ĐIỀU TRỊ CHÀM SỮA ( LÁC SỮA ) Ở TRẺ EM

Rate this post

ĐIỀU TRỊ CHÀM SỮA ( LÁC SỮA ) Ở TRẺ EM

I. Nguyên tắc :

– Chăm sóc, làm ẩm da

– Điều trị kháng viêm

– Điều trị ngứa

II. Điều trị đặc hiệu :

1. Giữ ẩm da :

– có thể dùng 1 trong các loại sau : Cetaphil, Ceradan , Physiogel.. giúp giảm độ nặng và tần suất tái phát, giảm nhu cầu sử dụng corticoid.
– Thoa chất giữ ẩm trong vòng 3 phút ngay sau tắm , ngày 2-4 lần

2. Chống viêm :

corticoid thoa tại chỗ trong giai đoạn cấp : Hydrocortisol 1 % , clobetasol butyrate 0.05 % thoa ngày 1-2 lần.

3. Với sang thương đang bội nhiễm, rỉ dịch nhiều:

millian 1 % hay Eosine 2 % …thoa ngày 2 lần

4. Điều trị triệu chứng :

– Giảm ngứa : kháng histamin : Chlopheniramin , alimemazin…..
– Kháng sinh : Khi nghi ngờ nhiễm trùng , ưu tiện chọn loại có hoạt tính lên tụ cầu vàng như Cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin

5. Dự phòng lâu dài :

Atopiclair có vẻ an toàn và hiệu quả khi dùng thời gian dài.

6. Cảnh giác :

– Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ có chàm sữa. Khoảng 30 % Trẻ có chàm sữa có thể liên quan tới dị ứng đạm bò.

7. Ghi nhớ :

– Tiền căn lác sữa sẽ giúp ích cho bác sĩ chẩn đoán bệnh hen về sau.

III. Chăm sóc tại nhà :

1. Vệ sinh – tắm rửa :

– Tắm nước ấm, ngày 1-2 lần , không nên tắm quá lâu ( dưới 15 phút 0.
– Sữa tắm nên chọn các loại như : Cetaphil. Physiogel, Oilatum….
– Lau khô bé bằng khăn tắm mềm, mịn , không chà sát mạnh lên da bé.
– Thoa chất giữ ẩm thường xuyên
– Không cho tiếp cúc với chất kiềm : xà bông , bột giặt , thuốc tẩy, nước hoa, phấn rôm.

2. Áo quần :

– Áo quần , vớ tay , chân chọn 100 % cotton.
– Không mặc đò chật , vải len , sợi tổng hợp vì dễ gây kích ứng da.
– Tránh cào gãi :
+ Cắt móng tay
= nếu trẻ cào gãi nhiều nên cho trẻ mang vớ tay.

3. Phòng ốc :

– Phòng thoáng , không khói thuốc , không thú nuôi , không nước hoa.
– Không để nhiệt dộ phòng quá nóng, quá lạnh hay độ ẩm thấp quá.

4. Ăn uống :

– Nếu có kinh nghiệm thấy có loại thực phẩm nào làm bệnh chàm nặng hơn phụ huynh cần tránh loại đó.
– Uống nhiều nước ( nếu trẻ không bú mẹ hoàn toàn ).
– Vệ sinh mặt, miệng sau mỗi lần ăn hay bú sữa.

IV. Dấu hiệu cần khám ngay : 

– Sang thương da lan rộng hết mặt hay toàn thân.
– Bội nhiễm mủ trên sang thương chàm.
– Sốt, lừ đừ , bỏ ăn , bỏ bú, bứt rứt , quấy khóc khó chịu.

Tác giả: BS Đạt

Link bài viết: [https://www.facebook.com/share/p/bwE9DGhhrV2EbtTK/?mibextid=A7sQZp]

Xin gửi lời cảm ơn đến tác giả BS Đạt đã đồng ý đăng bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

Giới thiệu tranthinhuquynhni051003

Check Also

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 𝚃𝙷𝙴𝙾 𝟻 𝙲𝙷Ữ 𝙲Á𝙸

𝚃Ó𝙼 𝚃Ắ𝚃 𝙿𝙷Â𝙽 𝙱𝙸Ệ𝚃 𝙴𝙲𝙶 𝚁𝚄𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ 𝚅À 𝙲𝚄Ồ𝙽𝙶 𝙽𝙷Ĩ, 𝙷ƯỚ𝙽𝙶 Đ𝙸Ề𝚄 𝚃𝚁Ị 𝙲Ả 𝟸 …