[Healthline] Mối liên quan giữa phù hoàng điểm do đái tháo đường và bệnh tim mạch

Rate this post

Phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) xảy ra khi có dịch tích tụ sau điểm vàng, một bộ phận của võng mạc giúp điều hòa thị lực trung tâm.

Phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh võng mạc đái tháo đường (DR). Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở các giai đoạn tiến triển như bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR) khi lượng đường trong máu cao phá hủy mạch máu ở võng mạc mắt. Bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR) là một giai đoạn tiến triển của bệnh võng mạc đái tháo đường (DR).
Bệnh võng mạc đái tháo đường (DR) và phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) thường đi kèm với bệnh tim mạch (CVD). Thực tế, nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường và thị lực thay đổi, bác sĩ của bạn sẽ đề nghị kiểm tra tim thường xuyên để ngăn ngừa bệnh tim mạch.

 

Phù hoàng điểm do đái tháo đường là gì?

Người ta ước tính rằng khoảng 1/15 người mắc bệnh đái tháo đường sẽ mắc phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME).

Ban đầu, bệnh võng mạc đái tháo đường (DR) xảy ra khi lượng đường trong máu cao gây phá hủy các mạch máu tại võng mạc. Điều này dẫn đến những thay đổi tại mạch máu như:

  • Rò rỉ
  • Sưng nề
  • Tắc nghẽn
  • Sự tân sinh bất thường mạch máu

Thỉnh thoảng dịch rò rỉ từ các mạch máu bị tổn thương sẽ tích tụ tại võng mạc dẫn đến phù. Phù võng mạc là DME

Bên cạnh sự thay đổi về mạch máu, một số nghiên cứu còn cho thấy viêm nhiễm cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME)

Sự thay đổi về mạch máu dẫn đến phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) thì luôn đi kèm với bệnh tim mạch (CVD). Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường thường là bệnh tim mạch (CVD) bao gồm nhồi máu cơ tim (MI) hoặc đột quỵ. Nhồi máu cơ tim cấp tính (MI) gây hoại tử một phần cơ tim do thiếu lưu lượng máu.

 

Yếu tố nguy cơ

Một đánh giá năm 2017 thực hiện trên 7,604 người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 (T2D) cho thấy những người mắc phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) hoặc bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PRD) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn

Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh đái tháo đường có sự tổn thương mạch máu thường liên quan đến phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) và bệnh tim mạch (CVD). Thể này có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khắp cơ thể, bao gồm:

  • Mắt
  • Tim
  • Não
  • Thần kinh
  • Thận

Mạch máu vận chuyển O2 và dinh dưỡng đến các cơ quan và mô và thải bỏ các sản phẩm dư thừa của tế bào. Khi mạch máu bị tổn thương, chúng không thể thực hiện các chức năng thiết yếu này. Điều này dẫn đến tổn thương các cơ quan như mắt và tim.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với đái tháo đường típ 2 (T2D) bao gồm:

  • Trọng lượng cơ thể dư thừa
  • Tăng huyết áp
  • Cholesterol cao

Nếu bạn mắc đái tháo đường típ 2 (T2D) và phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME), bạn nên hỏi bác sĩ để tầm soát bệnh tim mạch (CVD). Ngay cả khi lượng đường huyết được kiểm soát tốt và bạn không có các vấn đề về mắt, qua việc trao đổi với bác sĩ về mối liên quan giữa phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) và bệnh tim mạch (CVD) sẽ cung cấp các thông tin hữu ích và giúp bạn giảm thiểu rủi ro.

Các cận lâm sàng mà bác sĩ sử dụng để khám tim bao gồm:

  • Kiểm tra vận động gắng sức
  • Điện tâm đồ lúc nghỉ (ECG)
  • Siêu âm tim
  • Xạ hình hạt nhân gắng sức
  • Điểm số vôi hóa động mạch vành
  • Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành

Tầm soát rất hữu ích đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường típ 2 (T2D) vì họ thường gặp các vấn đề về tim mạch mà không có các triệu chứng điển hình như nhồi máu cơ tim (MIs) thầm lặng.

 

Phòng bệnh

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường kèm tổn thương mắt và bệnh tim mạch bằng cách duy trì lượng đường trong máu của bạn ở phạm vi mà bác sĩ khuyến nghị.

Mặc dù điều đó hề không dễ dàng, nhưng nếu cố gắng duy trì lượng đường trong máu trong phạm vi cho phép càng lâu, bạn sẽ càng ít gặp các biến chứng của bệnh đái tháo đường như phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) và bệnh tim mạch (CVD).

Đặt câu hỏi và trau dồi kiến thức về bệnh đái tháo đường là một bước quan trọng. Kiểm soát lượng đường trong máu sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có các thông tin liên quan như:

  • Hàm lượng carbohydrate và chỉ số glycemic có trong thực phẩm mà bạn ăn
  • Tác động của chất xơ, chất béo và protein lên đường huyết của bạn
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin (insulin hoạt động tốt như thế nào)
  • Tác dụng của tập thể dục, bù nước và giấc ngủ

Thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn. Những thay đổi này bao gồm:

  • Giảm lượng carbohydrate ăn vào
  • Nước là thức uống chính
  • Hoạt động thể lực nhiều hơn mỗi ngày
  • Duy trì chu kỳ giấc ngủ phù hợp
  • Thực hiện các chiến lược để giảm căng thẳng

Tuân thủ điều trị giúp cải thiện lượng đường trong máu của bạn. Kể cả thuốc ở dạng uống như metformin hoặc dạng tiêm như insulin, thì việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về liều và thời gian cũng có thể cải thiện tác động đến glucose máu của bạn.

 

Điều trị

Phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) và bệnh tim mạch (CVD) đều có thể điều trị được.
Trong giai đoạn sớm của phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME), bạn chưa gặp phải những sự thay đổi về thị lực. Bác sĩ sẽ đề nghị chờ để bắt đầu điều trị và kiểm soát bệnh của bạn.

Cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) giai đoạn sớm. Kiểm soát hiệu quả lượng glucose máu có thể phòng ngừa bệnh tim mạch

Khi phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) bắt đầu ảnh hưởng đến thị lực của bạn, các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Liệu pháp Anti-VEGF: Thuốc Anti-VEGF ngăn chặn hoạt động của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF). Liệu pháp này làm chậm sự tân sinh mạch máu, giảm quá trình mất thị lực và thậm chí có thể cải thiện thị lực.
  • Corticosteroids: nhóm thuốc này làm giảm sưng và viêm.
  • Liệu pháp Laser: Bác sĩ sử dụng hoạt động xung của laser để bịt kín sự rò mạch máu ở mắt.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt dịch kính là phẫu thuật để loại bỏ dịch kính chứa đầy mạch máu bên trong mắt và thay thế bằng saline hoặc một chất tương tự

Phương pháp điều trị bệnh tim phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể bao gồm:

  • Thay đổi lối sống: Tập thể dục, ăn kiêng, giảm stress và cai thuốc lá là những ví dụ về sự thay đổi lối sống giúp cải thiện tim mạch.
    Thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm giảm huyết áp, kiểm soát các mảng bám tích tụ, giảm đau hoặc giảm cholesterol
  • Phẫu thuật: Đặt stent và ghép mô là những ví dụ về phẫu thuật can thiệp có thể điều trị bệnh tim mạch.

 

Quan điểm

Quan điểm về phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) và bệnh tim mạch (CVD) phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Bác sĩ nhận diện từng bệnh sớm thế nào
  • Bệnh đáp ứng điều trị tốt ra sao
  • Bạn kiểm soát glucose máu tốt như thế nào
  • Các phương diện khác liên quan đến sức khỏe như huyết áp, lượng cholesterol

Phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) không được điều trị có thể dẫn đến mất thị lực và ít nhất 50% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường chết do bệnh tim. Nhưng điều trị có thể thay đổi kết quả này.

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy rằng việc kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể làm giảm nhu cầu phẫu thuật laser và làm chậm sự tiến triển của phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME).

Tầm soát nguy cơ tim mạch để phát hiện sớm bệnh tim mạch (CVD) có thể giảm nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim (MI) và suy tim.

 

Tổng kết

Lượng đường trong máu cao kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường có thể dẫn đến các rối loạn khác như bệnh tim và tổn thương mắt

Nếu như bạn mắc bệnh đái tháo đường và phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME), bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim hơn so với những người không mắc bệnh phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME).

Mặc dù phù hoàng điểm do đái tháo đường (DME) và bệnh tim đều khá nghiêm trọng nhưng cả hai đều có thể điều trị được. Bác sĩ của bạn có thể tầm soát bệnh mạch vành để phát hiện sớm và chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Nguồn: [https://www.healthline.com/health/diabetes/diabetic-macular-edema-heart-disease]

Người dịch: Nguyễn Lê Như Phúc, Dương Minh Minh

Người hiệu đính: BS Huỳnh Lê Thái Bão

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Advertisement

Giới thiệu Nguyễn Lê Như Phúc

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …