Một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá việc sử dụng thuốc lợi tiểu ở người ghép thận đã chỉ ra rằng sử dụng thuốc lợi tiểu sau khi ghép thận làm tăng đáng kể nguy cơ tiến triển thành bệnh đái tháo đường, có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm thải mảnh ghép.
“Đái tháo đường sau ghép tạng (PTDM – Post-transplantation diabetes mellitus) có thể là lý do gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân ghép thận vì họ là những bệnh nhân rất dễ bị tổn thương và việc điều trị bệnh đái tháo đường cũng rất khó khăn do chức năng thận không đủ ngưỡng để đáp ứng” nhà nghiên cứu Sara Oskooei, Bác sĩ Y khoa, ứng viên Tiến sĩ, Trung tâm Y tế Đại học, Groningen, Hà Lan, nói với báo Y khoa Medscape.
“Vì vậy, theo tôi nghĩ với tư cách là một Bác sĩ thận học chúng ta cần phát triển một số mô hình nguy cơ đối với bệnh nhân đái tháo đường sau khi ghép thận, và phân loại người ghép thận của chúng ta thành nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao và thấp hơn, sau đó cá thể hóa để tiếp cận điều trị, ở những bệnh nhân có nguy cơ thấp vẫn có thể hưởng lợi ích từ việc sử dụng thuốc lợi tiểu nhưng đối với bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thì sẽ không”, bà nói thêm.
Oskooei trình bày kết quả của mình tại buổi họp thường niên của Hội nghị Thận Châu Âu – Hội Thận nhân tạo và ghép tạng Châu Âu (ERA-EDTA) năm 2021.
Thảo luận với báo Mesdcape Medical News để bình luận về những phát hiện trên, Jeffrey Schiff, Bác sĩ Y khoa, Phó giáo sư, Đại học Toronto, Ontario, Canada thừa nhận rằng bệnh đái tháo đường sau khi ghép tạng là một vấn đề quan trọng.
“Chúng tôi biết rằng ở các bệnh nhân tiến triển thành bệnh đái tháo đường sau ghép tạng là có nguy cơ rất cao thải mảnh ghép và tử vong, nên việc ngăn ngừa nó là mục tiêu quan trọng,” ông ấy nói trong một email. Schiff còn lưu ý rằng thuốc lợi tiểu thiazide từ lâu đã có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong dân số nói chung cao hơn so với nhóm thuốc hạ huyết áp khác “vì vậy việc phát hiện ra điều này giữa một nhóm người được ghép tạng không có gì đáng ngạc nhiên ” ông nhận xét.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên ở đây là ta thấy được tác dụng tương tự ở những bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu nhóm Loop này thực tế có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường sau ghép thậm chí còn cao hơn “Nếu được xác nhận, điều này có nghĩa là thuốc lợi tiểu nhóm Loop ảnh hưởng tới chuyển hóa đường glucose ở người ghép thận so với phần đông dân số chung”. Schiff gợi ý.
Bệnh đái tháo đường ở người dùng thuốc lợi tiểu so với không dùng thuốc lợi tiểu
Trong một nghiên cứu, với 486 bệnh nhân sau cấy ghép ít nhất 1 năm đã được ghi danh. “Những người tham gia được phân loại thành nhóm người sử dụng thuốc lợi tiểu và người không sử dụng thuốc lợi tiểu dựa trên ghi chép việc sử dụng thuốc của họ lúc ban đầu” các tác giả lưu ý. Tổng số 388 người tham gia là người không dùng thuốc lợi tiểu và 168 người có tham gia chiếm 35% tổng thể nhóm thuần tập, đã được kê đơn thuốc lợi tiểu.
Tại thời điểm theo dõi trung bình khoảng 5,4 năm, 11% bệnh nhân sau khi ghép thận đã tiến triển thành bệnh đái tháo đường sau ghép tạng. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường sau ghép tạng cao hơn đáng kể, 18% đối với những người sử dụng thuốc lợi tiểu so với những người không dùng thuốc lợi tiểu là 7% (P<.001), như Oskooei đã báo cáo.
Phân tích sâu hơn nữa ta thấy rằng thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc lợi tiểu nhóm Loop – là hai loại thuốc lợi tiểu chính được sử dụng cho bệnh nhân sau khi ghép thận – nó liên quan đến việc tăng nguy cơ rủi ro của bệnh đái tháo đường sau ghép tạng, nhưng tỉ lệ mắc bệnh ở nhóm người sử dụng thốc lợi tiểu nhóm Loop, chiếm 22%, cao hơn so với lợi tiểu thiazide, là 13% (P<.001).
Các nhà điều tra lưu ý “Mối liên quan này không phụ thuộc vào việc điều chỉnh đối với nhứng yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn bao gồm lối sống, sử dụng các loại thuốc khác, chức năng thận, thông số chuyên biệt về cấy ghép, chỉ số khối cơ thể, lipid và huyết áp”.
Oskooei và cộng sự đã xác định nhiều chất khác nhau trong chuyển hóa thuốc lợi tiểu trong nước tiểu của nhóm thuần tập mẫu “Và kết quả giống với phân tích chính của chúng tôi về việc sử dụng thuốc lợi tiểu cũng như đối với thuốc lợi tiểu thiazide và thuốc lợi tiểu nhóm Loop, xác nhận kết quả chính của chúng tôi”, cô ấy lưu ý và nói thêm, “Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá việc sử dụng thuốc lợi tiểu ở bệnh nhân ghép thận”.
“Nhưng vì thuốc lợi tiểu đôi khi rất quan trọng trong điều trị cho những bệnh nhân này, chúng ta cần tìm ra các mô hình nguy cơ và ứng dụng cá thể hóa để điều trị cho từng bệnh nhân”, bà khẳng định lại.
Cân nhắc rủi ro và những lợi ích của tất cả loại thuốc sau ghép thận
Schiff cho biết việc phát hiện ra nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn sau khi cấy ghép bằng việc sử dụng thuốc lợi tiểu nhóm Loop so với thuốc lợi tiểu thiazide có thể xảy ra một cách tình cờ “do quy mô nghiên cứu tương đối nhỏ, vì vậy nó cần được xác nhận lại bởi các nghiên cứu với quy mô lớn hơn”, ông lưu ý.
Trong khi đó, do nhiều bệnh nhân sau ghép yêu cầu thuốc lợi tiểu như một phần phác đồ điều trị của họ, các bác sĩ thận học cấy ghép cần đánh giá cẩn thận mối nguy cơ và lợi ích của tất cả thuốc họ kê đơn cho bất kì bệnh nhân nào để tạo ra kết quả tốt nhất với ít tác dụng phụ nhất, ông khuyên.
Bình luận thêm về nghiên cứu, Matthew Weir, Bác sĩ Y khoa, Trung tâm khoa học Y tế London, Ontario, đồng ý với Schiff rằng bệnh đái tháo đường phát sinh sau ghép thận là một chủ đề quan trọng mặc dù chưa được nghiên cứu.
“Các tác giả nên được chúc mừng vì công việc của họ trong lĩnh vực này và kết quả của họ cũng khiến mọi người cần suy nghĩ”, ông nói trong một email.
Tuy nhiên, Weir cũng cho rằng cần làm nhiều việc hơn để làm rõ rủi ro do thuốc lợi tiểu gây ra và điều chỉnh nguy cơ đó cho bệnh nhân cần điều trị.
Weir nhấn mạnh, “Tình trạng quá tải thể tích trong sử dụng thuốc lợi tiểu chưa bao giờ được xem là lành tính và nó làm tăng nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường do thuốc”
Mối quan hệ giữa thuốc lợi tiểu, với các loại thuốc cấy ghép khác, chức năng ghép, và bệnh đái tháo đường – vốn có thể chứa đầy những yếu tố gây nhầm lẫn – cần được khám phá trong các nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu 2020. Oskooei đã báo cáo không có xung đột lợi ích. Schiff đã báo cáo về việc phục vụ trong ban cố vấn cho Novartis trong năm qua.
Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/953462#vp_1
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được sự cho phép!
Người dịch: Thùy Linh