Mối liên quan giữa đái tháo đường và đột quỵ?
Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, bao gồm cả đột quỵ. Nhìn chung, những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không bị đái tháo đường.
Đái tháo đường ảnh hưởng đến khả năng tạo ra insulin của cơ thể hoặc sử dụng nó hợp lý. Vì insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa glucose từ máu vào trong tế bào nên những người mắc bệnh đái tháo đường thường tồn tại quá nhiều đường trong máu. Theo thời gian, lượng đường thừa này có thể góp phần hình thành các cục máu đông hoặc chất béo tích tụ bên trong các mạch máu có vai trò cung cấp máu cho vùng cổ và não . Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch.
Nếu các chất lắng đọng này phát triển, chúng có thể gây hẹp hoặc thậm chí là tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu. Khi lưu lượng máu đến não của bạn ngừng lại vì bất kỳ lý do gì, đột quỵ sẽ xảy ra.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tình trạng các mạch máu trong não bị tổn thương. Đột quỵ được đặc trưng bởi một số yếu tố, bao gồm kích thước của mạch máu bị tổn thương, vị trí trong mạch máu não bị tổn thương và nguyên nhân thực sự gây ra tổn thương.
Các loại đột quỵ chính là đột quỵ do nhồi máu, đột quỵ do xuất huyết và cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) .
Đột quỵ do nhồi máu
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là loại đột quỵ phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một động mạch cung cấp máu giàu oxy cho não bị tắc nghẽn, thường là do cục máu đông . Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh có khoảng 87 % đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Đột quỵ do xuất huyết
Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi một động mạch trong não bị chảy máu hoặc bị vỡ. Theo Hiệp Hội Đột quỵ Quốc gia, khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết. Đột quỵ do xuất huyết có thể rất nghiêm trọng và là nguyên nhân của khoảng 40% các trường hợp tử vong liên quan đến đột quỵ.
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)
TIA đôi khi được gọi là đột quỵ nhỏ bởi vì dòng máu đến não bị tắc nghẽn trong một khoảng thời gian ngắn và không dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn. TIA là thiếu máu cục bộ, và có thể kéo dài từ một phút đến vài giờ – cho đến khi động mạch bị tắc tự khôi phục trở lại. Bạn không nên chủ quan mà hãy coi đó là một lời cảnh báo. Mọi người thường gọi TIA là một “cơn đột quỵ cảnh báo”.
F: Mặt xệ xuống
A: Yếu cánh tay
S: Khó khăn khi nói
T: Thời gian để gọi 115 hoặc dịch vụ khẩn cấp địa phương của bạn
Các triệu chứng khác có thể báo hiệu đột quỵ bao gồm đột ngột:
- Tê hoặc yếu mặt hoặc cánh tay và chân, đặc biệt là khi nó chỉ xảy ra ở một bên
- Lú lẫn
- Khó hiểu lời nói
- Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt
- Chóng mặt
- Mất thăng bằng hoặc phối hợp
- Khó đi lại
- Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang trải qua một cơn đột quỵ, hãy gọi 115 hoặc dịch vụ cấp cứu địa phương ngay lập tức. Đột quỵ là một tình trạng đe dọa tính mạng.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ là gì?
Các yếu tố nguy cơ y tế đối với đột quỵ bao gồm:
- Đái tháo đường
- Tăng huyết áp
- Rung nhĩ
- Vấn đề đông máu
- Cholesterol cao
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Bệnh lý về hệ tuần hoàn
- Bệnh về động mạch cảnh
- Tiền sử đau tim, đột quỵ hoặc TIA trước đó
Khả năng bị đột quỵ của bạn sẽ cao hơn nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên.
Các yếu tố nguy cơ về lối sống bao gồm:
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng kém
- Không hoạt động thể chất đủ
- Sử dụng thuốc lá hoặc tobacco bất kì
- Sử dụng rượu quá mức
Nguy cơ đột quỵ tăng theo tuổi tác, gần gấp đôi trong mỗi thập kỷ ở độ tuổi 55. Chủng tộc cũng góp phần vào nguy cơ đột quỵ, với người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tử vong do đột quỵ cao hơn người da trắng. Giới tính cũng ảnh hưởng đến phương trình, với phụ nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam giới . Ngoài ra, bị đột quỵ, đau tim hoặc TIA làm tăng nguy cơ bị đột quỵ khác.
Bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách nào?
Một số yếu tố nguy cơ điển hình của đột quỵ như di truyền, tuổi tác và tiền sử gia đình , nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn có thể giảm các yếu tố nguy cơ khác bằng cách thay đổi lối sống nhất định.
Hãy xem xét các yếu tố nguy cơ về y tế và lối sống và tự hỏi bản thân bạn có thể làm gì để giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
Tăng huyết áp và nồng độ cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể giảm huyết áp và mức cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Hãy thử các mẹo dinh dưỡng sau:
- Giảm lượng muối và chất béo tiêu thụ .
- Ăn nhiều cá thay cho thịt đỏ.
- Ăn thực phẩm có lượng đường bổ sung thấp hơn .
- Ăn nhiều rau, đậu và các loại hạt .
- Thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt .
Tập thể dục
Tập thể dục từ năm lần trở lên mỗi tuần có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Bất kỳ bài tập nào khiến cơ thể bạn vận động đều là bài tập tốt. Đi bộ nhanh hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và cải thiện tâm trạng của bạn nói chung.
Đừng hút thuốc
Nếu bạn hút thuốc , hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về các chương trình cai thuốc lá hoặc những điều khác bạn có thể làm để giúp bạn bỏ thuốc lá. Nguy cơ đột quỵ đối với những người hút thuốc cao gấp đôi so với những người không hút thuốc.
Cách hiệu quả nhất để bỏ thuốc lá là ngừng lại. Nếu điều đó không phù hợp với bạn, hãy cân nhắc hỏi bác sĩ về các loại thuốc hỗ trợ sẵn có để giúp bạn bắt đầu thói quen.
Hạn chế uống rượu
Nếu bạn uống rượu, hãy cố gắng hạn chế uống không quá hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới hoặc một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa việc thường xuyên uống một lượng lớn rượu với việc tăng nguy cơ đột quỵ.
Uống thuốc theo hướng dẫn điều trị
Một số loại thuốc đặc biệt quan trọng để giảm nguy cơ đột quỵ. Chúng bao gồm thuốc huyết áp, thuốc điều trị đái tháo đường, thuốc điều trị cholesterol (statin) và thuốc ngăn ngừa cục máu đông như aspirin và thuốc làm loãng máu. Nếu bạn đã được kê đơn bất kỳ loại thuốc nào trong số này, hãy tiếp tục dùng chúng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách giảm nguy cơ gây đột quỵ
Mặc dù bạn sẽ không bao giờ loại bỏ được tất cả các nguy cơ đột quỵ của mình, nhưng vẫn có những điều bạn có thể làm để giảm các yếu tố nguy cơ nhất định và tăng cơ hội sống lâu, khỏe mạnh, không bị đột quỵ. Dưới đây là một số mẹo:
- Làm việc với bác sĩ để kiểm soát bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác, chẳng hạn như tăng huyết áp và cholesterol cao.
- Hạn chế uống rượu.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh .
- Thêm tập thể dục thường xuyên vào thói quen của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang bị đột quỵ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức.
Đừng bỏ qua các dấu hiệu
Các tình trạng khác, chẳng hạn như co giật và đau nửa đầu, có thể giống các triệu chứng của đột quỵ. Đây là lý do tại sao bạn không nên cố gắng tự chẩn đoán. Ngay cả khi bạn bị TIA và các triệu chứng của bạn biến mất, đừng bỏ qua. TIA làm tăng nguy cơ đột quỵ thực sự của bạn, vì vậy bạn sẽ cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra “đột quỵ nhỏ”. Bạn cũng sẽ cần bắt đầu điều trị để giảm nguy cơ mắc bệnh khác.
Nhận thức được các yếu tố nguy cơ của bạn và các triệu chứng của đột quỵ có thể giúp cải thiện tình trạng sau này nếu bạn bị đột quỵ.
Nguồn:
- Act FAST. (n.d.).
stroke.org/understand-stroke/recognizing-stroke/act-fast - Learn more stroke warning signs and symptoms. (2013).
strokeassociation.org/STROKEORG/WarningSigns/Learn-More-Stroke-Warning-Signs-and-Symptoms_UCM_451207_Article.jsp#.WEHMJKIrK7o - Musuka TD, et al. (2015). Diagnosis and management of acute ischemic stroke: Speed is critical. DOI:
10.1503/cmaj.140355 - Signs and symptoms of stroke. (n.d.).
stroke.org/understand-stroke/recognizing-stroke/signs-and-symptoms-stroke - Stroke risk. (2018).
cdc.gov/stroke/risk_factors.htm - Stroke risks. (n.d.).
strokeassociation.org/STROKEORG/AboutStroke/UnderstandingRisk/Understanding-Stroke-Risk_UCM_308539_SubHomePage.jsp - Symptoms of a stroke. (n.d.).
goredforwomen.org/about-heart-disease/symptoms_of_heart_disease_in_women/symptoms-of-a-stroke/ - Types of stroke. (2018).
cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm - What is stroke? (n.d.).
stroke.org/understand-stroke/what-stroke?pagename=stroke
Bài gốc: https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetes-and-stroke#outlook
Người dịch: Donny Trần
Hiệu đính: BS Huỳnh lê Thái Bão – Dương Ngọc
Bài viết tự dịch, vui lòng không reup!