Nếu bạn đang chung sống với bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) trong một thời gian dài, bạn có thể đã trải nghiệm giai đoạn đợt cấp của bệnh. Các triệu chứng như khó thở, ho và hắc hơi là đại diện cho một đợt cấp COPD. Nếu không được chữa trị kịp thời và cẩn thận, các triệu chứng này có thể cần sự can thiệp cấp cứu.
Đợt cấp COPD có thể trở thành mối đe dọa, nhưng ảnh hưởng từ chúng có thể mang đến bất lợi vượt xa khả năng kiểm soát. Nghiên cứu cho thấy khi đợt cấp càng nặng thì khả năng bạn phải nhập viện để điều trị càng lớn.
Học cách phòng ngừa và kiểm soát những đợt cấp có thể giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu khởi phát của một đợt cấp, trở nên khỏe mạnh hơn và tránh những tình huống khẩn cấp khi đến bác sĩ.
Dấu hiệu của một đợt cấp
Trong đợt cấp COPD, chức năng thông khí của phổi thay đổi nhanh chóng và khó lường. Bạn có thể đột ngột tăng lượng đờm tại các ống phế quản, hoặc các cơ trơn bao quanh đường thông khí có thể co thắt đáng kể, giảm thiểu cung cấp lượng khí cần thiết.
Triệu chứng của một đợt cấp COPD bao gồm:
- Không thở được hoặc khó thở. Hoặc cảm thấy bạn không thể hít thở sâu hoặc có khoảng ngưng thở.
- Ho tăng. Ho giúp tống các chất gây tắc nghẽn và chất lạ kích thích ra khỏi phổi và đường thông khí.
- Khò khè. Nghe tiếng khò khè hoặc tiếng rít khi bạn thở có nghĩa là không khí phải đi qua một ống hẹp.
- Đờm tăng. Bạn có thể bắt đầu ho kèm nhiều đờm, và nó có thể có thay đổi màu sắc so với bình thường.
- Mệt mỏi hoặc rối loạn giấc ngủ. Ngắt quãng giấc ngủ hoặc kiệt sức có thể là minh chứng của việc thiếu oxy vào phổi và nuôi dưỡng khắp cơ thể.
- Mất nhận thức. Lú lẫn, chậm chạp, trầm cảm hoặc mất trí nhớ có thể là do não không nhận đủ lượng oxy.
Không nên chần chừ khi nhận thấy các triệu chứng của COPD có dấu hiệu gia tăng. Nếu bạn đang khó thở và các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn, bạn cần sử dụng thuốc một cách hiệu quả và thích hợp.
4 bước để kiểm soát đợt cấp COPD
Khi bạn trải qua một đợt cấp COPD, điều đầu tiên là chúng ta cần nhìn lại các chiến lược để đối phó với COPD cùng các bác sĩ. Điều này sẽ đưa ra được những hành động cụ thể, liều lượng hoặc thuốc để kiểm soát đợt cấp COPD.
- Sử dụng bình xịt:
Bình xịt hoạt động bằng cách đưa vào một lượng thuốc thẳng vào phổi đang co thắt của bạn. Thuốc xịt có thể giúp làm giãn các cơ trong đường dẫn khí nhanh chóng, hỗ trợ bạn thở dễ dàng hơn.
Thuốc làm giãn phế quản thông thường là thuốc kháng cholinergic và thuốc chủ vận beta 2. Chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu sử dụng kèm một miếng đệm hoặc máy khí dung.
- Dùng corticosteroids đường uống để giảm viêm:
Corticosteroids giảm tình trạng sưng tấy và có thể giãn nở đường thông khí để cho phép lượng khí ra vào phổi nhiều hơn. Nếu bạn không sử dụng chúng trong hướng điều trị của bạn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn corticosteroids dùng trong 1 tuần hoặc hơn sau một đợt cấp để kiểm soát tình trạng viêm tấy.
- Sử dụng bình oxy để đưa nhiều oxy hơn vào cơ thể:
Nếu bạn sử dụng thiết bị cung cấp oxy tại nhà, bạn có thể mong muốn nó sẽ mang lại lợi ích trong suốt đợt cấp. Lời khuyên tốt nhất là nên tuân theo hướng điều trị COPD đã được thiết lập bởi bác sĩ của bạn để kiểm soát được nhịp thở khi bạn thở oxy.
- Chuyển sang can thiệp cơ học:
Trong một vài tình huống, giảm lượng thuốc, sử dụng thuốc chống viêm steroids, và các liệu pháp cung cấp oxy cũng không thể kiểm soát các triệu chứng đang gia tăng.
Trong một ví dụ, bạn có thể cần một thiết bị có thể giúp bạn thở xuyên suốt quá trình được biết là máy can thiệp cơ học.
Nếu bạn nhận ra rằng việc điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, tốt hơn hết bạn nên tìm đến sự trợ giúp. Gọi cấp cứu hoặc nhờ người thân gọi giúp bạn. Một khi bạn được đưa đến bệnh viện, bạn có thể cần thuốc giãn phế quản như theophyline để có thể kiểm soát các triệu chứng của bạn.
Bạn có thể cũng cần đặt kim luồn đường tĩnh mạch để cân bằng nước và điện giải, cũng như sử dụng kháng sinh để tránh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi.
- Phòng chống và chuẩn bị có thể mang đến sự khác biệt giữa đợt cấp COPD không cần nhập viện và phải điều trị nội trú.
Điều quan trọng là bạn nên trao đổi với bác sĩ về thuốc điều trị cần có khi tình huống không mong muốn làm nặng thêm các triệu chứng sẵn có.
May mắn thay, hầu hết bệnh nhân đều phục hồi hô hấp sau khi tuân theo các bước kiểm soát triệu chứng.
Trong suốt quá trình, bạn nên giữ bình tĩnh để giảm thiểu các triệu chứng. Nhưng nếu bạn cảm thấy hoảng loạn thì nên tìm đến trợ giúp kịp thời.
Tài liệu tham khảo
Medically reviewed by Deborah Weatherspoon, Ph.D., R.N., CRNA — Written by New Life Outlook — Updated on January 14, 2019
Maselli DJ, et al. (2012). The need to further understand who gets hospitalized for a COPD exacerbation. DOI: doi.org/10.1186/2049-6958-7-7
Bài tự dịch bởi Ykhoa.org, vui lòng không reup.
Nguồn: Healthline
Link: https://www.healthline.com/health/copd/steps-for-managing-copd-flare
Tác giả: Kha Nguyen