[BỆNH DẠI] Mối nguy từ vật nuôi và chó mèo thả rông

Rate this post

1. BỆNH DẠI LÀ GÌ?

Bệnh dại là một bệnh gây nên do virus và có thể phòng ngừa được. Xác suất tử vong ở người đã phát bệnh dại gần như là 100%. Phần lớn các trường hợp bệnh dại được ghi nhận ở Việt Nam là do bị chó cắn, ngoài ra còn có mèo, khỉ,…

2. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TỪ ĐÂU

– Virus dại ( Rabies virus) thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae là nguyên nhân gây bệnh dại ở động vật có vú. Vật chất di truyền là RNA, kích thước khoảng 180nm*75nm, hình viên đạn. Có thể phân biệt với các virus cùng họ khi quan sát dưới kính hiển vi.

– Virus tấn công vào cơ thể theo một trong hai cách:

+ Xâm nhập trực tiếp vào hệ thống thần kinh ngoại biên (PNS) và di chuyển đến não.

+ Sao chép bên trong mô cơ, nơi an toàn khỏi hệ thống miễn dịch của vật chủ. Từ đây, nó đi vào hệ thống thần kinh thông qua các mối nối thần kinh cơ.

– Một khi vào bên trong hệ thống thần kinh, virus tạo ra chứng viêm não cấp tính. Hôn mê và cái chết đau đớn theo sau

– Nguy cơ lây nhiễm bệnh dại

+ Bị chó, mèo cắn

+ Bị chó, mèo cào xước

+ Bị chó, mèo liếm vào vết thương hở

– Thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2 – 8 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương cũng như lượng virus dại được truyền sang người. Nếu bị cắn ở mặt, cổ hay tay thì có thể sẽ phát bệnh dại chỉ sau 10 ngày.

3. CÁC TRIỆU CHỨNG KHI PHÁT DẠI

Các triệu chứng ban đầu giống cảm cúm thông thường nên ít được để ý, khi đã nặng thường có các triệu chứng sau:

– Ngứa ran và tê trong 2-3 ngày trước khi các triệu chứng khác xuất hiện

– Sốt nhẹ, đau đầu, đau toàn thân

– Sợ ánh sáng, sợ nước, sợ gió, kích động

– Co thắt cơ hô hấp và cơ nuốt khiến nước bọt bị trào ra, khát nước nhưng không thể uống

– Giảm trương lực cơ, bơ phờ. Tử vong sau 3-5 ngày do liệt hô hấp và ngừng tuần hoàn

4. PHÒNG BỆNH

– Tiêm phòng dại định kỳ cho vật nuôi hằng năm

Advertisement

– Xử lý vết thương khi bị chó, mèo cắn:

+ Rửa thật kỹ vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%

+ Bôi chất sát khuẩn: cồn iod đậm đặc

+ Không khâu vết thương

+ Đến cơ sở y tế tiêm phòng ngay khi nghi ngờ bị chó dại cắn

———————————————————————————–

Nguồn:  CDC, MedicalNewsToday

“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”

#Ad #immq

Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/

Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/

Tham gia cùng chúng tôi tại: https://forms.gle/cQ5M7Adaes

Giới thiệu Quỳnh Mai

Check Also

[WebMD] Có cần sử dụng thực phẩm chức năng hay không? Hiểu về những lợi ích và nguy hiểm

Có phải bạn đang suy nghĩ về việc bổ sung thực phẩm chức năng vào …