Nồng độ Caffeine cao trong máu có thể làm giảm mỡ thừa và nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2

Rate this post

Theo kết quả từ một nghiên cứu mới, nồng độ Caffeine trong máu cao hơn cho thấy lợi ích làm giảm nguy béo phì và đái tháo đường típ 2.

cafeein và đái tháo đường

Vì caffeine mang lại tác dụng sinh nhiệt, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các nghiên cứu ngắn hạn trước đây đã tìm thấy liên hệ giữa lượng caffeine hấp thụ với khả năng làm giảm cân và khối lượng chất béo. Và dữ liệu quan sát đã cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà phê sẽ làm giảm nguy ngơ mắc đái tháo đường típ 2 và bệnh lý tim mạch.

Trong nỗ lực tách biệt phân biệt những tác động của caffeine với tác động của các thành phần trong các loại thực phẩm và đồ uống khác, tiến sĩ Susanna C. Larsson thuộc viện Karolinska, Stockholm, Thuỵ Điển và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu chủ yếu thu thập từ dân cư Châu Âu để kiểm tra hai đột biến gen cụ thể có liên quan đến quá trình giảm tốc độ chuyển hoá caffeine .

Hai biến thể gen dẫn đến “nồng độ caffeine trong huyết tương cao hơn dự đoán về mặt di truyền suốt đời” các nhà nghiên cứu lưu ý, “và chúng cũng liên quan đến giảm chỉ số khối cơ thể và khối lượng chất béo, cũng như làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2.”

Khoảng một nửa tác dụng của caffeine đối với đái tháo đường típ 2 được ước tính thông qua việc chỉ số khối cơ thể giảm (BMI).

Công trình nghiên cứu này được công bố trực tuyến vào 14 tháng 3 trên tạp chí Y học BMJ.

Stephen Lawrence thuộc đại học Warwick, Vương Quốc Anh lưu ý: “Công bố này hỗ trợ cho những nghiên cứu hiện có đã cho thấy được mối liên hệ giữa tiêu thụ caffeine và tăng đốt cháy chất béo”.

Ông nói với Trung tâm Truyền thông Khoa Học Anh: “Niềm tin lớn mà các tác giả mang lại là giảm cân bằng cách tăng tiêu thụ caffeine có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2.”

“Tuy nhiên, không chứng minh được mối liên hệ nguyên nhân và kết quả”

Các nhà nghiên cứu đồng thuận: “Nghiên cứu lâm sàng sâu hơn để đảm bảo khám phá được tiềm năng của những phát hiện này đối với việc làm giảm gánh nặng của các bệnh chuyển hoá.” 

Tiến sĩ Katarina Kos giảng viên chuyên về bệnh đái tháo đường và béo phì đại Đại học Exeter Anh nhấn mạnh rằng nghiên cứu di truyền này cho thấy các mối liên hệ và lợi ích sức khỏe tiềm ẩn ở những người có một số gen di truyền liên quan đến chuyển hóa chậm caffeine, quá trình chuyển hoá của họ như một đặc điểm di truyền và có khả năng trao đổi chất tốt hơn. 

Cô ấy nói với Trung tâm Truyền thông Khoa Học Anh: “Tuy nhiên mục đích của nghiên cứu không phải để khuyến khích uống nhiều cà phê hơn”

Mối liên hệ thể hiện trong nghiên cứu kết hợp trên toàn bộ gen 

Bằng phương pháp ngẫu nhiên hoá Mendelian, Larsson và các đồng nghiệp đã kiểm tra dữ liệu được lấy từ phân tích tổng hợp liên kết trên toàn bộ gen của 9876 cá thể có nguồn gốc từ Châu Âu, từ 6 nghiên cứu dựa trên quần thể.

Dự đoán về mặt di truyền, nồng độ caffeine trong huyết tương cao hơn ở những người mang cả 2 biến thể gen có sự liên hệ với chỉ số BMI thấp hơn, với một mức tăng độ lệch chuẩn của lượng caffein huyết tương được dự đoán tương đương với khoảng 4,8 kg/m^2 trong BMI (P <0.001).

Đối với khối lượng chất béo toàn cơ thể, độ lệch chuẩn tăng trong caffein huyết tương tương đương với việc giảm 9,5kg (P<.001). Tuy nhiên không có liên quan nào đáng kể với khối lượng cơ thể không chất béo (P=.17).

Dự đoán về mặt di truyền với nồng độ caffeine trong huyết tương cao hơn cũng liên quan đến làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2 trong nghiên cứu FinnGen (chệnh lệch 0.77 trên mỗi độ lệch chuẩn tăng, P<.001) và của DIAMENTE (0.84, P<.001).

Kết hợp lại, độ chênh lệch của bệnh đái tháo đường típ 2 trên độ lệch chuẩn của lượng caffeine huyết tương tăng lên là 0.81 (P<.001)

Larsson và các đồng nghiệp tính toán rằng ước lượng có 43% tác dụng ngăn ngừa của caffeine huyết tương đối với bệnh đái tháo đường típ 2 trung gian thông qua chỉ số BMI.

Họ chưa tìm thấy bất kỳ mối liên kết chặt chẽ nào giữa nồng độ caffeine trong huyết tương và nguy cơ của các bệnh tim mạch (tim thiếu máu cục bộ, rung tâm nhĩ, suy tim và đột quỵ).

Phản ứng sinh nhiệt đối với caffeine trước đây đã được ước lượng, cứ khoảng 100 mg caffeine được tiêu thụ hằng ngày sẽ tương đương với tiêu hao khoảng 100kcal năng lượng, một lượng có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Một cơ chế khả thi khác là tăng cảm giác no bụng và hạn chế hấp thu năng lượng khi có lượng caffeine cao trong máu.

Họ lưu ý: “Cần có những nghiên cứu lâu dài để nhận định tác động của lượng caffeine tiêu thụ đối với khối lượng chất béo và nguy cơ mắc đái tháo đường típ 2”. 

“Cần đảm bảo thực hiện các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát để đánh giá xem liệu đồ uống có chứa caffeine không calo có đóng vai trò làm giảm nguy cơ béo phì và đái tháo đường típ 2 hay không?”

Nguồn: Medscape

Người dịch: Trần Gia Tân – Dương Minh Minh

Người hiệu đính: BS Huỳnh Lê Thái Bão

 

HỎI ĐÁP VỀ CHỦ ĐỀ NÀY

Liều lượng caffeine được khuyến nghị cho lợi ích cho sức khỏe như đề cập trong nghiên cứu là bao nhiêu?

Không có liều lượng cụ thể được khuyến nghị cho lợi ích cho sức khỏe được đề cập trong nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng tiêu thụ caffeine vừa phải (khoảng 3-4 tách cà phê mỗi ngày) có thể liên quan đến nguy cơ giảm béo và tiểu đường loại 2.

Có bất kỳ tác động tiêu cực nào của việc tiêu thụ quá nhiều caffeine không?

Có, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm lo âu, mất ngủ, huyết áp cao và nhịp tim đập nhanh. Khuyến cáo nên tiêu thụ caffeine một cách vừa phải và tránh tiêu thụ nó vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Có cách nào khác để giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2 không?

Có, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia thường xuyên hoạt động thể chất cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2. Khuyến nghị nên tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein ít béo và tham gia ít nhất 150 phút hoạt động thể chất trung bình mỗi tuần.

Nguồn gốc caffeine (cà phê, trà, nước tăng lực) có tác động đến lợi ích cho sức khỏe của nó không?

Chưa rõ liệu nguồn gốc caffeine có ảnh hưởng đến lợi ích cho sức khỏe của nó hay không. Nghiên cứu được đề cập trong bài đăng blog sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin về tiêu thụ cà phê, vì vậy không rõ liệu cùng những lợi ích cho sức khỏe sẽ được quan sát từ việc tiêu thụ caffeine từ các nguồn khác.

Advertisement

Giới thiệu TRẦN GIA TÂN

Sinh viên y khoa

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …