[Cập nhật] Phương pháp tìm y văn trong Pubmed

Rate this post
Rất hân hạnh giới thiệu các bạn loạt bài giảng về chủ đề dịch tễ học và y học thực chứng. Bài đầu tiên sẽ giới thiệu phương pháp tìm y văn dùng các công cụ trong Pubmed.
Pubmed là thư viện y tế toàn cầu. Nói là y tế, nhưng nó cũng bao gồm cả xã hội học, tâm lí học, thậm chí nông nghiệp. Nó là nguồn tham khảo không chỉ của giới y tế, mà còn cho luật sư, toà án, nhà khoa học xã hội học, và cho cả công chúng. Do đó biết dùng Pubmed là một kĩ năng không chỉ cần thiết mà còn quan trọng.
Tất cả thông tin quan trọng liên quan đến y khoa và y tế đều có thể tìm trong Pubmed. Chẳng hạn như các bạn muốn biết tế bào gốc có thể điều trị bệnh thoái hoá khớp, Việt Nam sản xuất vaccine ra sao, tình hình ung thư ở Việt Nam như thế nào, hay ứng viên chức danh PGS có những nghiên cứu nào, v.v. Tất tần tật đều có thể tìm trong Pubmed.
Mỗi lần có dịp đàm đạo cùng các bạn trong nước về y văn, tôi thường hỏi các bạn ấy tìm y văn ra sao và câu trả lời thường làm tôi … sốc. Nhiều bạn trả lời là dùng Google! Nhưng cũng có một số bạn nói dùng Pubmed ở dạng gõ tựa đề bài báo. Có bạn thì nói là tìm trong sách giáo khoa. Cần nói thêm rằng ở nước ngoài ít ai dùng sách giáo khoa để tham khảo về nghiên cứu y khoa, do khi sách xuất bản thì nhiều thông tin trong sách đã lạc hậu rồi.
Những cách tìm y văn như thế đều có vấn đề. Dùng Google thì các bạn sẽ ‘thu hoạch’ được y văn chánh thống, nhưng cũng kèm theo một đống thông tin rác rưởi. Rác rưởi từ những tập san dỏm, những forum, những trạm của các nhóm lợi ích y khoa, những bác sĩ với ý kiến cá nhân, v.v. Do đó, không bao giờ dùng Google để tìm y văn cho nghiên cứu hay điều trị bệnh nhân.
Phương pháp vàng để tìm y văn là qua Pubmed. Tuy nhiên, trong Pubmed có nhiều cách tìm, nhưng tựu trung lại thì có 5 cách:
• Tìm đơn giản (Simple Search)
• Tìm có hệ thống (Advanced Search)
• Dùng vấn đáp lâm sàng (Clinical Query)
• Dùng PICO
• Dùng MeSH
Mỗi cách có những điểm mạnh và điểm yếu. Cách tìm đơn giản là chỉ cần gõ tên tác giả hay vài ‘keywords’ trong hộp tìm kiếm, nhưng kết quả thường không có tính đặc hiệu cao. Chẳng hạn như gõ “Nguyen T” thì sẽ cho ra hàng vạn bài có tên tác giả “Nguyen T”, và đa số có thể không phải là bài mình muốn tìm. Hay như tìm “right to life” thì kết quả là những bài báo “right ” và “left”!
Advanced Search là dùng các fields trong Pubmed như tên tác giả, địa chỉ affiliation, tựa đề, thời gian công bố, v.v. Cách tìm này rất tốt vì nó cho ra kết quả nhưng mong muốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ít ai biết được các thông tin đó, nên nó có thể mất thì giờ.
Clinical Query (CQ) là dùng cho các bác sĩ bận rộn. Đa số bác sĩ cần tìm thông tin liên quan đến chẩn đoán và điều trị. Do đó, CQ được thiết kế cho 2 mục tiêu đó.
PICO là cách tìm y văn theo công thức P = bệnh nhân; I = can thiệp; C = so sánh / nhóm chứng; O = outcome. Có thể thêm T = thời gian. Đây là cách tìm khá phổ biến cho những ai tìm chứng cứ cho nghiên cứu và y học thực chứng.
Bài giảng này giới thiệu đến các bạn 4 phương pháp tìm trên. Mỗi phương pháp được minh hoạ bằng ví dụ cụ thể và các bạn có thể làm theo. Tôi không giới thiệu MeSH vì nó thay đổi liên tục và hơi phức tạp một cách không cần thiết. Địa chỉ bài giảng là:
Nhân đây tôi cũng xin giới thiệu các bạn bài giảng số 8 trong chủ đề loãng xương. Bài số 8 bàn về yếu tố nguy cơ gãy xương.
Hi vọng các bạn tìm thấy vài thông tin có ích qua 2 bài mới này.
GS. Nguyễn Văn Tuấn
Advertisement

Giới thiệu Lê Hồng Thắm

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …