[Sổ tay Harrison Số 71] Hóa trị Ung thư

Rate this post

SỰ PHÁT TRIỂN KHỐI U

Hai đặc điểm chủ yếu của các tế bào ung thư là tăng sinh không kiểm soát và có khả năng di căn. Kiểu hình ác tính của tế bào là hậu quả cuối cùng của một loạt các biến đổi về gen làm mất cơ chế bảo vệ nhằm ngăn chặn tế bào nhân lên và làm xuất hiện đặc điểm mới cho phép tế bào có thể di căn, bao gồm các receptor bề mặt liên kết với nền màng tế bào, các enzyme to poke holes in anatomic barriers, các cytokin tạo thuận lợi cho di động và các yếu tố tạo mạch tăng sinh tân mạch cung cấp dinh dưỡng và oxy. Những thay đổi về gen thường liên quan đến các biểu hiện, hoạt động bất thường hoặc tăng lên của các gen nhất định được gọi là gen tiền ung thư (thường gia tăng các yếu tố, receptor, enzyme cần cho sự phát triển hoặc các yếu tố sao chép), xóa hoặc bất hoạt các gen ức chế ung thư và các khuyết tật trong các enzym sửa chữa DNA. Các biến đổi này có thể do đột biến điểm, khuếch đại gen, tái cấu trúc gen, hoặc các biến đổi ngoại sinh như thay đổi methyl hóa gen. Khi tế bào ác tính, động lực phát triển của chúng cũng tương tự các tế bào nình thường nhưng thiếu sự điều hòa. Vì các nguyên nhân chưa rõ, khối u phát triển theo đường cong Gompertzian: khi khối lượng khối u tăng, các phần của tế bào đang phân chia giảm. Vì vậy, khi khối u đủ lớn để có biểu hiện lâm sàng thì các phần phát triển thường nhỏ. Không may, sự phát triển khối u không dừng lại hoàn toàn trước khi đạt khả năng gây chết. Tế bào ung thư cũng có các giai đoạn của chu kỳ tế bào giống tế bào bình thường: G1 (thời kỳ chuẩn bị cho tổng hợp DNA), S (tổng hợp DNA), G2 (pha tứ
bội trước nguyên phân, trong đó có đánh giá sự toàn vẹn của việc sao chép DNA) và M (nguyên phân). Một số tế bào không có chu kỳ sẽ duy trì trạng thái G0 hoặc nghỉ, pha kéo dài nhiều thời kỳ. Các chất hóa trị nhất định đặc hiệu cho các tế bào trong từng pha nhất định của chu kỳ tế bào.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁNG THUỐC

Kháng thuốc được chia thành kháng thuốc ngẫu phát hoặc mắc phải. Kháng thuốc ngẫu phát đề cập đến xu hướng của nhiều khối u rắn không đáp ứng với các tác nhân hóa trị. Trong kháng thuốc mắc phải, các khối u đáp ứng ban đầu với hóa trị sau đó xuất hiện kháng thuốc trong quá trình điều trị, thường do xuất hiện các dòng kháng thuốc trong quần thể tế bào ung thư. (Bảng 71-1). Kháng thuốc đặc hiệu với từng loại thuốc riêng lẻ do (1) sai sót trong vận chuyển thuốc, (2) giảm các enzym kích hoạt, (3) tăng sự bất hoạt
thuốc, (4) tăng nồng độ enzym đích hoặc (5) biến đổi phân tử đích. Kháng đa thuốc xảy ra ở các tế bào biểu hiện quá mức glycoprotein P, một glycoprotein chịu trách nhiệm tăng cường giải phóng thuốc ra khỏi tế bào, nhưng cũng có nhiều cơ chế khác.

Advertisement

CÁC LOẠI TÁC NHÂN HÓA TRỊ VÀ ĐỘC TÍNH CHỦ YẾU

Một phần danh sách các độc tính được thể hiện trong Bảng 71-2; một số độc tính có thể chỉ áp dụng cho một số thuốc trong nhóm.

BIẾN CHỨNG ĐIỀU TRỊ

Trong khi tác dụng của hóa chất điều trị ung thư tác động chủ yếu lên quần thể tế bào ác tính, hầu hết các phác đồ đang dùng hiện nay cũng có tác động mạnh mẽ đến các mô bình thường. mỗi tác dụng phụ của điều trị phải được cân bằng với lợi ích tiềm năng dự kiến và bệnh nhân phải luôn được thông báo đầy đủ về độc tính mà họ gặp phải. Trong khi các tác dụng phụ nhất định thường tồn tại trong thời gian ngắn, một số khác, như vô sinh và nguy cơ ác tính thứ phát, có ảnh hưởng lâu dài; xem xét các ảnh hưởng này rất quan trọng trong việc dùng các phác đồ như liệu pháp bổ trợ. Độc tính kết hợp trong các phác đồ gồm cả xạ trị và hóa trị lớn hơn so với từng phương pháp riêng lẻ. Sự sinh quái thai là mối quan tâm đặc biệt trong điều trị phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bằng xạ trị hoặc hóa trị. Độc tính muộn nghiêm trọng nhất là vô sinh (hay gặp; từ tác nhân alkyl hóa), bạch cầu cấp thứ phát (hiếm; từ tác nhân alkyl hóa và chất ức chế topoisomerase), các khối u đặc thứ phát (0.5–1%/năm nguy cơ trong ít nhất 25 năm sau điều trị; từ xạ trị), xơ vữa động mạch sớm (tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gây chết lên 3lần; từ xạ trị bao gồm vùng tim), suy tim (hiếm; từ các thuốc anthracyclin , trastuzumab) và xơ phổi (hiếm; từ bleomycin).

KIỂM SOÁT ĐỘC TÍNH CẤP

Buồn Nôn Và Nôn

Các tác nhân emetogenic nhẹ đến trung bình—prochlorperazine, 5–10 mg uống hoặc 25 mg đặt trực tràng trước đợt hóa trị; tăng hiệu quả khi tiêm tĩnh mạch dexamethasone, 10–20 mg. Tác nhân emetogenic mạnh (như cisplatin, mechlorethamine, dacarbazine, streptozocin)—ondansetron, 8 mg PO cách mỗi 6h vào ngày hôm trước và tiêm TM vào lúc hóa trị, thêm dexamethasone, 20 mg tiêm TM vào lúc dùng hóa chất. Aprepitant (125 mg uống ngày 1, 80 mg uống ngày 2, 3 kèm theo có hoặc không dexamethasone 8 mg), chẹn receptor chất P/ neurokinin 1, làm giảm nguy cơ cấp tính và làm chậm nôn do cisplatin.

Giảm Bạch Cầu Trung Tính

Các yếu tố kích thích tạo dòng thường được dùng nơi mà chúng được chỉ ra có ít hoặc không có lợi ích. Các chỉ định cụ thể của dùng yếu tố kích thích tạo dòng bạch cầu hạt hoặc yếu tố kích thích tạo dòng bạch cầu hạt- đại thực bào được cung cấp trong Bảng 71-3.

Anemia

Chất lượng cuộc sống được cải thiện khi duy trì nồng độ Hb >90 g/L (9 g/ dL). Điều này được thực hiện thường xuyên thông qua truyền khối hồng cầu. Erythropoietin có khả năng bảo vệ tế bào thiếu oxy khỏi chết; sử dụng nó khiến việc kiểm soát khối u kém đi và thường không được khuyến khích.

Giảm Tiểu Cầu

Hiếm gặp, việc điều trị có thể làm giảm số lượng tiểu cầu. Truyền tiểu cầu thường được bắt đầu khi số lượng tiểu cầu là 10,000/μL ở các bệnh nhân có khối u rắn và là 20,000/μL ở bệnh nhân bạch cầu cấp. Các mimetic thrombopoietin uống mới (VD eltrombopag) đầy hứa hẹn nhưng chưa được thử nghiệm lâm sàng rộng rãi trong phác đồ điều trị ung thư.

Để thảo luận chi tiết hơn, đọc Sausville EA, Longo DL: Các nguyên tắc điều trị ung thư, Chương 85, trang 689, trong HPIM-18.

Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th

Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”

Giới thiệu QuangNhan

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …