HIỂU VỀ B7/CD28 COSTIMULATION VÀ GIẢI NOBEL Y HỌC 2018
Tác giả: Bs Phan Trúc
Không giống như B-cell, các tế bào T cần hai tín hiệu (signal) để kích hoạt tối ưu. Signal 1 được gửi đến T-cell receptor (TCR) bằng các kháng nguyên được xử lý và trình diện lên major histocompatibility complex (MHC); tín hiệu phụ thuộc kháng nguyên này cung cấp tính đặc hiệu cho đáp ứng miễn dịch (biết được đối tượng cần đối phó là ai?). Signal 2, được gọi là tín hiệu đồng kích thích (costimulatory signal), được gửi đến các thụ thể trên các tế bào T bởi các phân tử costimulatory. Những phân tử bề mặt tế bào này cung cấp thông tin theo ngữ cảnh ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch tiếp theo (định hướng sẽ đáp ứng với kích thích của kháng nguyên từ signal 1 như thế nào?).
Các costimulatory signal có thể có tác dụng kích thích hoặc ức chế trên các tế bào T. Sự điều hoà biểu hiện của cả costimulatory receptors và phối tử (ligands) dẫn đến điều khiển quá trình mồi (priming), đến vị trí đích (homing) và thực hiện chức năng (effector function) của tế bào T. Điều quan trọng là những phân tử này có khả năng là những “đích trị liệu” để ngăn chặn sự kích hoạt miễn dịch không mong muốn, ví dụ như trong bệnh tự miễn hoặc thải mảnh ghép, hoặc để kích thích phản ứng miễn dịch mong muốn để chống lại ung thư hoặc nhiễm trùng.
Các tương tác đồng kích thích được mô tả tốt nhất là những tương tác trong gia đình B7/CD28. Những thành viên trong B7 family thường đóng vai trò là phối tử (ligands) cho các thụ thể của CD28 receptor family, mặc dù cả B7-1 và PD-L1 (hai thành viên của B7 family) cũng có thể tự đóng vai trò là thụ thể. Ngoài ra còn có tương tác chéo giữa các gia đình, chẳng hạn như B7-H3 gắn với TREM-like transcript-2 (TLT-2) [thành viên của TREM receptor family] và BTLA gắn với HVEM. HVEM cũng gắn với LIGHT (thành viên 14 của TNF superfamily) và với lymphotoxin α để kích thích đáp ứng của tế bào T; HVEM cũng có thể liên kết với CD160, một thành viên Ig superfamily, để ức chế đáp ứng tế bào T. Các thành viên khác trong gia đình B7/CD28 vẫn đang tiếp tục được khám phá.
Giải Nobel 2018 liên quan đến việc tạo ra được anti-CTLA-4 và anti-PD1. Bình thường đây là 2 costimulatory gây “ức chế” tế bào T (ngay cả khi đã trình diện kháng nguyên lên MHC thì T-cell vẫn không hoạt hoá được), vì vậy được xem như “immune checkpoint”. Việc sử dụng kháng thể block hai tín hiệu này giúp T-cell hoạt hoá trở lại và tiêu diệt được các tế bào ung thư.