[Medscape] Liệu COVID-19 có chịu trách nhiệm cho sự gia tăng tỷ lệ đái tháo đường típ 1 ở trẻ em?

Rate this post

Vào đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã thay đổi mọi thứ về cuộc sống của chúng ta về nhiều mặt cùng với việc ngừng hoạt động, thực hiện giãn cách xã hội trên toàn cầu. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ đã nhanh chóng thích nghi, chuyển hướng hoạt động sang hình thức thăm khám sức khỏe từ xa khi có thể và chủ động quản lý các điều kiện ngoại trú để phòng ngừa việc gây quá tải cho hệ thống bệnh viện. Trong khi đó, tại thực tế ở chỗ tôi, nếu trước đây trung bình có khoảng một ca bệnh đái tháo đường típ 1 (T1D – Type 1 Diabetes) ở trẻ em mới khởi phát được chẩn đoán thì nay đã tăng lên khoảng hai ca mỗi tuần.

Lúc mới đầu thì sự gia tăng này rất dễ giải thích. Các bác sĩ nhi khoa có thể ưu tiên chuyển các trường hợp mới khởi phát đến văn phòng của tôi (nơi chúng tôi ưu tiên giáo dục bệnh nhân điều trị ngoại trú bất cứ khi nào có thể) hơn là việc phải đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu, nơi bệnh nhi sẽ được nhận sự giáo dục từ nhóm tiếp cận bệnh viện nhi địa phương. Với việc đóng cửa trường học, cha mẹ có nhiều thời gian ở nhà với con cái của mình và từ đó, những bậc phụ huynh có thể nhận thức rõ hơn về các triệu chứng bất thường nhỏ nhặt của tăng đường huyết, chẳng hạn như tăng cảm giác khát và đi tiểu, dẫn đến chẩn đoán sớm hơn trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, các ca bệnh đái tháo đường mới ngày càng nhiều, và tôi nhận thấy nhiều bệnh nhân được chẩn đoán không có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý tự miễn. Tôi bắt đầu hỏi bạn bè ở các trung tâm khác xem họ có nhận thấy thấy xu hướng tương tự không.

Một đồng nghiệp của tôi đã ghi nhận mức tăng 36% tại trung tâm lớn của cô ấy so với năm trước. Một người đồng nghiệp khác ghi nhận mức tăng 40% tại bệnh viện nhi của mình. Chúng tôi quan sát thấy rằng các trường hợp thường sẽ có một bệnh đường hô hấp được báo cáo vài tuần trước khi biểu hiện với T1D. Đôi khi đứa trẻ được biết là dương tính với COVID. Đôi khi thì đứa trẻ chưa được kiểm tra. Đôi khi chúng tôi nghi ngờ rằng có tình trạng mắc COVID trước đó và sau đó tìm thấy kháng thể SARS-CoV-2 âm tính – nhưng chúng tôi không chắc liệu kết quả này có ý nghĩa hay không khi thời gian trôi qua kể từ khi nhiễm bệnh.

Ngay sau đó, bắt đầu xuất hiện các báo cáo về sự gia tăng biến chứng nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA – Diabetic Ketocidosis) và tăng áp suất thẩm thấu khi xuất hiện ban đầu, một xu hướng được báo cáo ở các quốc gia khác.

COVID-19 có phải đã kích thích T1D không?

Thực tế, đã từng có tiền lệ về việc tăng nguy cơ mắc bệnh T1D sau khi nhiễm virus ở những bệnh nhân vốn đã nhạy cảm về mặt di truyền. Cơ chế của suy tế bào đảo tụy qua trung gian miễn dịch có ý nghĩa sau khi nhiễm SARS-CoV-2; độc tính trực tiếp trên tiểu đảo Langerhans đã được ghi nhận với SARS-CoV-1 và hiện đang được nghi ngờ xảy ra tương tự trên SARS-CoV-2, nhưng sự nghi ngờ này vẫn chưa được chứng minh. Một số ý kiến ​​cho rằng tình trạng tăng đông máu do biến chứng nhiễm COVID-19 có thể dẫn đến tổn thương tuyến tụy do thiếu máu cục bộ.

Với nhiều con đường tiềm ẩn gây tổn thương tiểu đảo, thì về mặt logic sẽ dẫn đến sự gia tăng bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin. Tuy nhiên, liệu đây có phải thật hay không thì vẫn chưa rõ ràng. Chưa có bằng chứng chắc chắn rằng có sự hấp thu SARS-CoV-2 qua các thụ thể trong tế bào beta tuyến tụy.

Hiểu biết hiện tại của chúng tôi về cơ chế bệnh sinh của T1D là những người nhạy cảm phát triển tự miễn dịch để đáp ứng với kích hoạt của môi trường dẫn đến tình trạng suy tế bào beta phát triển trong nhiều tháng đến nhiều năm. Có lẽ những bệnh nhân dễ bị tổn thương có hệ gene có nguy cơ gây nên tự miễn dịch tụy, đã bị stress bởi nhiễm SARS-CoV-2 và được chẩn đoán sớm hơn, cho thấy một số sai lệch về thời gian. Những bệnh nhân trưởng thành mắc COVID-19 có tình trạng tăng đường máu có thể về lại mức bình thường trong một số trường hợp, giống như tăng đường máu phản ứng do stress thường thấy trong các bệnh nhiễm trùng khác và phẫu thuật, để đáp ứng với các trạng thái tiền viêm.

Câu hỏi thực sự là liệu có một loại đái tháo đường duy nhất liên quan đến độc tính trực tiếp của virus hay không. Những bệnh nhân mới được chẩn đoán có các kháng thể truyền thống chẳng hạn như anti glutamic acid decarboxylase hoặc kháng thể chống tế bào tiểu đảo Langerhan, có thể định lượng được không? Có bằng chứng về việc nhiễm SARS-CoV-2 trước đó không? Trong những trường hợp mới thoạt nhìn tôi nghĩ là không bình thường, tôi đã tìm thấy khả năng tự miễn tuyến tụy điển hình và kháng thể SARS-CoV-2 âm tính. Các nhóm nhỏ được báo cáo cho đến nay cũng có những phát hiện tương tự.

Một ca bệnh nặng hơn có thể được thực hiện đối với nguy cơ phát triển đái tháo đường (típ 1 và 2) bởi sự tăng cân nhanh chóng. Một mô hình rõ rệt khác mà các bác sĩ nội tiết nhi khoa đã quan sát đó là sự tăng cân ở trẻ em khi mà trường học đóng cửa, giảm hoạt động thể chất và giãn cách xã hội nhiều hơn. Tôi nhận thấy cân nặng thay đổi nhiều tới 100 lb ở một thanh thiếu niên trong năm vừa qua; trong khi đó, việc cân nặng tăng từ 30-50 lb trong quá trình xảy ra đại dịch là một điều thông thường. Xem xét về “giả thuyết tăng tốc” (Accelerator hypothesis) về sự khởi phát nhanh hơn của bệnh đái tháo đường típ 2 với tăng cân nhanh, các tác động của T1D tăng nhanh liên quan với tăng cân cũng đã được xem xét. Tác động đầy đủ của những thay đổi trọng lượng đáng kể này sẽ cần thời gian để tìm hiểu thêm.

Câu chuyện có thật có thể không nổi bật trong nhiều năm

Những giai thoại và mối quan tâm lý thuyết có thể khiến chúng ta tạm dừng, nhưng chúng còn xa sự thật khoa học. Các nỗ lực đang được tiến hành để khám phá xu hướng được nhận thức này bởi các cơ quan đăng ký quốc tế, bao gồm CoviDIAB Registry cũng như T1D Exchange. Câu chuyện thực sự có thể không xuất hiện cho đến khi nhiều năm trôi qua để chứng kiến ​​sự bùng phát tích lũy của COVID-19. Dù vậy, những quan sát đáng lo ngại này nên được coi là các biện pháp bảo vệ đại dịch tiếp tục được nới lỏng

Trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ em do COVID-19 tương đối thấp (mặc dù đáng buồn là không phải bằng 0), một số lại tập trung quá ít vào tỷ lệ mắc các bệnh có thể xảy ra. Các tác động lâu dài như COVID kéo dài và di chứng tâm thần kinh đang trở nên rõ ràng ở mọi người dân, kể cả trẻ em. Nếu một căn bệnh suốt đời như đái tháo đường có thể liên quan trực tiếp đến COVID-19, thì việc bảo vệ trẻ em khỏi bị nhiễm khuẩn bằng các biện pháp như sử dụng khẩu trang càng trở nên quan trọng hơn cho đến khi có vaccine. Bất chấp sự tiến bộ nhanh chóng của chúng ta trong việc hiểu biết về bệnh COVID-19, hiện nay vẫn còn rất nhiều điều bí ấn cần phải được tìm hiểu.

Jessica Sparks Lilley, MD, is the division chief of pediatric endocrinology at the Mississippi Center for Advanced Medicine in Madison, Mississippi. She became interested in pediatric endocrinology at a young age after seeing family members live with various endocrine disorders, including type 1 diabetes, Addison disease, and growth hormone deficiency.

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/952271#vo_2

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: ToanTran.

Advertisement

Giới thiệu Toan Tran

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …