[VYPO] Tại sao bạn không được hiến máu ngay sau khi tiêm vắc xin ?

Rate this post

Tại sao bạn không được hiến máu ngay sau khi tiêm vắc xin ?

Nguồn: Bs. Phan Trúc ( VYPO)

Một câu hỏi của bạn đọc, thuộc trường phái anti-vaccine đã lập luận: “Nếu việc tiêm vắc xin là an toàn thì việc gì người ta ngăn cản việc hiến máu sau tiêm vắc xin, rõ ràng nó có nguy cơ lây bệnh?

 

Để giải đáp vấn đề này cũng như làm rõ vấn đề tiêm vắc xin với việc hiến máu, Dr. Tre (bí danh) và phóng viên (PV) đã có cuộc thảo luận nhỏ, mời mọi người cùng đón xem:
PV: Sau khi tiêm vắc xin, tôi có thể hiến máu được không?
Dr. T: Được chứ, nhưng phải chờ một thời gian tuỳ vào loại vắn xin?
PV: Cụ thể là như thế nào, và vì sao lại như vậy?
Dr. T: Bạn cần chờ:
– Tối đa 8 tuần sau khi chủng ngừa đậu mùa
– Tối đa 4 tuần sau khi chủng ngừa MMR (vì có thành phần rubella), thủy đậu và Zostavax
– Tối đa 3 tuần sau khi chủng ngừa viêm gan B
– Tối đa 2 tuần sau khi chủng ngừa bệnh sởi, quai bị, bại liệt hoặc sốt vàng.
Nếu bạn quan sát sẽ thấy rằng hầu hết tất cả đều là vắc xin sống, bạn sẽ rất dễ hiểu tại sao bạn không thể hiến máu ngay sau khi tiêm.
Vắc xin sống có thể tạo ra tình trạng nhiễm virut máu tạm thời (virut lưu hành trong máu), sau đó có thể được truyền sang người khác trong máu được hiến tặng.
Đối với các trường hợp khác, bạn có thể hiến máu ngay theo khuyến cáo của Hội chữ thập đỏ Hoa kỳ: Hiến máu “Được chấp nhận nếu bạn đã được chủng ngừa cúm, uốn ván hoặc viêm màng não, miễn là bạn không có triệu chứng và không bị sốt. Bao gồm vắc xin Tdap. Có thể chấp nhận được nếu bạn đã tiêm Vắc xin HPV (ví dụ, Gardasil).
PV: Rõ ràng khi hiến máu, người nhận chỉ nhận một lượng rất ít vắc xin “nếu có” từ người cho. Nếu thật sự vắc xin không gây bệnh thì tại sao lại ngăn cản việc nhận một lượng ít hơn rất nhiều như vậy?
Dr. T: Hãy nhớ rằng bạn sẽ chỉ nhận được chủng vi rút vắc xin giảm độc lực với một lượng rất nhỏ. Nếu người tiêm vắc-xin không bị bệnh do tiêm vắc-xin, thì tại sao một người nhận lại có thể bị bệnh khi nhận được liều lượng nhỏ hơn nhiều thông qua hiến máu?
Thực tế rủi ro vẫn diễn ra về mặt lý thuyết, đặc biệt nếu người nhận máu bị suy giảm miễn dịch (bối cảnh bệnh nhân bị truyền máu rất đa dạng), trong tình huống này, vắc xin sống có thể gây bệnh nguy hiểm cho người nhận. Vì vậy mọi người không nên hiến máu ngay sau khi tiêm các loại vắc xin này.
PV: Nhưng còn vắc xin viêm gan B thì sao. Nó không phải là vắc xin vi rút sống.
Dr. T: Bạn nắm thật rõ về vắc xin nhỉ. Đối với loại vắc-xin này thì nguy cơ lại nằm ở chỗ người hiến chứ không phải người nhận. Việc tiêm vắc-xin gần đây có thể cho kết quả dương tính với xét nghiệm HBsAg (điều này chỉ xảy ra tạm thời), khiến trung tâm hiến máu thực sự nghĩ rằng bạn đã bị nhiễm viêm gan B, khiến bạn bị đưa vào danh sách “cấm hiến máu”.
PV: Điều này có nghĩa là vắc xin không an toàn không?
Dr. T: Dĩ nhiên là không!
Chỉ cần xem xét một số hạn chế đối với việc hiến máu:
– Bạn không đủ điều kiện để hiến máu nếu bạn đã từng có kết quả xét nghiệm dương tính với viêm gan B, ngay cả khi bạn chưa bao giờ bị bệnh.
– Bạn phải đợi 12 tháng sau lần tiếp xúc cuối cùng nếu bạn tiếp xúc với người mắc bệnh viêm gan B và bạn muốn hiến máu.
– Nếu bạn chưa được chủng ngừa, bạn phải đợi ít nhất 4 tuần sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Vì vậy, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có nhiều khả năng đủ điều kiện để hiến máu hơn nếu bạn được tiêm chủng và bảo vệ đầy đủ.
PV: Cảm ơn chia sẻ của Bác sĩ. Làm thế nào để biết được tôi có đủ điều kiện để hiến máu hay không?
Dr. T: Tất cả các thông tin liên quan đến tiêu chuẩn hiến máu đã được liệt kê một cách trật tự và dễ tìm kiếm theo Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ, mọi người hãy tham khảo nếu có thắc mắc : https://www.redcrossblood.org/…/eligibility-criteria…
Advertisement

Giới thiệu dangthuy

Check Also

Tại sao chúng ta phải “sợ” Ma Túy?

Chúng ta thường nghe rằng phải tránh xa Ma Túy. Ở hầu hết các quốc …