MRI LÀ GÌ?
Dịch từ medicinenet.com
Người dịch Dr Thu Hà
——–
1.MRI có giá trị gì?
MRI cho hình ảnh rõ nét và trung thực
Chụp cộng hưởng từ hoặc chụp MRI sử dụng từ trường, sóng radio, và 1 máy tính để tạo nên hình ảnh của cấu trúc cơ thể.
MRI scanning không đau và không liên quan đến bức xạ tia X.
Bệnh nhân đặt máy tạo nhịp tim, mảnh kim loại cấy trong cơ thể, mảnh hoặc kẹp kim loại trong hoặc xung quanh nhãn cầu thì không thể chụp MRI vì ảnh hưởng của nam châm điện từ.
Cảm giác lo lắng cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân đang chụp MRI.
2. MRI ( Chụp cộng hưởng từ)
MRI là 1 kĩ thuật điện quang sử dụng từ trường, sóng radio, và 1 máy tính để tạo nên hình ảnh của các cấu trúc củacơ thể. Máy chụp MRI là 1 cái ống được bao quanh bởi một từ trường quay khổng lồ. Bệnh nhân được đặt trên một cái giường di động, tiến dần vào trong môi trường từ trường. Nam châm tạo nên một trường điện từ mạnh, điều này gây ra việc sắp hàng các proton của các nguyên tử Hidro, từ đó tạo nên chùm sóng radio. Chùm sóng radio này làm quay nhiều proton trong cơ thể, và chúng tạo ra một tín hiệu yếu, nhưng được nhận bởi đầu thu của máy chụp MRI. Máy tính xử lí thông tin thu về, và tạo ra hình ảnh.
Hình ảnh và độ phân giải của MRI khá chi tiết, có thể phát hiện được những thay đôi nhỏ của những cấu trúc bên trong cơ thể. Trong một số trường hợp, chất tương phản, ví dụ như Gadolini- Gd- một chất thuận từ, được sử dụng làm hình ảnh rõ ràng hơn.
3. Công dụng của chụp MRI là gì?
Chụp hình MRI được sử dụng như là một phương pháp chẩn đoán bệnh của toàn bộ cơ thể rất chính xác và và thường được sử dụng sau khi các phương pháp khác thất bại. Ở đầu, những tổn thương não có thể thấy như chảy máu, phù nề. Những bất thường khác cũng phát hiện được như là chứng phình mạch não, đột quỵ, u não, và cả khối u hay viêm tủy sống.
Các nhà phẫu thuật thần kinh sử dụng phim MRI không chỉ để xem giải phẫu não bộ mà còn để đánh giá sự toàn vẹn cột sống sau chấn thương. Nó cũng được cân nhắc khi gặp các vấn đề liên quan đến cột sống hay đĩa đệm. Một phim MRI có thể đánh giá cấu trúc của tim và động mạch chủ, như là chứng phình tách. MRI không là lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán hình ảnh trong chảy máu và các trường hợp chấn thương.
Nó cũng cung cấp những thông tín giá trị về các tuyến và các cơ quan trong ổ bụng,những thông tin chính xác về cấu trúc của khớp, phần mềm, và xương. Thông thường, các ca phẫu thuật có thể trì hoãn hay điều chỉnh đúng đắn hơn sau khi biết kết quả chụp MRI.
Các nhà phẫu thuật thần kinh sử dụng phim MRI không chỉ để xem giải phẫu não bộ mà còn để đánh giá sự toàn vẹn cột sống sau chấn thương. Nó cũng được cân nhắc khi gặp các vấn đề liên quan đến cột sống hay đĩa đệm. Một phim MRI có thể đánh giá cấu trúc của tim và động mạch chủ, như là chứng phình tách. MRI không là lựa chọn đầu tiên để chẩn đoán hình ảnh trong chảy máu và các trường hợp chấn thương.
Nó cũng cung cấp những thông tín giá trị về các tuyến và các cơ quan trong ổ bụng,những thông tin chính xác về cấu trúc của khớp, phần mềm, và xương. Thông thường, các ca phẫu thuật có thể trì hoãn hay điều chỉnh đúng đắn hơn sau khi biết kết quả chụp MRI.
4. Những nguy cơ và tác dụng phụ của MRI là gì?
MRI là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh không đau và tránh được sự phơi nhiễm tia X. Không có tác dụng phụ khi chụp MRI. Ích lợi của chụp MRI đó là nó phát hiện rõ ràng, chính xác các bất thường cấu trúc nhỏ của cơ thể.
Bệnh nhân có bất kì dạng kim loại nào trong cơ thể cần phải thông báo cho bác sĩ của họ trước khi chụp hoặc thông báo cho kĩ thuật viên chụp MRI. Mảnh kim loại, kẹp phẫu thuật, hoặc những dụng cụ như: khớp giả, đĩa xương kim loại, hoặc các thiết bị nhân tạo… có thể làm nhiễu hình ảnh thu được bởi máy chụp MRI. Bệnh nhân có máy tạo nhịp tim, cấy kim loại, hoặc những mảnh vụn hay kẹp kim loại nhỏ ở nhãn cầu có thể không chụp MRI được vì từ trường có thể hút những kim loại ở những khu vực này. Tương tự như vậy, những bệnh nhân với van tim nhân tạo, cấy ốc tai kim loại, mảnh đạn, dùng bơm tiêm để hóa trị hay tiêm Insulin không nên chụp MRI.
Trong khi chụp MRI, bệnh nhân nằm trong một khu vực nhỏ hẹp trong từ trường. Một số bệnh nhân có thể lo lắng khi chụp/ cảm thấy ngột ngạt. Do đó, bệnh nhân có tiền sử mắc chứng lo lắng/ sợ không gian hẹp cần báo cho những người thực hiện như bác sĩ chỉ định chụp MRI, cũng như các kĩ thuật viên. Liều thuốc an thần nhẹ trước chụp là một cách để giảm cảm giác đó. Thông thường, kĩ thuật viên sẽ đứng gần máy chụp MRI. Hơn nữa, thường có một cách để giao tiếp với kĩ thuật viên( như bấm chuông ) được sử dụng để liên lạc trong trường hợp bệnh nhân không thể chịu đựng được nữa.
Bệnh nhân có bất kì dạng kim loại nào trong cơ thể cần phải thông báo cho bác sĩ của họ trước khi chụp hoặc thông báo cho kĩ thuật viên chụp MRI. Mảnh kim loại, kẹp phẫu thuật, hoặc những dụng cụ như: khớp giả, đĩa xương kim loại, hoặc các thiết bị nhân tạo… có thể làm nhiễu hình ảnh thu được bởi máy chụp MRI. Bệnh nhân có máy tạo nhịp tim, cấy kim loại, hoặc những mảnh vụn hay kẹp kim loại nhỏ ở nhãn cầu có thể không chụp MRI được vì từ trường có thể hút những kim loại ở những khu vực này. Tương tự như vậy, những bệnh nhân với van tim nhân tạo, cấy ốc tai kim loại, mảnh đạn, dùng bơm tiêm để hóa trị hay tiêm Insulin không nên chụp MRI.
Trong khi chụp MRI, bệnh nhân nằm trong một khu vực nhỏ hẹp trong từ trường. Một số bệnh nhân có thể lo lắng khi chụp/ cảm thấy ngột ngạt. Do đó, bệnh nhân có tiền sử mắc chứng lo lắng/ sợ không gian hẹp cần báo cho những người thực hiện như bác sĩ chỉ định chụp MRI, cũng như các kĩ thuật viên. Liều thuốc an thần nhẹ trước chụp là một cách để giảm cảm giác đó. Thông thường, kĩ thuật viên sẽ đứng gần máy chụp MRI. Hơn nữa, thường có một cách để giao tiếp với kĩ thuật viên( như bấm chuông ) được sử dụng để liên lạc trong trường hợp bệnh nhân không thể chịu đựng được nữa.
5. Chuẩn bị chụp MRI như thế nào? Được thực hiện như thế nào?
Mọi vật kim loại được loại bỏ trước khi chụp MRI. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân cần liều an thần nhẹ để thư giãn và giảm bớt căng thẳng trong khi chụp MRI. Khi chụp yêu cầu bệnh nhân nằm yên để cho kết quả chính xác . Bệnh nhân nằm trong một không gian hẹp bên trong máy tạo từ trường. Sự thư giãn là rất quan trọng và bệnh nhân sẽ được yêu cầu hít thở bình thường. Sự tương tác với kĩ thuật viên diễn ra trong quá trình chụp phim. Sẽ có tiếng ồn, tiếng lách cách lặp đi lặp lại xuất hiện trong tiến trình quét của máy. Ở một vài trường hợp, bệnh nhân cần phải tiêm tĩnh mạch một loại chất lỏng để làm rõ hình ảnh thu được. Thời gian chụp MRI phụ thuộc vào vị trí cụ thể cần khảo sát, nhưng trong khoảng nửa tiếng đến một tiếng rưỡi.
6. Khi nào được nhận phim chụp MRI?
Sau khi hoàn thành quá trình chụp MRI, máy tính tạo ra các hình ảnh có thể nhìn thấy được của các phần cơ thể đã chụp. Những hình ảnh này được chuyển vào film / in thành phim. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh là người được đào tạo chuyên để giải thích các hình ảnh của cơ thể. Các bác sĩ có thể thảo luận kết quả chụp với bệnh nhân và/ hoặc gia đình họ.
7. Hình ảnh MRI nhìn như thế nào?
(Ảnh trong bài viết)
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm giữa đốt sống L4 và L5. Phẫu thuật là cắt bỏ đĩa đệm.
Hình của đĩa đệm thoái vị giữa L4 và L5.
Hình cắt ngang của đĩa đệm thoát vị giữa L4 và L5.
Hình của đĩa đệm thoái vị giữa L4 và L5.
Hình cắt ngang của đĩa đệm thoát vị giữa L4 và L5.
8. Giá trị mới của máy chụp MRI là gì?
Các nhà khoa học đang phát triển một máy chụp MRI mới nhỏ hơn, có thể di động. Những máy chụp mới này có thể trở nên hữa ích hơn trong chẩn đoán bệnh lí nhiễm khuẩn và có khối u phần mềm như bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, khớp gối. Những ứng dụng của các máy này trong y học hiện đang được thử nghiệm.