc bị rối loạn huyết động thì sốc điện chuyển nhịp đồng bộ trực tiếp được áp dụng. Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thường quy có thể triệt đốt qua catheter.
Tác giả: ThS BS Nguyễn Văn Long
Xin cảm ơn đến tác giả ThS BS Nguyễn Văn Long đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!
Advertisement

Giới thiệu tranthinhuquynhni051003

Check Also

Ca hình ảnh học 46: Gãy hay không gãy xương bánh chè?

Ca hình ảnh học 46 Gãy hay không gãy xương bánh chè? Tiền sử có …