Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em và khi nào cần bổ sung sắt

Rate this post
THIẾU MÁU THIẾU SẮT (TMTS) Ở TRẺ EM VÀ KHI NÀO CẦN BỔ SUNG SẮT?
TMTS là loại thiếu máu phổ biến nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, mà nói toạc móng heo là các nước nghèo, tại các nước này, 50% các trường hợp thiếu máu ở phụ nữ và trẻ em là TMTS. Tỷ lệ TMTS ở trẻ em ở VN cũng rất cao, khoảng 30%, tức là 3 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt.
Sắt là nguyên liệu quan trọng để tuỷ xương sản xuất hồng cầu trong máu. Thiếu sắt ở trẻ em không chỉ có gây thiếu máu, mà còn ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí óc, nhận thức của trẻ em, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của trẻ em.
TRẺ NHƯ THẾ NÀO DỄ BỊ TMTS?
– Trẻ sinh non hay sinh nhẹ cân
– Trẻ em uống sữa bò (không phải sct) hay sữa dê trước 1 tuổi
– Trẻ bú mẹ không được ăn dặm thức ăn giàu sắt sau 6 tháng tuổi
– Trẻ bú sct mà loại sct đó không được bổ sung sắt (hầu hết sct ngày nay đều có bổ sung sắt)
– Trẻ từ 1-5 tuổi mà uống nhiều hơn 700ml sữa bò, dê, đậu nành mỗi ngày
– Trẻ có các bệnh viêm nhiễm mãn tính hay có chế độ ăn đặc biệt (ăn chay)
– Trẻ có chế độ ăn thiếu sắt (thiếu thịt, cá,…)
Ở trẻ sơ sinh, lượng sắt dự trữ được thừa hưởng từ mẹ vào khoảng 75mg/kg, chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Lượng sắt dự trữ này sẽ đủ cho trẻ dùng để tạo máu trong 6 tháng, sau đó trẻ bắt đầu ăn dặm và được bổ sung sắt từ thức ăn kịp thời từ sáu tháng trở lên. Dùng chữ kịp thời là vì ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, từ giai đoạn 4-6 tháng trở đi, sắt từ sữa mẹ không còn đủ nhu cầu cho trẻ. Sắt trong sữa mẹ cao nhất trong tháng đầu, giảm dần tới chỉ còn 0.3mg/L vào lúc 5 tháng (nghĩa là còn rất ít). Dù may mắn là sắt trong sữa mẹ có khả năng hấp thu cao (50%), tuy nhiên vẫn không đủ nhu cầu của trẻ. Cho nên nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn mà không ăn dặm tốt từ 6 tháng sẽ có nguy cơ thiếu sắt cao. Trẻ bú sữa ct thì không có nguy cơ cao thiếu máu trước 1 tuổi vì sct đã có bổ sung sắt khoảng 12 mg/L. Cần lưu ý là chế độ ăn của mẹ không làm thay đổi lượng sắt trong sữa mẹ nên con thiếu sắt mà nghĩ mẹ uống sắt truyền cho con bú qua sữa là quan điểm sai.
Trẻ sinh non, nhẹ cân sẽ có lượng sắt dự trữ ít hơn, lại hay mất máu do các bệnh tật sau sinh, xét nghiệm nhiều nên nguy cơ thiếu sắt cao.
Chế độ ăn của trẻ sau 6 tháng tuổi nên có các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt, cá, hải sản, các loại rau đậm màu… kết hợp với Vit C. Nếu chế độ ăn hợp lý sẽ cung cấp 98% lượng sắt cần thiết cho trẻ từ 6-23 tháng, theo WHO. Nếu trẻ không được ăn chế độ ăn giàu sắt sau 6 tháng tuổi lúc sắt dự trữ đã hết và bú mẹ hoàn toàn thì sẽ có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt sớm.
Vì vậy, tất cả trẻ em nên được tầm soát TMTS trong độ tuổi 9-12 tháng và tiếp tục tầm soát ít nhất mỗi năm một lần nếu có yếu tố nguy cơ kể trên.
TRẺ CON CẦN BỔ SUNG SẮT KHÔNG VÀ BỔ SUNG KHI NÀO?
Trẻ đủ tháng: trẻ bú mẹ hoàn toàn nên bổ sung sắt từ 4 tháng tuổi cho đến khi trẻ có thể ăn 2-3 cử thức ăn giàu sắt. Đây là liều sinh lý có thể tự bổ sung dự phòng, vì đợi tới thiếu rồi mới bổ sung thì không nói làm gì.
Advertisement
Trẻ sinh non: nên được bổ sung sắt từ 2 tuần tuổi cho tới 1 tuổi, sau đó cân nhắc bổ sung thêm nếu có yếu tố nguy cơ
Một trở ngại hay gặp khi điều trị TMTS cho trẻ em là nó tanh, khó uống, hay gây táo bón, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn làm việc tuân thủ quá trình điều trị (3-4) tháng trở nên khó khăn
BỔ SUNG SẮT LOẠI NÀO?
Sắt 2+ (ferrous) là loại sắt cơ thể sử dụng và nên ưu tiên chọn sắt hữu cơ. Ferrolip Baby (Sắt bisglycinate) là loại sắt hữu cơ làm từ sắt 2+ gắn kết với 2 phân tử acid amin glycine (tạo phức chelate) làm mất mùi tanh của sắt. Sự gắn kết này làm giảm các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu tới 4 lần so với ferrous sulfate truyền thống, từ đó giúp trẻ dễ uống hơn và tăng hiệu quả điều trị mà lại ít gây táo bón, khó tiêu. Sắt Ferrolip baby này an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi, liều theo liều sinh lý.
Tóm lại trẻ bú mẹ hoàn toàn nên bổ sung sắt từ 4 tháng cho tới khi có chế độ ăn nhiều sắt. Trẻ sinh non nên bổ sung sắt từ sau sinh cho tới 1 tuổi hoặc tới khi ăn đủ sắt.
                                                                                                                                       P/S: BS. Hung Truong

Giới thiệu Tran Thi Hai Yen

Check Also

[Chia sẻ] Nuôi cún có giúp bảo vệ người nuôi khỏi bệnh tim mạch?

Nuôi cún có giúp bảo vệ người nuôi khỏi bệnh tim mạch? Nghiên cứu ở …