[Bệnh Whitmore] Vi khuẩn “ăn thịt người” có thật sự đáng sợ? Cách phòng tránh bệnh Whitmore?

Rate this post

Whitmore (Melioidosis) ơi, đừng sợ..

Mấy hôm nay báo chí tại VN và MXH tràn ngập tin về vi khuẩn “ăn thịt người” Whitmore. Thật ra, bệnh này đã có từ rất lâu tại Việt Nam và các nước nhiệt đới khác. Thái Lan đặc biệt có nhiều bệnh này, đến nỗi phần lớn báo cáo và nghiên cứu từ về bệnh này từ Thái lan do họ từng trải qua một dịch lớn.

Bệnh Whitmore do một loại vi khuẩn tên là Burkholderia pseudomallei, do BS Afred Whitmore mô tả năm 1912 tại Miến Điện, từ đó lấy tên Whitmore. Vi khuẩn này sống trên bề mặt nước và trong đất bùn, nhiều nhất vùng nhiệt đới châu Á. Gọi vi khuẩn BP ăn thịt người là câu view vì vi khuẩn (hay bất kỳ nhiễm trùng nào) đều có thể làm hoại tử (chết mô) và dẫn đến “ăn thịt người” vì thịt người (hay thịt gì) đều có protein. Trong Y khoa, có con vi khuẩn nổi tiếng hơn vì tốc độ hoạt tử ăn thịt người cực nhanh là liên cầu khuẩn A Streptococcus (GAS) bacteria, cũng là loại vi khuẩn làm viêm họng quý vị.

Nói vậy để chúng ta hiểu rằng vi khuẩn có mọi lúc mọi nơi trên da chúng ta. Khi da chúng ta bị đứt (vết thương), vi khuẩn sẽ vào bên trong cơ thể qua đường máu, dẫn đến nhiễm trùng. Con vi khuẩn Whitmore cũng vậy, khi quý vị tiếp xúc với bùn đất bị trầy xước, vi khuẩn đi vào trong máu, phát triển và gây bệnh

Tin mừng là đa số quý vị nếu bị nhiễm vi khuẩn này (qua đường máu hay đường hô hấp) thì sẽ không sao cả. Cơ thể chúng ta có hệ miễn dịch, thường đủ sức mạnh để diệt chúng.

Nếu cơ thể chúng ta yếu (như mắc bệnh mãn tính tiểu đường, bệnh phổi mãn tính, ung thư, bệnh miễn dịch) thì sức đề kháng yếu, dẫn đến vi khuẩn Whitmore phát triển thành bệnh.

Khi vào bên trong cơ thể, vi khuẩn Whitmore chạy vòng vòng, đi đến đâu chúng sẽ gây bệnh. Triệu chứng của bệnh Whitmore thường không rõ ràng như bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ thể, hay buồn ngủ, khiến cho việc chẩn đoán có thể chậm. Thông dụng nhất là nhiễm trùng máu (nặng nhất 40-60% ca), nhiễm trùng phổi (bệnh như lao phổi, khó thở, viêm), và nhiễm trùng da (hoạt tử da, tạo áp xe). Chẩn đoán bệnh này dựa vào bệnh sử, cấy vi khuẩn từ máu, dịch, hay mủ để tìm.

Bệnh Whitmore làm thiên hạ lo là do nhận thức về bệnh này của người dân còn chưa được chú trọng. Câu chuyện tại Thái Lan là một ví dụ. Trước khi đại dịch xảy ra, người dân Thái lan thường không mang ủng khi tiếp xúc với đất. Sau này, bệnh giảm hẳn do người dân biết cách bảo vệ chân không bị trầy xước, là chổ để con vi khuẩn Whitmore vào người.

Điểm quan trọng khác là chẩn đoán bệnh Whitmore thường sai và chậm, dẫn đến các biến chứng của bệnh, làm cho mọi người càng sợ. Chữa trị bệnh Whitmore khá đơn giản, dùng trụ sinh IV ceftazidime để chữa (1)

Whitmore vi khuẩn có thể được dùng làm vũ khí sinh học do những đặc điểm bệnh lý khó nhận biết.

Để phòng tránh bệnh Whitmore, quý vị nên

– dùng ủng cao su bảo vệ chân và găng tay khi tiếp xúc với sình, đất vùng dịch
– gặp BS ngày nếu có các triệu chứng mệt mỏi sau khi tiếp xúc bùn đất hay vùng dịch, nhớ cấy vi khuẩn để chẩn đoán chính xác
– kiểm soát tốt các bệnh mãn tính

Nguồn trung tâm kiềm soát bệnh Hoa Kỳ CDC

#bswynntran
https://www.cdc.gov/melioidosis/index.html

Advertisement

Giới thiệu Thien Khiem

"The original point of love is located beneath our bottom. We can help someone happy. One speech or action or thinking can lessen someone’s melancholy and enhance his or her happiness”.

Check Also

[Medscape] FDA: Xét nghiệm kháng nguyên COVID – 19 có thể ít nhạy hơn đối với biến chủng Omicron

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các xét …