Đánh mất cơ hội vì những điểm mù (blind spots) trong tư duy

Rate this post

Đánh mất cơ hội vì những điểm mù (blind spots) trong tư duy

Nếu đã học lái xe, bất kể là ô tô hay xe máy, mọi người đều hiểu một nguyên tắc căn bản: luôn có một vùng không gian phía sau xe không thể nhìn thấy được qua gương chiếu hậu. Những vùng này được gọi là “blind spots” (ảnh), và nó là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông khi người lái xe định vượt làn hoặc xin sang đường.

Tương tự, điểm mù trong tư duy (gọi tắt là mù tư duy) là những phần chìm trong tư duy của một cá nhân có khả năng chi phối những quyết định và hành động của họ.

Hay nói cách khác, chúng ta chỉ “nghe những gì muốn nghe, thấy những gì muốn thấy, và hiểu những gì muốn hiểu”.

1. MÙ TƯ DUY – TỪ ĐÂU RA?

Phần lớn điểm mù tư duy hình thành do những kiến thức và kinh nghiệm của một cá nhân từ quá khứ. Thú vị ở chỗ, người càng biết, càng hay, càng giỏi lại càng dễ bị mù tư duy!

Nếu bạn từng đạt điểm top trong trường học, bạn rất dễ mắc phải cái bẫy tư duy rằng “Ta là một, là riêng, là thứ nhất – Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Bạn từ chối học hỏi thêm từ người khác và phẫn nộ khi mọi người xung quanh không công nhận hay tôn trọng mình.

Mù tư duy có thể liên quan đến kiến thức, cảm xúc, trải nghiệm, và nhiều thứ khác. Mù tư duy liên quan rất lớn đến những quan điểm thái quá về một sự việc nào đó: đúng hay sai, xấu hay đẹp, giỏi hay tệ,… Con người có cái nhìn khác nhau về cùng một vấn đề. Mù tư duy xảy ra khi ta khư khư với góc nhìn của mình và từ chối một góc nhìn khác.

2. MÙ TƯ DUY – LÀM SAO SỬA?

Nếu bạn đã đọc đến những dòng này, bất kể bạn có cảm thấy dễ chịu hay khó chịu, thì xin chúc mừng! Bạn đã vượt qua bước đầu tiên, cũng là bước khó nhất để thay đổi bản thân: Hiểu rằng mình không hoàn hảo và sẵn sàng học hỏi từ người khác.

Muốn khắc phục điểm mù khi lái xe rất đơn giản: quay đầu lại nhìn một cái là xong! Chữa mù tư duy cũng vậy – đừng chỉ nhìn cuộc sông qua một chiếc gương chiếu hậu, mà phải trải nghiệm rất nhiều góc nhìn khác nhau với một tư duy mở.

  1. Bước 1: Nhận biết mình có điểm mù tư duy. Để chữa mù, phải biết điểm mù đó nằm ở đâu. Cũng không nên vội vàng đưa ra một kết luận về một sự việc nào đó khi chưa suy xét thấu đáo – đây là cái bẫy hầu hết mọi người gặp phải. Bạn có thể tự nhận ra, tìm một mentor chỉ dẫn cho mình, hoặc lắng nghe feedback từ bạn bè và đồng nghiệp.
  2. Bước 2: Hạ cái tôi xuống và sẵn sàng đón nhận những quan điểm trái chiều. Cái tôi cao (high ego) là một nguyên nhân lớn đóng lại tư duy. Đây là bước tiền đề để mở rộng đầu óc và đón nhận những góc nhìn mới.
  3. Bước 3: Trải nghiệm nhiều thứ để khám phá những góc nhìn mới. Một người chưa từng xăm hình rất dễ mất thiện cảm với những người đã xăm. Nhưng khi nghe câu chuyện của họ, có thể bạn sẽ đồng cảm và có thêm một góc nhìn mới. Từ đấy, mỗi khi nhìn một người xăm hình, ta đã có thể nhìn bằng cả lăng kính của người từng xăm và người chưa xăm, từ đó tìm được một điểm cân bằng. Càng đi đó đây và càng trải nghiệm, ta càng có thêm nhiều góc nhìn thú vị bổ sung vào kho chất liệu sống của mình.
  4. Advertisement

Mình rất may mắn gặp được nhiều người thầy tốt trên những chặng đường học tập. Giống như dòng nước chảy về chỗ trùng, mình vẫn luôn có niềm tin rằng khi bạn sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện đúng lúc, mang lại cơ hội và đưa bạn đến một nơi tốt đẹp hơn. Một tư duy mở với nguồn trải nghiệm dồi dào cũng sẽ giúp ta mở lòng, hạn chế điểm mù của bản thân, và đồng cảm với góc nhìn của mọi người nhiều hơn thay vì phán xét.

———————————————————————————————

Tác giả: BS Nguyễn Khởi Quân

Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/diendanykhoa.vn/posts/1625164547929497/

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS Nguyễn Khởi Quân 
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đần Y khoa!

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …