[Chia sẻ] Các khuyến cáo cho điều trị đái tháo đường ở BN có nguy cơ cao bị hạ đường huyết – Hướng dẫn của Hội Nội tiết Hoa Kỳ năm 2022

Rate this post
1. Nên theo dõi đường huyết liên tục (CGM) thay vì tự theo dõi đường huyết mao mạch đối với bệnh nhân đái tháo đường týp 1 (T1D) được tiêm nhiều mũi hàng ngày
2. Nên sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM) và insulin pump thay vì tiêm nhiều mũi insulin mỗi ngày cho BN người lớn và trẻ em mắc ĐTĐ typ 1
3. Nên sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục theo thời gian thực (real-time CGM) cho bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ngoại trú dùng insulin và/hoặc sulfonylurea (SU) và có nguy cơ bị hạ đường huyết.
4. Cần sử dụng máy theo dõi glucose liên tục (CGM) cho một số bệnh nhân nội trú có nguy cơ hạ đường huyết cao
5. Nên áp dụng các chương trình quản lý và theo dõi đường huyết tận dụng dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) cho những bệnh nhân nội trú có nguy cơ hạ đường huyết
6. Nên sử dụng các loại insulin nền analog thay cho insulin NPH cho bệnh nhân ngoại trú là người lớn và trẻ em cần điều trị insulin nền nhưng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết.
7. Nên sử dụng các loại insulin analog tác dụng nhanh thay cho insulin người regular cho bệnh nhân người lớn và trẻ em cần điều trị insulin bolus nhưng có nguy cơ cao bị hạ đường huyết.
Advertisement
8. Nên sử dụng một chương trình giáo dục bệnh nhân có hướng dẫn chi tiết cho những bệnh nhân ĐTĐ typ 1 hoặc ĐTĐ typ 2 người lớn và trẻ em đang điều trị ngoại trú bằng insulin
9. Nên sẵn có thuốc Glucagon dưới dạng pha sẵn để cấp cứu hạ đường huyết nặng, thay vì thuốc ở dạng cần phải pha (có sẵn ở dạng bột và chất dung môi pha loãng)
Tác giả: BS. Nguyễn Quang Bảy

Giới thiệu Huỳnh Tâm Nguyện

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …