Một số câu hỏi về hạ Kali máu (tiếp theo)
Tác giả: Bs Phi Tung Nguyen
Tiếp tục bài kế tiếp trong chủ đề điện giải (Kali máu), cũng trả lời một số bạn thắc mắc ở bài trước
1-Triệu chứng của rối loạn Kali máu là do Kali ngoại bào (Kali máu) hay Kali toàn bộ quyết định?
Câu trả lời là cả hai, tỉ lệ nồng độ Kali ngoại bào và nội bào (ECF [K]: ICF [K]) là yếu tố quyết định điện thế màng (, quyết định co cơ xương – cơ trơn ống tiêu hóa – cơ tim và dẫn truyền cơ tim
Ví dụ hạ Kali máu (Hyperpolarization of the resting membrane potential):
-Cơ xương: Yếu, chuột rút, liệt cứng, yếu cơ hô hấp, ly giải cơ vân (do co mạch máu nữa)
-Cơ tiêu hóa: táo bón, liệt ruột
-Cơ tim: tăng tự động tính và làm chậm tái cực thất => rối loạn nhịp kiểu vòng vào lại.
2-Bệnh nhân đó ăn kém nên hạ Kali máu đó => Đúng không?
*Không đúng
*Thận thải 92% tổng lượng Kali nhập và đóng vai trò then chốt, phần còn lại thải qua đường tiêu hóa.
Kali máu sẽ giảm do giảm nhập khi lượng nhập < lượng thải. Đường tiêu hóa thải ít nhất khoảng 10mEq/ngày. Thận tốt có thể đáp ứng với tình trạng hạ Kali máu bằng cách giảm tối thiểu lượng Kali mà thận tiết, mức tối thiểu là 15mmol/ngày.
*Vậy, nếu thận tốt, bệnh nhân không có vấn đề đường tiêu hóa, phải ăn dưới 25mmol Kali/ngày mới gây hạ Kali máu. Ví dụ ICU hay sử dụng sữa Peptamen, 250ml có 7.3 mmol Kali. Vậy cho nhịn hết, mỗi ngày chỉ cần uống 750 ml Peptamen là giữ được Kali không thấp dưới giới hạn dưới.
*Vậy, Kali thấp
-Hoặc đúng là nhập quá ít thiệt (hiếm)
-Hoặc, phổ biến, thận không đáp ứng tối đa được với tình trạng hạ Kali máu. Ví dụ, bệnh lý thận, hoặc do những tình trạng mà có tình trạng kích thích/ tăng tiết aldosterol làm ảnh hưởng chức năng giữ Kali của thận (bệnh nhân sốc, nhiều bệnh khác..)
3-Nghe nói có quy luật, mỗi 100mEq Kali bù sẽ tăng 0.3mEq/l nồng độ Kali máu => Sao ít vậy? Hạ Kali bao nhiêu cũng vậy ha?
*Có nhưng không đúng. Vậy BN ICU Kali 3 mEq/l phải bù 300mEq Kali mới tăng Kali máu về bình thường (ai cũng biết 1 ống potassium có 13mEq thôi) 😀
*Mô hình đưa ra con số này gọi là “linear relationship”, hay mô hình cổ điển.
-Mô hình này phát biểu, khi Kali < 4 mEq, cứ Kali total giảm 300mEq thì Kali máu sẽ giảm 1mEq.
-Mô hình này thì rất nhiều nghiên cứu chứng minh sai rất nhiều, đặc biệt trên BN hạ Na máu nặng.
*Mô hình được cho là đúng hơn và càng đúng hơn trên bệnh nhân hạ Kali máu nặng gọi là “Exponential relationship”.
-Mô hình này được coi là đúng hơn với hạ Na máu nặng, được Sterns và cộng sự đo trên 1 người đàn ông khỏe mạnh – 70kg. Công thức của mô hình này là: Kali deficit = 3300* exp (-[K]/1.5) – 200
P/s: Nhìn thấy phức tạp hơn là đoán đúng hơn r )
So sánh thử 2 mô hình, khi Kali BN là 1.9 mEq và 3.2 mEq
*Mô hình Linear => Kali deficit = 600 mEq và 250mEq
*Mô hình Exponential => Kali deficit = 788 mEq và 124 mEq.
Ta thấy, cả 2 mô hình khác nhau nhiều, nhìn có vẻ mô hình Exponetial đúng hơn vì lượng Kali mất không thể cứ cố định với mọi mức độ hạ Kali được.
Dù vậy, mô hình Exponential relationship cũng đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng không chính xác, dễ hiểu, vì nó đưa ra dựa vào số liệu của 1 người bình thường.
Vậy, vốn không có mô hình nào ước đoán được tổng lượng Kali truyền và Kali sẽ tăng, vì Kali là ion nội bào, bị ảnh hưởng bởi quá nhiều thứ. Nếu các chỉ số cũng bất thường, mà trong giới hạn như nghiên cứu của Johnson trong bài trước mình đề cập, có thể tạm dự đoán được.
4-Bệnh nhân này hạ Kali máu do tiểu nhiều đó? Do tiêu chảy đó?
Câu này chắc để bài sau về chủ đề này….