[Medscape] Nghiên cứu cho thấy vắc-xin COVID không gây ra mất thính giác đột ngột

Rate this post

Các báo cáo không qua nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa vắc-xin COVID-19 với tình trạng mất thính giác đột ngột ở một số người. Nhưng một nghiên cứu mới khác đã không tìm thấy bằng chứng cho mối liên hệ như vậy với bất kỳ mũi tiêm nào trong số ba mũi tiêm đã được phê duyệt.

Phân tích dữ liệu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Hệ thống báo cáo biến cố bất lợi (VAERS) cho thấy tỷ lệ mất thính lực đột ngột khởi phát không tăng lên – và thậm chí có thể thấp hơn một chút so với dự kiến – trong vài tuần đầu tiên sau khi nhận được các mũi tiêm.

“Chúng tôi không tìm thấy dấu hiệu nào” – Eric J.Formeister, bác sĩ, MS, một nhà thần kinh học tại trường Y John Hopkins, Baltimore, Maryland, và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu của Hoa Kỳ, nghiên cứu được xuất hiện vào 24 tháng 2 trên tạp chí JAMA Tai Mũi Họng – phẫu thuật Đầu Cổ.

Formeister và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành nghiên cứu để phản hồi các báo cáo về các vấn đề về thính giác, bao gồm mất thính lực và ù tai, xảy ra ngay sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Họ đã phân tích các báo cáo về tình trạng mất thính giác đột ngột, trải qua trong vòng 21 ngày kể từ ngày tiêm chủng, được ghi lại trong VAERS. Bất kỳ ai cũng có thể báo cáo một sự kiện tiềm ẩn cho hệ thống dữ liệu, mà hệ thống dữ liệu này thì không yêu cầu tài liệu y tế hỗ trợ cho trường hợp bất lợi. Để giảm thiểu những chẩn đoán sai có thể xảy ra, Formeister và các đồng nghiệp của ông chỉ xem xét những báo cáo mà có bác sĩ đã chẩn đoán là mất thính lực đột ngột, còn lại 555 trường hợp (305 ở phụ nữ; tuổi trung bình là 54) trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2021.

Chia các báo cáo này cho tổng số liều vắc-xin được sử dụng tại Hoa Kỳ trong thời kỳ đó cho thấy tỷ lệ mắc chứng mất thính giác đột ngột là 0,6 trên 100.000 người, Formeister và các đồng nghiệp của ông đã báo cáo.

Khi các nhà nghiên cứu chia tất cả các trường hợp mất thính lực trong hệ thống dữ liệu VAERS (2170) cho số người đã tiêm hai liều vắc-xin, tỷ lệ mắc tăng lên 28 trên 100.000 người. Để so sánh, các tác giả báo cáo rằng tỷ lệ mất thính giác đột ngột trong dân số Hoa Kỳ là từ 11 đến 77 trên 100.000 người, tùy thuộc vào độ tuổi.

“Không có sự gia tăng nào trong số ca mất thính lực do thần kinh nhận cảm mà có liên quan đến tiêm phòng COVID so với các báo cáo đã công bố trước thời tiêm phòng COVID” – đồng tác giả Elliot D.Kozin, bác sĩ, trợ lí giáo sư về phẫu thuật Tai Mũi Họng – Đầu Cổ ở Đại học Y Harvard, Boston, Massachusetts đã nói với Medscape như thế.

Một dấu hiệu vững chắc khác: các nhà nghiên cứu cho biết, nếu thật sự mất thính giác có liên quan đến vắc-xin, thì họ sẽ thấy số lượng người phàn nàn sẽ tăng tỉ lệ thuận với số lượng mũi vắc-xin được tiêm. Tuy nhiên, nó lại đúng ở điều ngược lại.

“Tỉ lệ báo cáo trên 100,000 liều đã giảm trong suốt thời gian tiêm chủng, cho dù có sự gia tăng đồng thời về số lượng tuyệt đối liều vắc-xin được sử dụng mỗi tuần”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các ca ở 21 người đàn ông và phụ nữ đã bị mất thính giác đột ngột sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, để xem liệu họ có thể phát hiện bất kì dấu hiệu lâm sàng nào liên quan đến những người dễ bị tác dụng phụ hay không. Tuy nhiên, khi tình trạng mất thính lực xảy ra sau khi tiêm liều vắc-xin, họ đã có một loạt các tình trạng đã tồn tại từ trước và nhiều lần, dẫn tới nhóm Formeister kết luận rằng họ không thể tìm thấy dấu hiệu nguy cơ nguy cơ rõ ràng nào.

“Khi chúng tôi kiểm tra bệnh nhân ở một số cơ sở, không có mô hình nào rõ ràng. Nhân khẩu học của bệnh nhân và các phát hiện lâm sàng rất khác nhau,” Kozin nói. Ông nói thêm, giải thích tạm thời về dữ liệu này là không có mối liên hệ nào giữa việc tiêm chủng COVID-19 và tình trạng suy giảm thính lực có thể dự đoán được, mặc dù phân tích đã bao gồm một số lượng nhỏ bệnh nhân.

Michael Brenner, bác sĩ, FACS, phó giáo sư khoa phẫu thuật Tai Mũi Họng – Đầu Cổ tại Đại học Michigan, Ann Arbor, cho biết: “Sự liên kết không nhất thiết phải bao hàm mối quan hệ nhân quả”. Brenner, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết bất kỳ sự mất thính giác nào do vắc-xin COVID-19 gây ra đều có thể do các nguyên nhân khác ngoài việc tiêm.

Advertisement

Nhưng một nghiên cứu thứ hai, cũng được công bố trên tạp chí JAMA Tai Mũi Họng vào ngày 24 tháng 2, cho thấy khả năng có mối liên hệ này. Các nhà nghiên cứu ở Israel đã tìm kiếm sự gia tăng các đơn thuốc steroid được sử dụng để điều trị chứng mất thính lực đột ngột khi việc tiêm vắc-xin Pfizer trở nên phổ biến ở quốc gia đó. Họ kết luận: Vắc-xin có thể liên quan đến việc tăng nhẹ nguy cơ mất thính giác đột ngột, dù vật nguy cơ đó có thể là “rất nhỏ” và lợi ích của việc tiêm chủng “lớn hơn mối liên quan tiềm ẩn” với tác dụng phụ.

Brenner đồng ý. Ông nói: “Các bằng chứng ủng hộ lợi ích sức khỏe cộng đồng rõ ràng của việc tiêm chủng COVID-19, và quy mô của những lợi ích đó làm giảm thiểu các mối liên quan với thính giác, vốn không có ý nghĩa chắc chắn,” ông nói.

Tài liệu tham khảo

AMA Otolaryngology – Head and Neck Surgery. Published online February 24, 2022. doi:10.1001/jamaoto.2021.4414 Full text.

And JAMA Otolaryngology – Head and Neck Surgery. Published online February 24, 2022. doi:10.1001/jamaoto.2021.4278 Full text.

The researchers in both studies reported no relevant financial conflicts of interest.

Nguồn: COVID Vaccines Do Not Trigger Sudden Hearing Loss: Study

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Người dịch: thaongan2509

Hiệu đính: Gia Minh

Giới thiệu thaongan2509

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …