Một nghiên cứu mới cho biết thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì có nguy cơ bị đau tim, đái tháo đường típ 2 hoặc sức khỏe kém (tự báo cáo) khi họ ở độ tuổi 30 và 40 cao hơn.
Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo kết quả sức khỏe tồi tệ hơn ở người lớn tuổi, nhưng đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét nguy cơ ở người trẻ tuổi.
Thanh thiếu niên bị béo phì cũng có nhiều khả năng hơn những thanh thiếu niên khác vẫn bị béo phì 24 năm sau đó, cũng như cholesterol cao, huyết áp cao, bệnh thận, suy tim, ung thư, hen suyễn và ngưng thở khi ngủ.
Kết quả là từ một nghiên cứu lớn của Hoa Kỳ đã kiểm tra mức độ ảnh hưởng của bệnh béo phì ở độ tuổi 11 đến 18 đối với sức khỏe ở độ tuổi 33 đến 43.
Phát hiện cho thấy “tuổi vị thành niên là khoảng thời gian quan trọng để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường và đau tim trong tương lai”, Jason M. Nagata, MD, tác giả chính cho biết.
“Cha mẹ nên khuyến khích thanh thiếu niên phát triển các hành vi lành mạnh như hoạt động thể chất thường xuyên và [ăn] các bữa ăn cân bằng,” Nagata, phó giáo sư nhi khoa tại Khoa Y học vị thành niên và thanh niên tại Đại học California, San Francisco, nói.
Ông nói: “Thanh thiếu niên nên biết cách trở nên năng động, tham gia các đội thể thao và hoạt động thể chất với bạn bè” là rất quan trọng.
Bác sĩ nhi khoa cũng có thể giúp hướng dẫn và hỗ trợ thanh thiếu niên và gia đình của họ phát triển các thói quen lành mạnh và bác sĩ nên hỏi thanh niên về tiền sử cân nặng của họ khi họ đánh giá họ có nguy cơ mắc bệnh tim hay không.
Nhưng Nagata, người cũng điều trị cho thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống, nói rằng “trong khi tôi nghĩ điều quan trọng là phải áp dụng các hành vi lành mạnh – như chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên – tôi sẽ không khuyến khích bất kỳ thanh thiếu niên nào thử các hành vi ăn uống cực đoan hoặc rối loạn hơn để giảm cân.”
Rối loạn ăn uống bao gồm việc sử dụng thuốc giảm cân, thuốc nhuận tràng, hoặc thực phẩm chức năng giảm cân, hoặc gây nôn sau khi ăn (ăn vô độ).
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng “khi bạn áp dụng một số hành vi ăn uống sai lệch này [bao gồm cả chế độ ăn kiêng], mọi người thực sự có xu hướng tăng cân nhiều hơn trong thời gian dài”, ông nói.
Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 21 tháng 6 dưới dạng một bức thư nghiên cứu trên Tạp chí của Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ.
Tuổi thanh thiếu niên là thời gian để ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, cơn đau tim
Khoảng 1/5 thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ bị béo phì.
Có nghĩa là, họ có chỉ số khối cơ thể (BMI) – thước đo lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao, cân nặng và tính theo độ tuổi và giới tính – cao hơn 95% những thanh thiếu niên khác ở cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 12.300 thanh thiếu niên tham gia Nghiên cứu dọc quốc gia về sức khỏe vị thành niên đến người lớn (National Longitudinal Study of Adolescent to Adult Health).
Họ xác định chỉ số BMI của thanh thiếu niên khi họ từ 11 đến 18 tuổi vào năm 1994 và 1995, sau đó xem xét kết quả sức khỏe khi thanh thiếu niên 33 đến 43 tuổi vào năm 2016 và 2018 (khoảng 24 năm sau).
Khoảng một nửa số thanh thiếu niên là nữ, và khoảng hai phần ba là người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Họ có chỉ số BMI trung bình là 22,5 kg / m2, cho thấy béo phì ở thanh thiếu niên nhưng là chỉ số BMI bình thường ở người lớn.
Bị béo phì ở tuổi thiếu niên có liên quan đến tỷ lệ cao hơn bị huyết áp cao, cholesterol cao, hen suyễn, ung thư, bệnh thận, ngưng thở khi ngủ và suy tim sớm, nhưng không phải đột quỵ – sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính, chủng tộc / dân tộc, giáo dục , thu nhập, hút thuốc và sử dụng rượu.
Nagata cho biết: “So với một thiếu niên không bị béo phì, một thiếu niên bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 2,73 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim sớm cao hơn 2,19 lần và khả năng báo cáo tình trạng sức khỏe kém của người lớn cao hơn 1,57 lần.
Ông nói: “Nói chung, thanh thiếu niên có chỉ số BMI cao hơn ở tuổi trưởng thành có chỉ số BMI cao hơn và điều đó có liên quan đến những nguy cơ này.
Ông nói rằng không tìm thấy nguy cơ đột quỵ gia tăng ở những người trẻ tuổi bị béo phì khi còn ở tuổi thanh thiếu niên có thể là do tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ tuổi rất thấp.
Nguồn
American College of Cardiology: “Childhood BMI May Influence Poorer Health Outcomes in Adulthood.”
assistant professor of pediatrics in the Division of Adolescent and Young Adult Medicine at the University of California, San Francisco.
Nguồn: Teens with Obesity Risk Heart Attack, Diabetes as Adults
Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!
Người dịch: ToanTran