[Chia sẻ] Hậu Covid- chữa ho kéo dài?

Rate this post
HẬU COVID: CHỮA HO KÉO DÀI?
=========================
⚠ Lưu ý: Đây chỉ là bài viết của bác sĩ Xquang hạng 3, để tham khảo, không phải bài viết khuyến cáo cách điều trị, không dành cho người ngoài ngành y, nên tôi không chịu trách nhiệm với bất cứ ai tự ý áp dụng cách chữa từ bài viết này!
Đây là những quan điểm của cá nhân tôi.
Hậu Covid-19, với triệu chứng ho kéo dài, kèm với đó là một loạt các triệu chứng khác như hụt hơi, tức ngực, mệt mỏi, đau mỏi chi, mất ngủ, suy giảm nhận thức và xuất hiện các nốt mẩn ngứa trên da; theo tôi đó có thể coi là một tình trạng bệnh mới.
Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, khoảng 2/3 số bệnh nhân nhập viện có di chứng hậu Covid trong vòng 6 tháng. Trong số những bệnh nhân nhập viện ở California, Huang và cộng sự báo cáo 11% số ca có di chứng hậu Covid ít nhất 6 tháng.
Tôi theo dõi những bệnh nhân bị ho.
Nhóm bệnh nhân tôi quan sát sẽ không bao gồm những trường hợp ho do bị di chứng xơ phổi thấy rõ trên Xquang hoặc CT ngực, hoặc ho do trào ngược dạ dày thực quản.
Và tôi nhận thấy bệnh nhân có một số đặc điểm chung.
✓ Cảm giác: Như có cục đờm, dịch nhày phía sau cổ họng, gây nhột ở cổ họng, ngứa ngáy muốn ho, nếu cố nhịn cũng được, nhưng cứ nghĩ đến là muốn ho, càng nói nhiều càng ho tăng lên.
✓ Ho cơn: Thường là xuất hiện cơn ho ở thời điểm cụ thể trong ngày, có người ho lúc tối, có người ho gần sàng, có người ho buổi chiều, có người ho cuối giờ sáng. Thời gian còn lại húng hắng ho. Cơn ho rũ rượi, ho thắt ruột thắt gan, sau cơn ho cảm giác rất mệt và đuối sức.
✓ Ho khan: Nhiếm biến thể Alpha hay Delta hầu hết ho khan không có đờm. Nhiễm biến thể Omicron đa số trường hợp đờm nhưng số lượng rất ít, đờm trong, dính như keo.
Những đặc điểm như vậy, gợi ý cho tôi nghĩ đến khả năng ho sau Covid có thể liên quan đến cơ chế dị ứng, mà cụ thể ở đây có vai trò của tế bào T và tế bào Mast bị rối loạn hậu Covid.
Đầu tiên là tế bào T, một loại bạch cầu bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh, tế bào này tiết ra các histamin mà thụ thể của nó là H1 và H2. Tôi quan sát thất những bệnh nhân uống thuốc kháng histamin thì triệu chứng ho có đỡ, nhưng phải uống kéo dài, không thể cắt được cơn và mức độ ho giảm không nhiều.
Tiếp theo là tế bào Mast, nơi sản sinh ra hàng loạt các chất trung gian hoá học gây viêm, vẫn gọi chung là cytokyne. Tôi cũng quan sát thấy những bệnh nhân uống corticoid, triệu chứng ho có đỡ, nhưng cũng phải uống kéo dài và không cắt được cơn ho.
Tại sao dùng kháng histamin và corticoid đỡ ho không đáng kể?
Tôi cho rằng, Covid-19 là bệnh mới, do virus SARS-CoV-2 mới gây ra, con người chưa có hoặc có nhưng chưa nhiều kháng thể với nó; bởi vậy mà tế bào T sẽ tiết ra nhiều histamin có thể ví như bão, tế bào Mast tiết ra nhiều chất trung gian hoá học tạo bão cytokine. Trong trường hợp bão, thì các thuốc kháng histamin và corticoid, theo tôi chỉ giảm được triệu chứng ho trong ngày, nhưng chỉ cần dừng thuốc tình trạng ho sẽ trở lại như cũ.
Vậy phải điều trị bằng thuốc gì mới đỡ?
Tôi quan sát thấy, trẻ em hiếm gặp ho kéo dài, trong khi sự phổ biến ở người lớn. Về logic cũng như một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ hormone thượng thận Adrenaline ở trẻ em cao hơn người lớn. Cũng tương tự như vậy, những người bị các bệnh như hen, nếu dùng thuốc xịt chứa Adrenaline, sẽ ít bị ho kéo dài hơn.
Ngoài ra, khi hỏi bệnh nhân tôi cũng thấy dấu hiệu ho bị “quên mất” trong một số tình huống liên quan đến hormone tuyến thượng thận Adrenaline. Ví dụ bệnh nhân ở trạng thái hưng phấn, như quan hệ tình dục, nghe người yêu nói chuyện, nhận một tin vui đặc biệt thì sẽ không bị ho tại thời điểm đó. Ngược lại, trạng thái bị ức chế đột ngột, ví dụ như sợ hãi điều gì đó bất chợt, tức giận bức xúc, thì tự nhiên không thấy ho.
Adrenaline là thuốc chống sốc số một!
Cơ chế sốc vẫn là dị ứng, do hàng loạt chất trung gian hoá học tiết ra dưới dạng bão, trong đó có bão histamin và bão cytokine. Adrenaline là thuốc số 1. Nên theo logic, tôi suy luận hoàn toàn có thể sử dụng Adrenaline điều trị ho kéo dài từng cơn, ho rũ rượi.
Kinh nghiệm của tôi trước đây, với những bệnh nhân hậu nhiễm virus, hay hậu cúm, đặc biệt cúm mùa H7N9 khá nặng sẽ để lại di chứng ho kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, tôi dùng Adrenaline khá hiệu quả.
✌ Cách dùng Adrenaline thế nào?
Vấn đề của ho kéo dài hậu Covid, theo tôi, vẫn là tổn thương tại chỗ vùng mũi họng, do bão histamin và cytokine. Vì thế mà tôi ưu tiên dùng thuốc Adrenaline nhưng nhỏ tại chỗ. Thuốc chủ yếu tập trung vào vùng họng. Nhưng còn tuỳ theo tổn thương, ví dụ cuốn mũi phì đại và khoang mũi hẹp làm cho bệnh nhân ngạt mũi và mất ngửi, hay tổn thương hệ thống xoang, hay chỉ đơn thuần vùng họng bị kích thích, mà tôi có kĩ thuật nhỏ khác nhau.
✓ Chuẩn bị: Một ống thuốc Adrenaline 1mg/1mL + Một bơm kim tiêm 1mL + Một kim lấy thuốc = 8.000 đồng (tám nghìn đồng).
✓ Lấy thuốc vào xi lanh.
✓ Nhỏ thuốc tuỳ từng tổn thương: Nếu bệnh nhân chỉ bị kích ứng vùng họng gây ho, thì để nằm ngửa, cằm hơi cao vừa phải, nhỏ vào hai bên mũi với hướng xi lanh ra ngoài để thuốc chảy từ thành ngoài vào họng. Bệnh nhân phì đại cuốn mũi, lỗ mũi hẹp gây ngạt mũi, mất ngửi, thì mỗi bên lỗ mũi tôi nhỏ bằng cách cho đầu nghiêng sang bên đối diện để thuốc chảy trong cuốn mũi. Nếu bệnh nhân có tổn thương xoang, thì để ngửa đầu tối đa, để thuốc xộc lên cả hệ thống xoang mặt. Nhỏ thử ¼ xi lanh, nếu bệnh nhân thấy xộc lên toàn bộ vùng mặt đồng thời cảm thấy thuốc đã vào đến vùng họng, thì dừng lại chuyển nhỏ mũi bên đối diện ¼ xi lanh nữa. Sau đó nằm đợi 20-30 phút lại nhỏ tiếp như vậy. Trường hợp nhỏ ¼ xi lanh mà bệnh nhân không thấy xộc nhiều và chưa vào họng, thì bơm mạnh ¼ xi lanh, sau đó chuyển sang mũi bên kia bơm mạnh ½ xi lanh để thuốc chảy sâu vào họng.
✓ Sau nhỏ thuốc: Bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi 30 phút.
✓ Số lần nhỏ: Ngày có thể nhỏ 1 – 2 lần, thời điểm nhỏ trước khi xuất hiện các cơn ho nhiều khoảng 1 tiếng, nhỏ trong 3 ngày liên tiếp. Những trường hợp nhỏ sau một ngày, hoặc hai ngày đã khỏi, thì có thể không cần nhỏ tiếp.
✌ Dùng thuốc kèm theo.
Với những trường hợp ho quá nặng, để tiếp tục giảm histamin và các cytokine, tôi cho bệnh nhân uống thêm corticoid trong khoảng 7-10 ngày, liều bậc thang. Cũng có thể sử dụng kháng histamin thay cho corticoid. Với những trường hợp ho không quá nặng, cơ địa không có tiền sử dị ứng, thì tôi cũng không cần phải cho uống. Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu của bội nhiễm, tôi cho dùng thêm kháng sinh, chú ý là kháng sinh cũng rất quan trọng vì không thể chờ tự khỏi được.
✌ Kết quả như thế nào?
Ngay khi nhỏ, bệnh nhân cảm thấy xuộc toàn bộ vùng họng và xoang, thông thoáng và nhẹ hẳn, tình trạng mất ngửi có thể trở lại bình thường, cảm giác ngứa khó chịu với cục đờm ở họng cũng hết.
Hết ho hoặc chỉ húng hắng vài tiếng trong ngày.
Nhưng đến ngày hôm sau tình trạng ho quay trở lại, mới chỉ đỡ được khoảng 30%, nên cần nhỏ thêm, nhỏ như vậy đến ngày thứ ba thì đỡ được 90%.
Điều trị corticoid, hoặc kháng histamin, cùng với kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn nếu có, thì đa số bệnh nhân hết ho sau 7-10 ngày, có thể đến hai tuần mới hết.
Các triệu chứng khác nếu bản chất là hậu quả của dị ứng đi kèm với ho như hụt hơi, tức ngực, mệt mỏi, đau mỏi chi, mất ngủ, suy giảm nhận thức, các nốt mẩn ngứa trên da; sau khi nhỏ Adrenaline cũng biến mất hầu hết.
Những bệnh nhân tôi điều trị đều là bạn bè thân quen, cùng người nhà của họ, đến nay tôi đều thành công. Không ai thuộc diện chống chỉ định với Adrenaline. Đa số cho rằng, cách nhỏ thuốc này thực sự hiệu quả, thậm chí là bất ngờ khi trước đó ho rũ rượi quá mệt mỏi, nhưng sau đó khoẻ mạnh như bình thường.
🙏 ĐỒNG HÀNH CÙNG TÔI
Về cơ chế Covid gây dị ứng, tôi tìm đọc đã có một số tác giả trên thế giới trình bày, phần tài liệu tham khảo tôi để trong cmt đầu tiên của bài này.
Nhỏ Adrenaline điều trị ho hậu Covid trên thế giới chưa có ai làm.
Ở nước ta cũng vậy, tôi chưa thấy ai thực hiện, ngoại trừ một người là bạn rất thân của tôi. Anh là Tiến sĩ Lê Tuấn. Một chuyên gia miễn dịch dị ứng, chuyên gia bệnh da liễu, cũng là chuyên gia làm đẹp da cho chị em phụ nữ; anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Nhật Bản.
Hai chúng tôi có chung một sở thích, đó là những ngày nghỉ cuối tuần, cùng với mấy người bạn nữ duyên dáng, đi lang thang khám phá những vẻ đẹp hoang dã mà chưa ai khám phá.
Có một lần trong nhiều lần như thế, tôi và anh Tuấn cùng mấy bạn rủ nhau đi leo núi. Con đường trên núi bị cỏ dại um tùm. Những cây to che khuất bầu trời, những tảng đá chắn kín lối đi, mơ hồ, ngắt quãng, mọi hướng không rõ ràng.
Chúng tôi đã đi chệch khỏi con đường theo kế hoạch.
Tôi không thể tìm thấy con đường ban đầu, anh Tuấn cũng vậy, cả nhóm đều không tìm nổi. Vì vậy chúng tôi phải mở một con đường trên núi. Một bước chân thấp, một bước chân cao, bảy tám bước rồi mười bước, cứ thế dò dẫm và thử nghiệm. Cuối cùng chúng tôi tìm thấy một khe nước nhỏ. Đi xuôi dòng, chúng tôi gặp một hồ nước rộng, nắng chiếu trên mặt nước dưới lá, lá xuyên qua nắng, trời và nước lốm đốm bóng lung linh. Trong khoảnh khắc, tất cả chúng tôi đều sững sờ, bởi một vẻ đẹp hiện ra như thiên đường trước mắt.
Nhìn về phía trước, chúng tôi vẫn chẳng thấy con đường nào, chỉ thấy thác nước đẹp mê hồn. Quay ngược lại chúng tôi thấy những con đường cũ. Đó là những con đường thân quen, chúng tôi sẽ phải quay về bằng con đường đó, nhưng chẳng ai phàn nàn về con đường vừa mới đi qua, vì mọi người đều vui khi nhìn thấy một cảnh đẹp lạ kì đến như vậy.
Advertisement
Câu chuyện điều trị ho kéo dài hậu Covid cũng vậy.
Anh Tuấn đã bị nhiễm Covid, anh ho dai dẳng kéo dài, ho đến nỗi xấu hổ không dám gặp chúng tôi. Những đêm mất ngủ, nằm nhìn qua cửa sổ ngắm sao trời, anh cứ suy nghĩ và suy nghĩ. Là một chuyên gia miễn dịch dị ứng nên suy nghĩ của anh cũng khác. Anh lục đục ngồi dậy, bẻ một ống Adrenaline, cứ nhìn vào nó chằm chằm. Đêm cuối cùng của tháng 12 âm lịch, gòi là đêm trừ tịch, bầu trời tối đen như âm hộ chị Dậu trong xó nhà, nó tác động mạnh đến giác quan của anh Tuấn. Và anh ngửa cổ, hít luôn nửa ống Adrenaline, thật kì lạ, cơn ho biến mất.
Anh hít nốt nửa ống còn lại và chìm vào giấc ngủ.
Đón xuân Nhâm Dần, chỉ một khoảnh khắc với ống Adernaline, đã làm cho anh Tuấn vui như chưa bao giờ được vui. Bà giúp việc mất ngửi. Lại thêm những cơn ho hành hạ, sau tết từ quê lên, anh Tuấn đã nhỏ và kết quả cũng rất kì diệu.
Anh chia sẻ với tôi những điều anh trải nghiệm.
Tôi chưa bị Covid, nhưng quá khứ đã có những lần nhiễm virus, hay bị cúm mùa, tôi dễ bị ho kéo dài, đã có những lần cũng phải hít Adernaline như anh Tuấn. Bản thân tôi chỉ là bác sĩ Xquang hạng 3, không phải là bác sĩ điều trị lâm sàng, không phải là chuyên gia điều trị Covid, kiến thức của tôi cũng hạn hẹp. Bởi vậy, nhờ có kiến thức và trải nghiệm của anh Tuấn, cũng làm cho tôi tự tin hơn, nên tôi quyết định viết bài này để chia sẻ, có xin phép anh Tuấn và được sự đồng ý.
Bài viết của tôi chỉ đơn giản là chia sẻ một chút trải nghiệm.
Chúng tôi chỉ mong đồng nghiệp, là những chuyên gia bệnh truyền nhiễm, chuyên gia lâm sàng, chuyên gia miễn dịch dị ứng, chuyên gia vi sinh hay các lĩnh vực liên quan như dược lí chẳng hạn, nếu ai có thời gian đọc bài viết này, xin bình luận và góp ý cho chúng tôi để mong có thêm sự hiểu biết.
Bài viết không phải là khuyến cáo phương pháp điều trị.
Nên tôi xin được nhắc lại, những người không phải là bác sĩ không tự ý điều trị theo cách tôi đưa ra trong bài viết này, bác sĩ cũng chỉ đọc tham khảo cho vui, thế giới và Việt Nam cho đến giờ tôi và anh Tuấn chưa tìm thấy bất cứ tài liệu nào hướng dẫn cách điều trị như thế. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với bất cứ ai tự áp dụng phương pháp như trong bài viết. Tôi cũng muốn nhấn mạnh, Adrenaline là thuốc độc bảng A, một số trường hợp chống chỉ định.
Trong thực hành y khoa, một căn bệnh sẽ có nhiều con đường điều trị, mà chúng tôi gọi là những phác đồ, rất quen thuộc. Ho kéo dài hậu Covid cũng có nhiều con đường như thế. Nhưng tôi và anh Tuấn vẫn cảm thấy bị lạc bước. Đó là lí do chúng tôi chọn con đường vòng. Con đường vòng của chúng tôi, đã trở thành trải nghiệm đẹp đẽ, nên xin phép được chia sẻ với đồng nghiệp.

Giới thiệu Huỳnh Ngọc Diễm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …