[Cập nhật] Những thông tin các bậc cha mẹ cần biết về cúm và COVID-19 trước khi gửi trẻ đến trường

Rate this post

Mùa cúm đang quay trở lại ngay giữa trận chiến với đại dịch COVID-19.

Cả hai đều có những triệu chứng tương tự, điều đó sẽ khiến chúng ta bối rối khi phân biệt chúng với nhau.

Các nhà nghiên cứu chỉ mới phát hiện được rằng những triệu chứng sớm của COVID-19 và cúm mùa có thể khác biệt ở cơ thể trẻ em.

Nghiên cứu mới được xuất bản tại JAMA Network Open bởi Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia cho biết không có nhiều khác biệt đáng kể về tỉ lệ nhập viện, vào khoa cấp cứu (ICU) hoặc sử dụng máy thở ở trẻ em bị cúm hay COVID-19.

Các nhà nghiên cứu đã ngạc nhiên rằng những bệnh nhân mắc COVID-19 có các triệu chứng như sốt, ho, tiêu chảy, nôn, đau đầu, mệt mỏi, hoặc đau ngực nhiều hơn những trường hợp mắc cúm.

Mùa cúm thường bắt đầu từ tháng mười, bậc phụ huynh nên nhanh chóng nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ mắc cúm mùa hay COVID-19 để có các biện pháp cách ly cần thiết hoặc đưa đến các phòng khám.

Dưới đây là một số các dấu hiệu giúp nhận biết trẻ đang mắc cúm hay COVID-19.

Cúm vs. COVID-19

Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) gần đây phát hành một bản hướng dẫn về sự khác biệt giữa cúm và COVID-19.

“Khi COVID-19 và virus cúm được cho là có mức độ lan truyền tương tự nhau, nhưng thực chất COVID-19 có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng và các nhóm tuổi rộng hơn cúm,” tổ chức cho biết.

Báo cáo cho thấy thời gian các triệu chứng bắt đầu khởi phát từ khi phơi nhiễm cho đến khi bị nhiễm trùng, cũng như mất bao lâu thì virus lây lan, có sự khác nhau giữa cúm và SAR-CoV-2 (virus gây nên COVID-19).

“COVID-19 cho thấy khả năng lây lan mạnh mẽ hơn cúm, Điều đó có nghĩa là virus gây nên COVID-19 có thể nhanh chóng và dễ dàng lây lan cho nhiều người, thậm chí có thể tiếp tục lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh,” theo trang CDC.

“Với cương vị là bác sĩ nhi, chúng tôi lo lắng rằng tác động thực sự của COVID lên trẻ em vẫn chưa được làm rõ,” Dr. Flor M. Munoz-Rivas, phó giáo sư chuyên ngành nhi khoa tại Đại học Y Baylor.

Các chuyên gia nhấn mạnh những tác động của COVID-19 lên trẻ em không nên được xem nhẹ hoặc dựa vào những dữ liệu khi trẻ em cư trú tại nhà mà không đến trường và không bị phơi nhiễm với các đối tượng khác hoặc với virus.

“Mùa đông này sẽ cung cấp cho chúng ta cơ hội nhằm đánh giá các tác động. Đó là bởi vì mặc dù việc giãn cách xã hội và các biện pháp kiểm soát COVID vẫn được duy trì, nhưng về mặt bằng chung người dân vẫn đang trở lại các hoạt động thường nhật và các biện pháp kiểm soát vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ,” theo Munoz-Rivas.

Munoz-Rivas cho biết thêm chúng tôi không dự đoán được điều gì sẽ diễn ra nếu cả cúm mùa và COVID-19 đều bùng phát vào mùa thu và mùa đông năm nay.

Sốt, ho phổ biến ở trẻ em mắc COVID-19 hơn là cúm

Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 315 bệnh nhân được chẩn đoán COVID-19 từ giữa 25 tháng 3 năm 2020 và 15 tháng 5 năm 2020.

Họ so sánh những thông tin với 1420 trẻ em mắc cúm vào giữa ngày 1 tháng 10 năm 2019 đến ngày 6 tháng 6 năm 2020. Nghiên cứu không bao gồm trẻ em không có triệu chứng nhưng dương tính với COVID-19.

Trong nhóm COVID-19, 17.1% nhập viện, 5.7% vào cấp cứu ICU, và 3.2% sử dụng máy thở. Nhóm cúm mùa, 21.2 nhập viện, 7% vào cấp cứu và 1.9% sử dụng máy thở.

Bệnh nhân nhập viên vì COVID-19 có độ tuổi trung bình là 9.7 trong khi đó độ tuổi trung bình của những người mắc cúm là 4.2.

Sốt là triệu chứng thường gặp nhất, theo sau đó là ho. Những trẻ em mắc COVID-19 thường có sốt và ho so với mắc cúm.

Một số các triệu chứng thường gặp ở COVID-19 bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực

Không có sự khác biệt đáng kể ở trẻ em được báo cáo là có khó thở, đau họng hay thở nông.

Bởi vì số trường hợp mắc cúm tại bệnh viện có dấu hiệu thuyên giảm kể từ khi trường học đóng cửa suốt tháng 3, Dr. Xiaoyan Song, trưởng nghiên cứu và là giám đốc khoa Kiểm soát nhiễm trùng và Dịch tễ học tại Bệnh viện Nhi đồng quốc gia, mong muốn nhìn thấy những ảnh hưởng khi trường học đóng cửa giữa mùa COVID-19 đang ngày càng lan rộng.

“Chúng tôi muốn đánh giá chất lượng đến từ việc đóng cửa các trường học vì vậy chúng tôi có thể xác định việc đó sẽ mang đến những lợi ích to lớn gì trong việc giảm thiểu sự lây nhiễm COVID-19 và mang đến gánh nặng như thế nào lên hệ thống y tế,” cô ấy phát biểu.

Các triệu chứng chồng lắp

Một vấn đề khác là COVID-19 và cúm có thể mắc phải tại cùng một thời điểm, theo CDC.

“Những triệu chứng của COVID-19 và cúm mùa khá tương tự và trong nghiên cứu này sẽ cho ra một vài điểm khác biệt,” Dr. Nathaniel Beers, chủ tịch Hệ thống chăm sóc sức khỏe HSC và là một bác sĩ nhi tại Trung tâm Nhi đồng quốc gia, người không tham gia vào nghiên cứu.

“Phụ huynh nên liên hệ với các chuyên gia nhi khoa nếu con của mình có các dấu hiệu như sốt, ho, nôn hoặc tiêu chảy, đau họng để được làm kiểm tra COVID-19 và cúm,”

Trẻ em có thể sốt từ nhiều nguyên do khác nhau, vì vậy phụ huynh không nên kết luận COVID-19 là thủ phạm duy nhất, theo Munoz Rivas.

“Hãy gọi cho bác sĩ nếu trẻ có sốt, ho, đau họng và có các vấn đề như khó thở, ngủ nghỉ hay ăn uống,” Munoz-Rivas nói thêm.”Các bác sĩ nên làm kiểm tra đối với các bệnh nhân có cả triệu chứng của cúm và COVID nếu bệnh nhân nằm trong vùng dịch tễ có liên quan đến COVID và nên theo dõi các thông tin về cúm mùa.”

Cả cúm và COVID-19 có thể mang đến tình trạng nghiêm trọng cho trẻ em, Dr. Sonja Rasmussen nhấn mạnh, giáo sư về nhi khoa và dịch tễ học tại Đại học Florida.

“Chúng tôi biết rằng COVID-19 có ảnh hưởng nhẹ hơn ở trẻ em so với người lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là diễn biến nặng sẽ không xảy ra,” cô ấy nói thêm rằng có những đứa trẻ đã tử vong vì COVID-19.

Tầm quan trọng của chích ngừa cúm, các chuyên gia cảnh báo

Điều quan trọng các bậc phụ huynh cần làm để tránh các bệnh trên.

Đối với cúm, chúng ta cần chích ngừa. Cho đến khi vaccine phòng COVID-19 được chứng nhận, thì việc mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên và thực hiện các giãn cách xã hội là cần thiết. Rasmussen thêm vào.

Nhưng sau khi tiêm phòng cúm, phụ huynh cần lưu ý trẻ em vẫn có thể mắc cúm vào mùa đông năm nay.

Advertisement

“Mặc dù chích ngừa cúm mùa có thể giảm cơ hội mắc cúm và giảm những biến chứng khi mắc phải, tuy nhiên nó không đảm bảo 100% khả năng phòng ngừa cúm. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa cần làm kiểm tra cho cả hai bệnh, kể cả những trẻ em đã được chích ngừa,” Beers phát biểu.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo tiêm phòng cúm là rất quan trọng trong năm nay.

“Hãy đảm bảo rằng con của bạn tiêm phòng đầy đủ, tốt hơn hết là trước khi tháng 10 kết thúc. Điều này là rất cần thiết và quan trọng nhất là khi đại dịch COVID-19 đang diễn ra,” theo trang web đưa tin.

Trang web cũng cho biết những đối tượng trẻ em mà trước kia chưa tiêm phòng cúm, khi mắc COVID-19 vẫn có thể chích ngừa cúm khi các triệu chứng của COVID-19 đã biến mất.

Số lượng trẻ em mắc COVID-19

Không lâu trước khi nghiên cứu được công bố, báo cáo của APP đã cho thấy 16% gia tăng các trường hợp trẻ em mắc COVID-19 trong suốt 2 tuần ở cuối tháng 8 đến đầu tháng 9.

Khoảng 549,000 trẻ em mắc COVID-19 kể từ khi khởi phát đại dịch trên toàn Hoa Kỳ.

“Khi nào chúng ta còn thấy sự gia tăng đáng kể của các ca COVID-19 trong cộng đồng, thì số lượng ca mắc ở trẻ em vẫn sẽ gia tăng,” Beers giải thích.

“Một tin tốt là số lượng các test đã gia tăng ở nhiều khu vực vì thế trẻ em có thể được kiểm tra sớm và chúng ta có thể tìm hiểu thêm về những tác động của dịch bệnh lên con trẻ đồng thời quan sát được được sự lây nhiễm giữa trẻ em với những người khác,” Beers cho biết thêm.

Tài liệu tham khảo

Written by Kristen Fischer on September 15, 2020 — Fact checked by Dana K. Cassell

Bài tự dịch bởi Ykhoa.org, vui lòng không reup.

Nguồn: Healthline

Link: https://www.healthline.com/health-news/what-parents-should-know-about-flu-and-covid19-before-sending-kids-back-to-school

Tác giả: Kha Nguyen

Giới thiệu Caroline Nguyen

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …