[Medscapse] Bổ sung vitamin D và Omega-3 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn

Rate this post

Kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên lớn cho thấy đối với những người không thể cả ngày ngồi dưới ánh nắng mặt trời và câu cá như chúng ta cách tốt nhất tiếp theo để ngăn ngừa các bệnh tự miễn có thể là bổ sung vitamin D và axit béo omega-3 có nguồn gốc từ dầu cá.

Karen H.Costenbader, MD, MPH, thuộc Bệnh viện Brigham & Women’s ở Boston, Massachusetts báo cáo rằng trong số gần 26.000 người trưởng thành tham gia vào một thử nghiệm ngẫu nhiên được thiết kế chủ yếu để nghiên cứu tác động của việc bổ sung vitamin D và omega-3 đối với bệnh nhân có khả năng mắc ung thư và bệnh tim mạch, bổ sung vitamin D trong vòng 5 năm có liên quan đến việc giảm 22% nguy cơ được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn, bổ sung vitamin D trong vòng 5 năm có liên quan đến việc giảm 18% các bệnh tự miễn có thể xảy ra hoặc được chẩn đoán.

Cô phát biểu trong cuộc họp thường niên trực tuyến của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR 2021) rằng “Các kết quả này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt lâm sàng, vì đây là những chất bổ sung không độc hại, dung nạp tốt và không có liệu pháp hiệu quả nào khác được biết đến để giảm tỉ lệ mắc bệnh tự miễn”

Costenbader trong một cuộc phỏng vấn với Medscape Medical News cho biết “Mọi người phải dùng các chất bổ sung trong một thời gian dài để bắt đầu thấy được hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh và các bệnh tự miễn phát triển chậm theo thời gian, trừ tác dụng sinh học của chúng, đặc biệt đối với vitamin D, do vậy dùng nó ngay hôm nay sẽ không làm giảm nguy cơ”.

Cô nói “Những chất bổ sung này có những lợi ích sức khoẻ khác. Rõ ràng, dầu cá có tác dụng chống viêm, và vitamin D rất tốt đối với việc ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt ở những bệnh nhân sử dụng glucorticoid. Những người khoẻ mạnh và có tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn cũng có thể xem xét cân nhắc bắt đầu dùng các chất bổ sung này”.

Sau khi xem bài thuyết trình của cô, Gregg Silverman, MD, người đồng điều hành phiên họp, từ Trường Y Langone NYU Y ở Thành phố New York, người không tham gia nghiên cứu, nhận xét “Tôi sẽ đến (cửa hàng dinh dưỡng) GNC để mua một số loại vitamin.

Khi được yêu cầu bình luận, người đồng điều hành phiên khác, Tracy Frech, MD, của Đại học Vanderbilt, Nashville, Tennessee, nói “Tôi nghĩ công việc của bác sĩ Costenbader là rất quan trọng và bài thuyết trình của cô ấy rất xuất sắc. Phương pháp hiện tại của tôi là sử dụng thay thế vitamin D cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh tự miễn với hàm lượng thấp và theo hướng dẫn về sức khoẻ xương. Ngoài ra, tôi còn thảo luận về việc cân nhắc bổ sung omega-3 cho bệnh nhân mắc (hội chứng) Sjögren’s.

Cơ sở bằng chứng

Costenbader lưu ý rằng trong một nghiên cứu quan sát năm 2013 tại Pháp, vitamin D có nguồn gốc từ việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) có liên quan đến giảm nguy cơ mắc bệnh Crohn nhưng không phải viêm loét đại tràng, và trong hai phân tích dữ liệu vào năm 2014 từ Nghiên cứu Sức khoẻ của Y tá, cả nồng độ 25-OH vitamin D cao trong huyết tương và nơi cư trú địa lý ở những khu vực tiếp xúc với tia cực tím cao đều có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp (RA).

Các nghiên cứu quan sát khác đã chỉ ra các đặc tính kháng viêm của axit béo omega-3, bao gồm một nghiên cứu thuần tập tiến cứu năm 2005 của Đan Mạch cho thấy nguy cơ mắc bệnh RA thấp hơn những người tham gia được báo cáo mức tiêu thụ cá béo cao hơn. Trong một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện năm 2017, những tình nguyện viên khoẻ mạnh có tỷ lệ axit béo omega-3 /tổng lượng lipid cao hơn trong màng tế bào hồng cầu có tỷ lệ kháng thể peptide citrullin (chống CCP) chống chu kỳ và yếu tố dạng thấp thấp hơn và tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn tiến triển thành viêm khớp, cô ấy nói.

Nghiên cứu phụ trợ

Mặc dù có bằng chứng, tuy nhiên, chưa có thử nghiệm ngẫu nhiên tiền cứu nào để kiểm tra tác động của việc bổ sung vitamin D hay axit béo omega-3 đối với tỷ lệ mắc bệnh tự miễn theo thời gian.

Để khắc phục điều này, Costenbader và các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu phụ trợ về thử nghiệm vitamin D và Omega-3 (VITAL), có kết quả chính là tỷ lệ mắc bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Tổng cộng có 25.871 người tham gia đã được ghi danh, bao gồm 12.786 nam giới từ 50 tuổi trở lên và 13.085 phụ nữ từ 55 tuổi trở lên.

Nghiên cứu có thiết kế giai thừa 2×2, với bệnh nhân được phân ngẫu nhiên với vitamin D 2000IU/ngày hoặc giả dược, và sau đó ngẫu nhiên thêm vào axit béo omega-3 1g/ngày hoặc giả dược trong cả nhóm ngẫu nhiên chính vitamin D và giả dược.

Tại thời điểm ban đầu, có 16.956 người tham gia được xét nghiệm về vitamin D 25-OH và chỉ số omega-3 trong huyết tương, tỉ số giữa axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) trên tổng số axit béo. Những người tham gia tự báo cáo dữ liệu cơ sở và tất cả các bệnh tự miễn do sự cố hàng năm, với báo cáo được xác nhận bằng việc xem xét hồ sơ y tế và tiêu chí bệnh bất cứ khi nào có thể.

Kết quả

Tại thời điểm 5 năm theo dõi, các bệnh tự miễn dịch do sự cố được xác nhận đã xảy ra ở 123 bệnh nhân trong nhóm vitamin D hoạt động, so với 155 bệnh nhân ở nhóm vitamin D giả dược, chuyển thành tỷ lệ nguy cơ (HR) đối với vitamin D là 0.78 (P=.045).

Trong nhóm omega-3 hoạt động, 130 người tham gia tiến triển thành bệnh tự miễn, so với 148 ở nhóm omega-3 giả dược, được chuyển thành HR không đáng kể là 0.85.

Không có tương tác thống kê giữa hai chất bổ sung. Các nhà điều tra đã quan sát thấy sự tương tác giữa vitamin D và chỉ số khối cơ thể, với tác động mạnh hơn ở những người tham gia có BMI thấp (P=0,02). Cũng có sự tương tác giữa axit béo omega-3 với tiền sử gia đình mắc bệnh tự miễn (P=.03).

Trong phân tích đa biến được điều chỉnh theo tuổi, giới tính, chủng tộc và nhóm bổ sung khác, chỉ riêng vitamin D có liên quan đến HR đối với khả năng mắc bệnh tự miễn là 0.68 (P=.02), riêng omega-3 có liên quan đến HR không đáng kể là 0.74, và sự kết hợp được liên kết với HR là 0.69 (P=0.03).

Costenbader và các đồng nghiệp thừa nhận rằng nghiên cứu bị hạn chế do thiếu nhóm dân số có nguy cơ cao hoặc thiếu dinh dưỡng, nơi tác động của việc bổ sung có thể lớn hơn; hạn chế của mẫu đối với người lớn hơn; hạn chế của mẫu đối với người lớn tuổi; và khó khăn trong việc xác nhận bệnh tuyến giáp tự miễn từ các báo cáo của bệnh nhân.

Cheryl Koehn, một người ủng hộ cho bệnh nhân viêm khớp đến từ Vancouver, Canada, người không tham gia vào nghiên cứu, đã nhận xét trong phần “trò chuyện” của bài thuyết trình rằng bác sĩ thấp khớp của cô ấy “đã khuyên dùng vitamin D. Từ nhiều năm nay. Về cơ bản, tất cả mọi người ở phía bắc Boston đều là vitamin. Thiếu D. Tôi dùng 1000IU mỗi ngày. Tôi đã dùng nó trong nhiều năm. Koehn là người sáng lập và chủ tịch của Chuyên gia tiêu dùng về bệnh viêm khớp, một trang web cung cấp giáo dục cho những người bị viêm khớp.

Fatma Dedeoglu, MD, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp tại Bệnh viện Nhi Boston, nhận xét: “Nhất trí. Tôi khuyên mọi bệnh nhân nên bổ sung vitamin D”.

Nguồn:https://www.medscape.com/viewarticle/962462?fbclid=IwAR0leRyR2TrJmz_r7_nYRYPGyT9coZrZ4iNmtdSVwX6mVhUxuEHeqi_Onws#vp_1

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!
Người dịch: Thuỳ Linh

Advertisement

Giới thiệu thuylinh98

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …