[Medscape] Sinh non và sinh thiếu tháng liên quan đến tăng nguy cơ tự kỷ

Rate this post

Sinh non và sinh thiếu tháng liên quan đến nguy cơ tự kỷ không phụ thuộc và gen di truyền hay các yếu tố môi trường, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên Pediatrics.

Mặc dù những nghiên cứu trước đây liên quan đến sinh non làm tăng nguy cơ tự kỷ – một nghiên cứu vào năm 2017 được công bố trên Cerebral Cortex cho thấy 27.4% trẻ sinh cực non được chẩn đoán tự kỷ – Casey Crump, MD, PhD nói rằng những nguyên nhân tiềm tàng, khác biệt giới tính, mối liên hệ với sinh non vẫn chưa rõ ràng.

Doctor giving injection to boy

“Sinh non trước đây có liên quan đến nguy cơ tự kỷ cao hơn; tuy nhiên, một số câu hỏi quan trọng còn lại vẫn chưa trả lời được”, Crump, giáo sư và phó chủ tịch của nghiên cứu trung tâm y khoa gia đình và sức khoẻ cộng đồng và giáo sư dịch tễ học tại trung tâm khoa học và chính sách sức khoẻ dân số tại Icahn School of Medicine tại Mount Sinai New York cho biết “Theo như chúng tôi được biết, [nghiên cứu của chúng tôi] là nghiên cứu lớn nhất về tuổi thai lúc sinh có liên quan đến tự kỷ, và một trong những nghiên cứu đầu tiên về sự khác biệt giới tính, sinh non, hoặc ảnh hưởng một phần từ các yếu tố gia đình.”

Crump và cộng sự đã kiểm tra dữ liệu từ hơn 4 triệu trẻ sơ sinh ở Thụy Điển từ năm 1973 đến năm 2003, những người được theo dõi rối loạn phổ tự kỷ được xác định từ những chẩn đoán ngoại trú và nội trú trên toàn quốc cho đến tháng 12 năm 2015. Trẻ được sinh ra từ tuần 22 đến 27 được xem là cực non, từ 28 đến 33 tuần là rất non đến non vừa, và từ 34 đến 36 tuần là sinh non muộn. Sinh thiếu tháng là trẻ sơ sinh sinh ra ở tuần 37 đến 38 còn trẻ sinh ra ở tuần 39 đến 41 được coi là đủ tháng.

Họ thấy rằng 6.1% những trẻ sinh cực non được chẩn đoán tự kỷ. Trong khi đó, rối loạn phổ tự kỷ lại thường thấy ở 2.6% ở trẻ sinh non vừa, 1.9% ở trẻ sinh non muộn, 2.1% cho toàn bộ trẻ sinh non, và 1.6% cho trẻ sinh thiếu tháng, so với trẻ đủ tháng là 1.4%.

Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy sinh non và sinh thiếu tháng có liên quan đáng kể để việc tăng nguy cơ tự kỷ ở cả nam và nữ. Trẻ cực non có nguy cơ tự kỷ cao gấp 4 lần. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng cứ thêm 1 tuần tuổi thai thì sẽ làm giảm tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ (ASD) trung bình 5%.

“Nguy cơ cao ở trẻ [sinh non muộn] không hoàn toàn gây ngạc nhiên vì một số nhà điều tra cho thấy tỷ lệ nhận thức sớm cao hơn, vận động và suy giảm ngôn ngữ, và những vẫn đề về trường học, rối loạn tâm thần, một trong số đó có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành,” Elisabeth, McGowan, MD, người không tham gia vào nghiên cứu, đã cho biết trong một bài bình luận biên tập được trưng cầu về nghiên cứu.

Crump tin rằng có sự liên quan giữa sinh non và tự kỷ có thể là do tăng mức độ các dấu viêm. Một nghiên cứu vào năm 2009 được công bố trên Reproductive Sciences phát hiện ra sự tăng cytokine tiền viêm có liên quan đến thời gian và và sự khởi phát sinh non, đồng thời cũng nhận thấy việc não và dịch não tuỷ của từng trẻ tự kỷ “có thể đóng vai trò quan trọng trong sinh bệnh học của nó”, Crump cho biết.

“Sự thay đổi viêm tiến triển của các kết nối thần kinh trong suốt thời kỳ phát triển quan trọng của não bộ có thể là trung tâm của việc phát triển tự kỷ”, Crump giải thích.

Tuy nhiên, Crump cũng nói rằng, mặc dù mối liên hệ với nguy cơ tự kỷ cao hơn ở những trẻ sinh non, nhưng nguy cơ tuyệt đối của tình trạng này là thấp.

“Báo cáo của Crump bằng nhiều cách giải thích đáng tin cậy khác nhau thì có sự gia tăng ASD ở trẻ sinh non”, McGowan, phó giáo sư nhi khoa của bệnh viện Phụ nữ và trẻ sơ sinh, Providence, Rhode Island cho biết. “Và mặc dù tác động của sinh non lên sự phát triển của não bộ có thể là một phần nguyên nhân trong muỗi chuỗi nguyên nhân của ASD (hoặc một số kết quả của quá trình phát triển thần kinh khác), Những yếu tố này hoạt động trong một điều kiện sinh học phức tạp, với những con đường dẫn đến ASD có thể được cho rằng là không đồng nhất.”

ASD là một tình trạng phát triển ảnh hưởng lên 1 trong số 54 trẻ em, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Nhiều trẻ em không được chẩn đoán ASD trong suốt thời thơ ấu cho đến sau này, có một vài trường hợp trì hoãn điều trị và can thiệp sớm. ADS có thể phát hiện sớm nhất lúc 18 tháng tuôi, nhưng độ tuổi trung bình được chẩn đoán ADS là 4.3 tuổi, theo CDC.

“Trẻ sinh non cần được đánh giá sớm và theo dõi trong thời gian dài để tạo điều kiện phát hiện và điều trị tự kỷ kịp thời, được biệt với những trẻ được sinh ra với tuổi thai sớm nhất”, Crump nói trong một cuộc phỏng vấn. “Trên bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, tuổi thai khi sinh nên thường xuyên được kể đến trên bệnh sử và hồ sơ y tế để giúp xác định trên lâm sàng những người sinh non hoặc sinh thiếu tháng. Những thông tin như vậy có thể cung cấp bổ sung bối cảnh lâm sàng có giá trị để hiểu hơn về sức khoẻ của bệnh nhân và có thể tạo điều kiện cho việc đánh giá sớm tự kỷ và những tình trạng phát triển thần kinh khác ở những người sinh non.”

Crump và cộng sự cho biết rằng nhiều nghiên cứu hơn là cần thiết để hiểu về các cơ chế sinh học liên quan giữa sinh non với nguy cơ tự kỷ cao hơn, điều này “có thể tiết lộ những mục tiêu mới để can thiệp vào các cửa sổ quan trọng trong sự phát triển của hệ thần kinh nhằm cải thiện quỹ đạo bệnh tật”.

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/956904

Experts interviewed did not disclose any relevant financial relationships.

This article originally appeared on MDedge.com, part of the Medscape Professional Network

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!

Người dịch: Lê Vy

Advertisement

Giới thiệu dolevy

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …