Khuyến cáo đối với liều vắc xin COVID – 19 thứ ba (Phần 2)

Rate this post

LIỀU TĂNG CƯỜNG CHO NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT

Vào ngày 3 tháng 12 năm 2021, NACI đã đưa ra các khuyến nghị đã được cập nhật về liều tăng cường, dựa trên bằng chứng đang nổi lên về hiệu quả của vaccine, những rủi ro của việc tiếp xúc với SARS-CoV-2 ở Canada vào thời điểm này, các mục tiêu sửa đổi của chương trình tiêm chủng COVID-19 của Canada, nguy cơ tiếp diễn bệnh trầm trọng do COVID-19, sự giãn cách xã hội do lây truyền bệnh nhiễm trùng và các tác động bất lợi đối với năng lực của hệ thống y tế đối với đại dịch COVID-19.

Ontario khuyến cáo đặc biệt nên tiêm một liều nhắc lại của vaccine mRNA cho những người ≥50 tuổi sau ≥3 tháng (84 ngày) sau khi hoàn thành các liều vắc-xin COVID-19 chính. Khoảng thời gian đề nghị ≥3 tháng (84 ngày) này hiện cũng áp dụng cho tất cả các nhóm người được ưu tiên trước đó trong đợt triển khai liều tăng cường.

Tất cả những người ở Ontario từ 18 tuổi trở lên đều đủ điều kiện để tiêm liều nhắc lại của vaccine mRNA ≥3 tháng (84 ngày) sau khi tiêm xong các liều vaccine COVID-19 chính.

THỜI GIAN QUAN SÁT LIỀU TĂNG CƯỜNG

Do sự cấp bách phải cung cấp liều tăng cường, thời gian quan sát 15 phút của liều tăng cường vaccine mRNA có thể được miễn tạm thời trong quá trình phản ứng khẩn cấp với biến thể Omicron. Có thể cân nhắc giảm thời gian theo dõi sau tiêm chủng, trong khoảng 5 – 15 phút để tiêm liều nhắc lại thứ ba của vaccine COVID-19 trong đại dịch, nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể chẳng hạn như phản ứng sau tiêm của hai liều vaccine COVID-19 trước đó và các điều kiện liên quan khác như được nêu trong lời khuyên về vaccine cúm NACI 2020-2021. Đây sẽ là một ngoại lệ đối với hướng dẫn tiêm chủng thông thường và cách tiếp cận này có thể được sử dụng trong các cơ sở sau đây (tức là trạm y tế tiêm chủng, phòng khám chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhà thuốc) tại thời điểm này trên cơ sở tạm thời trong quá trình phản ứng khẩn cấp với biến thể Omicron, đã cân nhắc các rủi ro giảm thời gian quan sát (ví dụ, tăng nguy cơ chậm phát hiện một triệu chứng bất lợi có thể cần được chăm sóc y tế ngay lập tức) giảm nguy cơ lây truyền SARS-CoV-2 khi không thể duy trì khoảng cách vật lý và cho phép nhiều người hơn được chủng ngừa trong một khoảng thời gian nhất định.

NACI đã phác thảo một số nhóm người nhất định mà một sản phẩm với/ hoặc liều lượng cụ thể có thể được ưu tiên cho liều tăng cường / bổ sung, như được nêu trong Bảng 2.4. Xem hướng dẫn của NACI về liều vaccine COVID-19 tăng cường để biết thêm cơ sở căn bản và các cân nhắc.

Bảng 2: Cơ sở lý luận và các lựa chọn cho loại vaccine và liều lượng được cung cấp cho liều lượng tăng cường vắc xin COVID-19 ở các nhóm dân số nhất định

Nhóm dân số Loại vaccine (và liều) khuyến nghị để tăng cường Cơ sở lí luận hoặc các cân nhắc đi kèm
18 – 29 tuổi Pfizer-BioNTech (30mcg) Tỷ lệ viêm cơ tim / viêm màng ngoài tim được báo cáo thấp hơn sau khi tiêm vắc xin Pfizer-BioNTech (30 mcg) so với Moderna (100 mcg) (dựa trên dữ liệu liều thứ hai)
  • ≥ 70 tuổi
  • Người thường xuyên ở nhà, nhà dưỡng lão cho người cao tuổi trong các cơ sở giáo hội khác
  • Người lớn bị suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng (liều thứ 3 cũng là một phần của liều chính)
Có thể cân nhắc Moderna hoặc Pfizer-BioNTech

(30mcg).

Nếu vắc xin Moderna đang được sử dụng làm sản phẩm tăng cường, liều 100 mcg có thể được ưu tiên, dựa trên tình huống lâm sàng hiện tại.

Moderna (100 mcg) tạo ra lượng kháng thể cao hơn một chút so với Pfizer-BioNTech (30 mcg). Khả năng bảo vệ (chống nhiễm trùng và bệnh nặng) khỏi liều chính bằng Moderna (100 mcg) có thể bền hơn Pfizer (30 mcg).

Nhóm dân số này có thể có chức năng miễn dịch kém mạnh mẽ hơn (người cao tuổi) hoặc giảm đáp ứng miễn dịch với vaccine (một số người bị suy giảm miễn dịch). Có thể Moderna (100 mcg) có thể tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn Moderna (50 mcg).

Nhóm dân số được đề nghị tiêm mũi tăng cường mà chưa được liệt kê ở trên Moderna (50 mcg) hoặc PfizerBioNTech (30 mcg) thích hợp để làm liều tăng cường. Được Bộ Y tế Canada cho phép tiêm liều tăng cường

1. Người dân của Cơ sở chăm sóc dài hạn (LTCH), Nhà hưu trí (RH), Viện dưỡng lão, và những người lớn tuổi sống trong các cơ sở cư trú tập thể khác

Cơ sở lý luận:

  • Tác động tiềm tàng của nguy cơ lây truyền các biến thể Delta và Omicron đáng quan tâm ở nhóm người lớn tuổi dễ mắc bệnh, những người sống trong các cơ sở có nguy cơ cao (tức là sống chung với những người lớn dễ bị tổn thương, có nguy cơ cao khác) đã được đánh giá, đặc biệt trong bối cảnh các tài liệu mới nổi về suy giảm phản ứng miễn dịch và phản ứng kháng thể suy yếu nhanh hơn trong quần thể này. Một số nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng nặng, và đáng chú ý hơn là ở người lớn tuổi (NACI, 2021). Các cá nhân này có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng do tuổi tác và các tình trạng bệnh lý nền và có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn do tương tác hàng ngày của họ với nhân viên và cư dân trong môi trường sống tập thể (NACI, 2021).
  • Những người Ontario lớn tuổi sống trong các khu tập thể được ưu tiên tiêm vắc xin COVID-19 khi vắc xin lần đầu tiên được cấp phép; do đó, nhiều người đã hoàn thành sớm chương trình tiêm chủng COVID-19 trong quá trình triển khai vắc xin, vì vậy giúp kéo dài thời gian đề kháng của vắc xin. Ngoài ra, nhiều người đã được tiêm vắc xin trong khoảng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất. Bằng chứng cho đến nay cho thấy rằng, so với các khoảng thời gian dài hơn, các khoảng thời gian ngắn hơn giữa liều thứ nhất và liều thứ hai dẫn đến đáp ứng miễn dịch thấp hơn và do đó cũng có thể dẫn đến suy giảm khả năng bảo vệ nhanh chóng hơn, bao gồm cả việc chống lại các biến thể đang được quan tâm (NACI, 2021).
  • Vắc xin đã có hiệu quả chống lại COVID-19 trong các Cơ sở Chăm sóc Dài hạn trong 3 – 4 tháng sau khi tiêm phòng,tuy nhiên dịch bệnh vẫn bùng phát . Trong những đợt bùng phát này, những người dân được tiêm phòng đầy đủ bị nhiễm bệnh, và ở một số các trường hợp tiến triển bệnh nặng và tử vong. Cung cấp một liều tăng cường vắc xin COVID-19 cho cộng đồng này nhằm giúp tăng cường khả năng bảo vệ và ngăn chặn sự bùng phát dịch trong nhóm dân số dễ bị tổn thương này. Xem NACI’s Hướng dẫn về liều COVID-19 tăng cường ở Canada để biết thêm thông tin.
  • Các khu tập thể khác có thể bao gồm các cơ sở hỗ trợ sinh hoạt, bệnh viện chăm sóc bệnh nhân có bệnh mãn tính, khu tập thể hưu trí tự phát/ các tòa nhà chung cư của người cao tuổi hoặc người lớn tuổi sống trong các khu tập trung dành cho những người bị khuyết tật phát triển, các vấn đề về sức khỏe tâm thần và nghiện ngập,vv 
  • Trên thực tế, một số cư dân có thể được tiêm chủng sau khoảng thời gian ngắn hơn so với khuyến nghị 6 tháng (168 ngày) sau cân nhắc tác dụng khi tăng cường miễn dịch toàn cộng đồng.

2. Người lớn ≥ 50 tuổi

Cơ sở lý luận:

  • Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong do nhiễm COVID-19, do tuổi tác và tình trạng bệnh nền. Trong số những người được tiêm chủng đầy đủ, những nhóm tuổi lớn hơn (80 tuổi trở lên với mức cao nhất, tiếp theo là những người từ 70 đến 79 tuổi) có tỷ lệ nhập viện và tử vong cao nhất do COVID-19 so với nhóm tuổi trẻ hơn được tiêm chủng đầy đủ (NACI, 2021).
  • Có bằng chứng cho thấy khả năng miễn dịch suy yếu và giảm hiệu quả của vắc xin chống lại vi rút theo thời gian sau  loạt vắc xin COVID-19 đầu tiên ở người lớn tuổi. Mặc dù tính bảo vệ chống lại biến chứng nghiêm trọng do COVID-19 dường như kéo dài hơn so với việc bảo vệ chống lại nhiễm vi rút  không có triệu chứng hoặc  triệu chứng nhẹ, một số các nghiên cứu đang cho thấy sự giảm khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng nghiêm trọng, và đáng chú ý hơn ở người lớn tuổi. Xem hướng dẫn của NACI về tăng cường liều vắc xin COVID-19 ở Canada để biết thêm chi tiết.
  • Người lớn tuổi được ưu tiên chủng ngừa COVID-19 khi chủng ngừa lần đầu tiên được cho phép; do đó, nhiều người đã hoàn thành việc tiêm phòng COVID-19 sớm trong đợt triển khai vắc xin, vì vậy giúp kéo dài thời gian đề kháng của vắc xin. Ngoài ra, nhiều người đã được tiêm vắc xin trong khoảng thời gian khuyến nghị của nhà sản xuất. Bằng chứng cho đến nay cho thấy rằng, so về khoảng thời gian, khoảng thời gian ngắn hơn giữa liều đầu tiên và thứ hai dẫn đến các phản ứng miễn dịch kém hơn và do đó, cũng có thể dẫn đến suy yếu miễn dịch nhanh hơn, bao gồm chống lại các biến thể đang được quan tâm (NACI, 2021).

3. Nhân viên chăm sóc sức khoẻ:

Cơ sở lý luận:

  • Nhân viên chăm sóc sức khoẻ có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn do các tác động thường xuyên tới họ và khả năng tiếp xúc lây nhiễm với bệnh nhân đang hoặc có lẽ bị nhiễm COVID-19 và có thể làm tăng nguy cơ lây truyền cho các nhóm người dễ bị tổn thương mà họ chăm sóc nếu bị nhiễm bệnh. 
  • Việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân viên y tế là cần thiết để duy trì hệ thống y tế nhằm giảm thiểu bệnh tật nghiêm trọng và tử vong nói chung ở Ontario trong khi giảm thiểu sự suy thoái xã hội do hậu quả của đại dịch COVID-19.
  • Nhân viên chăm sóc sức khoẻ đã được ưu tiên sớm trong chương trình tiêm chủng COVID-19 của Ontario, để có thêm nhiều thời gian cho bệnh nhân nếu nó xảy ra, và nhiều người đã sử dụng liều thứ hai trong khoảng thời gian chuyên khảo của sản phẩm. Các bằng chứng đến nay cho thấy rằng khoảng cách giữa các liều ngắn hơn dẫn đến hậu quả hiệu giá kháng thể thấp hơn, có thể suy giảm xuống dưới mức bảo vệ theo thời gian. Trong khi những cá nhân được tiêm liều thứ hai trong loạt vắc xin COVID-19 chính ở khoảng thời gian ngắn hơn so với liều đầu tiên được bảo vệ tốt trong thời gian ngắn, họ có thể đã tạo ra mức kháng thể thấp hơn, có thể giảm theo thời gian so với những người có khoảng cách giữa các liều dài hơn (NACI, 2021).
  • Tối ưu hoá việc bảo vệ nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể giúp cân bằng bất kỳ gánh nặng nào không tương xứng của những người chấp nhận gánh thêm rủi ro để bảo vệ người dân, do đó duy trì nguyên tắc đạo đức giúp đỡ lẫn nhau (NACI, 2021). 
  • Chăm sóc sức khoẻ nhân viên y tế bao gồm:
    • Bất kỳ chuyên gia y tế nào và bất kỳ nhân viên, nhân viên hợp đồng, sinh viên/thực tập sinh, tình nguyện viên đã đăng ký hoặc người chăm sóc thiết yếu được chỉ định khác hiện đang làm việc trực tiếp trong một tổ chức chăm sóc sức khoẻ, bao gồm cả những nhân viên y tế không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và thường xuyên trong ở trong môi trường bệnh viện (ví dụ, nhân viên vệ sinh, nhân viên nghiên cứu, nhân viên hành chính khác)
    • Nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ hoặc trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong một khu tập thể, khu dân cư hoặc cộng đồng bên ngoài một tổ chức chăm sóc sức khoẻ.
    • Xem phụ lục B để biết các ví dụ cụ thể về nhân viên chăm sóc sức khoẻ. 

Có thể xem xét giảm thời gian theo dõi sau khi tiêm chủng ít nhất 5 phút đến 15 phút để sử dụng liều tăng cường của vắc xin COVID-19 cho nhân viên y tế, những người đang được tiêm chủng tại các cơ sở y tế, nếu kinh nghiệm với hai liều vắc xin COVID-19 trước đó là không ổn và các điều kiện liên quan được đáp ứng, như được nêu trong lời khuyên về vắc xin cúm NACI 2020-2021 (phù hợp với môi trường chăm sóc sức khoẻ).

4. Dân tộc đầu tiên, người Inuit và Métis

Cơ sở lý luận:

  • Dân tộc đầu tiên, Inuit và Métis đã bị ảnh hưởng một cách không cân đối bởi COVID-19 ở Canada và có tỷ lệ nhiễm COVID-19 cao hơn do một số bất bình đẳng đan xen và các yếu tố xã hội mang tính quyết định tới sức khoẻ. Tiêm chủng cho các cá nhân trong quần thể này có khả năng làm giảm hoặc ngăn chặn sự trầm trọng của các bất bình đẳng xã hội và sức khoẻ đan xen (NACI, 2021).
  • Các dân cư vùng sâu vùng xa hoặc bị cô lập có thể không được tiếp cận đầy đủ với cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khoẻ; do đó, họ có nguy cơ phải đối diện với các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm tử vong và tỉ lệ suy thoái xã hội lớn hơn so với các dân cư vùng khác (NACI, 2021).  
  • Dân tộc đầu tiên, Inuit và Métis có đủ điều kiện nhận liều đầu tiên và liều thứ hai sớm khi triển khai tiêm chủng, kéo dài thời gian đề kháng vắc xin. Dân số này cũng đủ điều kiện cho khoảng thời gian chuyên khảo sản phẩm được rút ngắn và bằng chứng đến nay cho thấy rằng, so với khoảng thời gian dài hơn, khoảng thời gian ngắn hơn giữa liều đầu tiên và liều thứ hai dẫn đến đáp ứng miễn dịch thấp hơn và do đó cũng có thể dẫn đến suy giảm khả năng bảo vệ nhanh hơn, bao gồm các biến thể có liên quan khác.
  • Theo NACI, việc có cần hay không các chương trình vắc xin tăng cường trong các cộng đồng bản địa riêng biệt nên được các nhà lãnh đạo và cộng đồng bản địa xác định, và với sự hỗ trợ của các đối tác Y tế công cộng theo tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa.

5. Những người đã hoàn thành chuỗi vắc xin vector virus cơ bản đều được tiêm chỉ với một loại vắc xin duy nhất (AstraZeneca/COVISHIELD or Janssen COVID-19 vaccine)

Cơ sở lý luận :

  • Hiệu quả của tất cả các loại vắc xin (bao gồm cả vector virus) trong việc ngăn ngừa tình trạng mắc COVID-19 nặng vẫn cao, nhưng hiện tại chưa rõ thời gian bảo vệ của từng loại vắc xin khác nhau như thế nào.
  • Nhìn chung, hiệu quả của vắc xin vector virus trong việc ngăn ngừa nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng và mắc COVID-19 nặng luôn thấp hơn vắc xin mRNA.

Dữ liệu mới cho thấy nếu xét về tính hiệu quả trong việc bảo vệ ngăn ngừa tình trạng nhiễm virus và trường hợp bệnh nhẹ có triệu chứng, vắc xin sử dụng vector virus sụt giảm hiệu quả nhanh hơn so với vắc xin mRNA. Tuy nhiên sự khác biệt này lại ít rõ ràng hơn với đối tượng bệnh nặng. Những cá thể này dễ bị nhiễm virus sớm hơn những người được tiêm 2 liều vắc xin cơ bản bao gồm ít nhất một liều vắc xin mRNA (NACI, 2021).

Advertisement

  • Mặc dù có ít bằng chứng về thời gian bảo vệ sau khi tiêm phối hợp 2 loại vắc xin vectơ virus và vắc xin mRNA, nhưng cho đến nay có 2 nghiên cứu chỉ ra rằng

hiệu quả đạt được khi tiêm vắc xin AstraZeneca/ COVISHIELD sau đó tiêm vắc xin mRNA, là tương tự như những ai được tiêm hoàn toàn cả 2 mũi vắc xin mRNA (NACI, 2021)

Phụ lục A: Danh sách các loại thuốc ức chế miễn dịch theo thứ tự bảng chữ cái

Phụ lục B: Danh sách nhân viên chăm sóc y tế đủ điều kiện tiêm liều tăng cường

Các chuyên gia y tế, cũng như bất kỳ nhân viên y tế nào, nhân viên hợp đồng, sinh viên/thực tập sinh, tình nguyện viên đã đăng ký hoặc những người chăm sóc thiết yếu khác hiện đang làm việc trực tiếp trong một tổ chức chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả những nhân viên không trực tiếp chăm sóc bệnh nhân hay không thường xuyên ở môi trường bệnh viện (ví dụ: nhân viên vệ sinh, nhân viên nghiên cứu, nhân viên hành chính khác) được liệt kê bên dưới :

  • Tất cả nhân viên bệnh viện và nhân viên chăm sóc cấp tính bao gồm:
    • Khoa hồi sức tích cực ( Critical Care Units) , khoa cấp cứu và khoa chăm sóc khẩn cấp, đơn vị y tế COVID-19, đội Code Blue, đội phản ứng nhanh
    • Nội tổng quát và các chuyên khoa khác, hồi sức ngoại ( surgical care), khoa sản
  • Tất cả nhân viên/nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19:
    • Trung tâm thu thập mẫu bệnh phẩm COVID-19, trung tâm cách ly COVID-19
    • Nhóm xét nghiệm di động, phòng xét nghiệm COVID-19, nhóm hỗ trợ ứng phó với dịch (ví dụ: nhóm IPAC hỗ trợ quản lý ổ dịch, kiểm tra khu vực bệnh viện)
    • Phòng khám sàng lọc trước tiêm vắc xin COVID-19 và đội tiêm chủng lưu động
    • Các thành viên hiện tại của nhóm hỗ trợ y tế khẩn cấp Ontario (Emergency Medical Assistance Team : EMAT)
  • Người sơ cấp cứu ban đầu (Medical First Responders) (ORNGE, nhân viên y tế, nhân viên cứu hỏa cung cấp sơ cấp cứu ban đầu, cảnh sát và cảnh sát đặc biệt cung cấp sơ cấp cứu ban đầu như một phần trong nhiệm vụ thường ngày của họ)
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe và những người chăm sóc thiết yếu trong các cơ sở cộng đồng (hỗ trợ sinh hoạt, có  trung tâm cải tạo, nơi tạm trú, bệnh viện chăm sóc dài hạn (long term care hospital)/hệ thống y tế địa phương (regional health systems), nhà ở hỗ trợ, bệnh viện và cơ sở chăm sóc giảm nhẹ, v.v.)
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng, cung cấp dịch vụ chăm sóc tận nơi, bao gồm:
    • Các chương trình trao đổi kim tiêm / bơm tiêm, điều trị và giám sát tiêu thụ thuốc .
    • Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe địa phương ( bao gồm nhưng không giới hạn) ở : Trung tâm tiếp cận sức khỏe người bản xứ , trung tâm Y tế cộng đồng địa phương, nhóm chăm sóc ban đầu đa ngành dành cho người bản địa và phòng khám do y tá bản địa điều hành.
    • Trung tâm y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe mạn tính tại nhà, trung tâm sinh, nha khoa và vệ sinh răng miệng, hiệu thuốc, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng khám tại chỗ, sản phụ khoa, hộ sinh, phòng khám do y tá điều hành/ hợp đồng với cơ quan điều dưỡng, tai mũi họng (Otolaryngology : ENT), y tế và phẫu thuật chuyên khoa, vận chuyển y tế, dịch vụ xét nghiệm, cơ sở y tế độc lập, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong các dịch vụ phát triển, dịch vụ sức khỏe tâm thần và chất gây nghiện.
    • Nhân viên chăm sóc sức khỏe trong trường học/ nhà trẻ/ khuôn viên trường học, phòng khám sức khỏe tình dục, chẩn đoán hình ảnh cộng đồng, chế độ ăn/ dinh dưỡng, thính học, y học tự nhiên, chăm sóc toàn diện, chỉnh hình, phòng khám điều trị đau mạn tính, động học/ vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, tâm thần, châm cứu, liệu pháp xoa bóp, tâm lý trị liệu, công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa. org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Nguồn: Ontario – Ministry of Health. Ministry of Long-Term Care

Link: https://find.gov.on.ca/?searchType=simple&owner=moh&url=health.gov.on.ca&collection=&offset=0&lang=en&type=ANY&q=third%20dose&search.x=0&search.y=0&fbclid=IwAR3LfEUazVm3c7QhnMFfxui8esws4IbTdmz0u4M5xcGTirNTf_MmeSwe31o

Tác giả: Nhóm H1-1

Giới thiệu roxieduong

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …