“Nhiều môn cơ sở hơn nên em biết tìm hiểu sâu nhiều môn là không thể hết được, vả lại thời gian học mỗi môn trên trường lại ngắn”
Hỏi: Em hiện là sinh viên năm 2. Em xin phép hỏi thầy một chút chuyện về chuyện học.Đầu tiên là chuyện học ạ, em thấy mới năm 2 thôi mà em đã học mấy môn như Mô Phôi, Phôi Thai, Sinh lý, Hóa Sinh, Vi Khuẩn, Viruses gần như cùng 1 lúc. Em thấy môn nào cũng hay hết mà lại chẳng thể nào học hết được các môn đó. Em nghĩ là em đang trong quá trình học để sau này hành nghề, nếu bây giờ học không tốt thì sau này mình khổ. Nhưng lại có ý kiến mấy anh chị nói là năm 2 học kĩ Sinh lý vì Giải Phẩu và Sinh lý là 2 môn căn bản nhất, còn mấy môn kia học để cho biết thôi. Em xin được thầy chỉ dẫn cho em về chuyện này.
Trả lời: Theo tôi với chương trình bác sĩ đa khoa thì tất cả các môn đều quan trọng gần như bằng nhau, nếu bạn bỏ một môn cơ sở nào đó, sau này bạn cần hiểu vấn đề liên quan tới nó sẽ rất khó khăn. Tất nhiên môn này sẽ cần hơn môn khác cho bạn về chuyên ngành Nội hay Ngoại khoa sau này. Tuy nhiên cái nền cơ bản cần phải học hết.
Hỏi: Tiếp theo là chuyện sách học, các giảng viên đều hướng dẫn là đọc sách nước ngoài này nọ. Em thấy nội trong sách của trường không mà học hết đã oải lắm rồi, với lại ngoại văn em cũng không tốt nên em chỉ đọc thêm sách của Y Hà Nội để khỏi bị thua thiệt vì em thấy trên mạng mấy anh chị đi trước nói là sách của Y Hà Nội nó dịch từ mấy sách ngoại mà ra. Em nghĩ bây giờ cứ học hết chuẩn trong sách của bộ môn trước đã, sau này học cao, và có một vốn ngoại ngữ tốt hơn thì mới đọc sách ngoại văn sau. Điều đó có tốt không thầy
Trả lời: Theo tôi thì Anh Văn là tốt cần thiết đối với một bác sĩ VN, không đọc được tài liệu tiếng Anh thì bạn chỉ có thể làm thợ với những kiến thức cũ mà không thể tự học cái mới của thế giới. Đối với các bạn từ cấp 3 rất ít có điều kiện học ngoại ngữ thì học dần dần dần. AQ với “sau này học cao, và có một vốn ngoại ngữ tốt hơn thì mới đọc sách ngoại văn sau” là bạn càng ngày càng kém đi. Phương pháp tốt nhất là mỗi ngày 30 phút, bạn chỉ cần đọc wikipedia là dể hiểu nhất (simple English) để kèm vào sách và bài ở trường. Học lấy ý chính và hiểu, kèm trắc nghiệm nó giúp hiểu bài hơn chứ nhớ thì không cần đâu. Ví dụ hôm nay 30 phút đọc (tra từ chưa biết) của Wikipedia về sinh lý, ngày mai thì học wiki của mô phôi. Hay tốt nhất chỉ đọc 1 đoạn văn ngắn giới thiệu của Wikipedia mà thôi cho các môn.
Wikipedia nó giúp bạn có hệ thống hơn về bài đó, học vi khuẩn chỉ cần thuộc nhóm, rồi gây bệnh gì, loại gì, chứ còn như tính chất chi tiết từng con thì không cần nhớ. Ví dụ học bài Tụ cầu trùng thì phải biết tên tiếng Anh nó là gì, bằng cách search tiếng Việt rồi xem trang tiếng Anh. http://en.wikipedia.org/wiki/Staphylococcus_aureus. Chỉ cần đọc đoạn này của nó “Staphylococcus aureus is a Gram-positive coccal bacterium that is a member of the Firmicutes, and is frequently found in the human respiratory tract and on the skin. It is positive for catalase and nitrate reduction. Although S. aureus is not always pathogenic, it is a common cause of skin infections (e.g. boils), respiratory disease (e.g. sinusitis), and food poisoning. Disease-associated strains often promote infections by producing potent protein toxins, and expressing cell-surface proteins that bind and inactivate antibodies. The emergence of antibiotic-resistant forms of pathogenic S. aureus (e.g. MRSA) is a worldwide problem in clinical medicine.”
Ngược lên nguồn gốc trong câu “Staphylococcus aureus is a Gram-positive” thấy họ tô màu “Gram-positive”, click vào xem thấy sơ đồ classification http://en.wikipedia.org/wiki/Gram-positive_bacteria#mediaviewer/File:Gram-Positive_Classification.png
Bạn vẽ lại hình này trong 1 cuốn sổ “Vi Sinh”, mỗi con vi trùng bạn chỉ viết vài dòng gợi ý nhớ là đủ.
Mỗi môn học tôi có cuốn sổ con bằng lòng bàn tay để dễ đem theo và học ý chính dễ dàng, mình chỉ cần nhớ ít như thế là đủ. Còn học đi thi thì có bài hướng dẫn trong bài lần trước rồi. https://ykhoa.org/chuyen-hoc-y-kinh-nghiem-hoc-va-thi-trong-truong-y/?fbclid=IwAR33xqsj9_GOR_Wk3HrTDJsF9GmZsMzQAjT92kE8KTJTaW4s3leoDFGVpjc&mref=1
Tất nhiên nếu bạn có thời gian hơn thì đọc thêm các textbook.
Lưu ý khi đi thi thì bạn không nên “kê ra” là kiến thức đó mình học từ Wikipedia nhé, nói chứng cứ phải là tài liệu tham khảo ở đâu, như các bài viết của Wikipedia nó có ghi tài liệu tham khảo. Tốt nhất là trả lời em đọc nhiều sách Y HN, Textbook nhưng không nhớ chính xác sách nào.
Thực ra Wikipedia khá chính xác như được nghiên cứu trong bài báo sau: “Our study suggests that Wikipedia is an accurate and comprehensive source of drug-related information for undergraduate medical education.”http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25250889
Tóm lại tất cả các môn đó giống nhau hết, học để hiểu chứ không thuộc, biết nó nằm đâu để sau này mình kiếm lại nó (goolge), đọc sách nước ngoài là cho tương lai của mình chứ không phải để học 1 môn nào đó. Tương lai ra bác sĩ chỉ có đọc bài báo y văn tiếng Anh mới cập nhật được kiến thức.
Nguồn: Thầy Nguyễn Tiến Huy – YDS