[Medscape] Bổ sung bạch đậu khấu có thể cải thiện A1c nhưng không ảnh hưởng đến cân nặng

Rate this post

Theo một phát hiện sơ bộ từ Iran, việc bổ sung bạch đậu khấu (hay thảo quả) có liên quan đến cải thiện A1C nhưng không gây sụt cân.

Green Cardamom Health Beneficial Controls Diabetes & High Cholesterol Best Spice Supplier - Buy Cardamom Flavour,Cardamom Oil Pure,Cardamom Oil Extract Product on Alibaba.com

Được biến đến là “nữ hoàng của các loại gia vị”, bổ sung bạch đậu khấu không góp phần làm giảm chu vi vòng eo, giảm chỉ số BMI, cải thiện điểm số kiểm tra độ nhạy insulin định lượng (QUICKI), mức insulin, hay mức glucose máu đói.

Những phát hiện trên là dữ liệu tổng hợp từ 6 nghiên cứu, mỗi nghiên cứu được chỉ định ngẫu nhiên từ 80 đến 87 người mà mỗi ngày họ được dùng bổ sung bạch đậu khấu 6g/ngày hoặc giả dược trong 2 đến 3 tháng. 

Những kết quả cho thấy “Việc bổ sung bạch đậu khấu có thể có hiệu quả trong chuyển hoá glucose và cải thiện các rối loạn liên quan” theo Ghazaleh Nameni, Tiến sĩ, Khoa Dinh dưỡng, Trường Y tế Công cộng, Đại học Khoa học Y tế Iran, Tehran, và các đồng nghiệp đã viết.

Cần có thêm các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với thời gian lâu hơn và cần thiết dùng lượng bạch đậu khấu nhiều hơn, họ kết luận

Tác nhân chống đái tháo đường tiềm năng?

Bạch đậu khấu, một gia vị thơm thuộc họ gừng, là một nguồn giàu các hợp chất polyphenolic. Nó có thể làm tăng tiết insulin bằng cách giảm stress oxy hóa, làm nó trở thành một tác nhân chống đái đường tiềm năng.

Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện tại về tác dụng của bạch đậu khấu trên cân nặng và chuyển hoá glucose lại đem lại những kết quả trái ngược.

Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích tổng hợp các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng để kiểm tra tác động của thảo quả đối với glucose, insulin và cân nặng.

Họ xác định 6 thử nghiệm lâm sàng –  2 thử nghiệm liên quan đến bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, 2 thử nghiệm liên quan đến bệnh nhân tiền có tiền đái tháo đường và thừa cân/béo phì, 2 thử nghiệm với bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ (NAFLD) và thừa cân/béo phì

Bệnh nhân từ độ tuổi 30-70 và được chỉ định ngẫu nhiên để nhận thuốc bổ sung bạch đậu khấu hoặc giả dược.

Trong kết quả tổng hợp của 2 nghiên cứu ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, những bệnh nhân được dùng bạch đậu khấu giảm A1c nhiều hơn so với những bệnh nhân dùng giả dược (WMD, 0.48).

Trong kết quả tổng hợp từ 3 nghiên cứu ở bệnh nhân với tiền đái tháo đường, đái tháo đường type 2 và gan nhiễm mỡ, những bệnh được bổ sung bạch đậu khấu đã có biểu hiện giảm nhiều hơn trong đánh giá mô hình nội môi về kháng insulin (HOMA-IR).

Ngược lại, kết quả tổng hợp từ bốn nghiên cứu cho thấy bổ sung bạch đậu khấu không liên quan đến việc giảm cân hoặc giảm BMI đáng kể so với giả dược. Và trong kết quả tổng hợp từ ba nghiên cứu, bổ sung thảo quả không liên quan đến việc giảm vòng eo so với giả dược.

Advertisement

“Những kết quả không đáng kể của chúng tôi” có thể liên quan đến lượng dùng của bạch đậu khấu “có thể là dùng chưa đủ”, cũng như là do thời gian dùng quá ngắn, các tác giả viết.

Họ lưu ý rằng các hạn chế của nghiên cứu bao gồm số lượng nhỏ và tính không đồng nhất cao của các nghiên cứu trong phân tích tổng hợp. Tất cả các nghiên cứu đều được thực hiện ở Iran, vì vậy những phát hiện có thể không được khái quát cho các quốc gia khác.

NGUỒN: 

Ghazaleh Nameni, Yousef Moradi, Marsa Zaroudi, Sanaz Jamshidi.

https://doi.org/10.1016/j.dsx.2022.102523

Người dịch: GT

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Giới thiệu TRẦN GIA TÂN

Sinh viên y khoa

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …