[ Chia sẻ] Ung thư khỏi cần hóa trị?

Rate this post
– BS.TS. Phạm Nguyên Quý hỗ trợ chú Vũ Thế Thành phản biện sách Nhân tố enzyme độc hại của Bs. Hiromi Shinya…
Trước những ảnh hưởng sâu rộng của sách “Nhân tố enzyme” tại Việt Nam, tôi tự hỏi đã có bao nhiêu người bệnh “chết oan” vì tin theo quan điểm của BS.Shinya mà từ chối điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư (còn gọi là hóa trị) vốn được chuẩn bị để giúp họ ngăn ngừa tái phát và cải thiện thời gian sống.
Nói ngắn gọn, BS.Shinya và những người tin ông đã phạm sai lầm nghiêm trọng vì 3 lý do như sau:
1. BS.Shinya không phải là bác sĩ chuyên khoa hóa trị nên không hiểu lợi ích của hóa trị trong nhiều tình huống thực tế.
2. BS.Shinya không cập nhật những tiến bộ của hóa trị so với 20 năm trước.
3. BS.Shinya quá cực đoan về tác dụng phụ của hóa trị vì xem enzyme là yếu tố độc tôn và cho rằng mọi loại hóa trị đều phá hủy enzyme.
Không nói hết các lợi ích tiềm năng của hóa trị
Điều trị bằng thuốc chống ung thư hay hóa trị có nhiều tình huống khác nhau nhưng xin lấy luôn câu chuyện hóa trị sau mổ trong sách của BS.Shinya để phân tích. Đây có thể là ung thư tiêu hóa như ung thư dạ dày hoặc đại tràng giai đoạn III, còn gọi là giai đoạn tiến triển tại chỗ. Khi đó, bản thân ca mổ cắt bỏ khối u đã có thể giúp nhiều bệnh nhân chữa lành bệnh (tức không bị tái phát) với tỉ lệ sống qua 5 năm tầm 50-60%.
Tuy nhiên, vì con số này chưa đủ cao, vẫn có 40-50% ca bệnh tái phát vì mầm bệnh li ti có thể “còn đâu đó”, các bác sĩ đã cố gắng thực hiện nhiều thử nghiệm lâm sàng để tìm ra những loại thuốc chống ung thư bổ sung sau mổ để giảm tỉ lệ tái phát, tăng cơ hội sống lâu cho người bệnh.
Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta đã tìm ra những loại thuốc bổ sung sau ca mổ có thể giúp cải thiện tỉ lệ sống qua 5 năm từ 60% lên 80%. Đây là kết quả đáng mừng cho bệnh nhân nhưng cũng là điều mà Shinya không nhắc tới trong sách (có thể vì sách ra đời năm 2005?). Tuy nhiên, kết quả này cũng phản ánh một sự thật là bệnh nhân giai đoạn III thực ra gồm 3 nhóm:
1. Nhóm 1 (50-60%): không cần hóa trị sau mổ cũng không tái phát và sống lâu. Thực chất đó là nhóm III hiền lành.
2. Nhóm 2 (20%): dù có hóa trị sau mổ đầy đủ vẫn không ngăn được tái phát. Thực chất đó là những ca bệnh nhóm III quá ác tính.
3. Nhóm 3 (20-30%): thật sự ngăn được tái phát và sống lâu hơn nhờ hóa trị. Thực chất đó là những ca bệnh nhóm III “ác vừa phải”.
Nhiều người sẽ bất ngờ nhưng bản chất của cuộc sống đa dạng là như vậy!
Đương nhiên, người bác sĩ nào cũng muốn dự đoán bệnh nhân của mình thuộc nhóm nào để ra quyết định hóa trị hoặc khỏi hóa trị cho bệnh nhân đỡ khổ. Tuy nhiên, trên thực tế rất khó tiên đoán và điều này hầu như bất khả thi.
Nếu đó là ung thư giai đoạn I, khối u be bé và không hề có di căn hạch thì bác sĩ nhắm mắt cũng biết nó sẽ không tái phát và chắc chắn không cần hóa trị.
Nhưng nếu là giai đoạn III và không biết được nó là hiền hay ác, bệnh nhân nào muốn để tự nhiên (không hóa trị) với nguy cơ tái phát-tử vong sau 5 năm là 40%? Và ai sẽ muốn hóa trị để giảm nguy cơ tái phát thấp nhất có thể?
Nếu đó là những cụ già đằng nào cũng tử vong vì bệnh nền (bệnh đi kèm) khác trong 5 năm tới, không hóa trị là một lựa chọn dễ hiểu. Ngược lại, nếu đó là những người còn trẻ khỏe và muốn sống lâu hơn để cống hiến cho đời, tôi nghĩ nhiều người sẽ chọn hóa trị bổ trợ để chữa lành với tỉ lệ cao nhất.
Như vậy, chỉ mỗi tình huống ung thư giai đoạn III thôi cũng đã cần rất nhiều cân nhắc cho hóa trị bổ trợ, phù hợp với hoàn cảnh mỗi người. Đây là lý do mà chúng tôi phải phản biện vì thông tin đơn giản hóa quá mức.
Nguồn: Biomedical Data Science Initiativies + FB Pham Nguyen Quy
Advertisement

Giới thiệu Dương Hải Anh

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …