NHỮNG THUỐC KHÁNG SINH KHÔNG DÙNG CHO TRẺ EM

Rate this post

NHỮNG THUỐC KHÁNG SINH KHÔNG DÙNG CHO TRẺ EM

BS. Nguyễn Đình Cường

—————————————————————————————

Không có mô tả ảnh.

  1. Nhóm Cyclin

– Các thuốc: Tetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin

– Tác hại: ảnh hưởng đến xương và răng của trẻ, gây vàng răng không hồi phục, hư men răng , chậm phát triển xương.

– Đối tượng: chống chỉ định cho trẻ dưới 8 tuổi

Một số liều dùng tham khảo:

+ Tetra: Trẻ > 8 tuổi: 25-50mg/kg/ngày.

+ Doxy: Trẻ > 8 tuổi: 4-5mg/kg/ngày

+ Mino: Trẻ > 8 tuổi: 4mg/kg/ngày.

  1. Nhóm Quinolon

– Các thuốc: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Levofloxacin, Moxifloxacin…

– Tác hại: gây tổn thương sụn, viêm gân và đứt gân achile trong thời gian dài dùng thuốc.

– Đối tượng: không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi

  1. Nhóm phenicol

– Các thuốc: Cloramphenicol

– Tác hại: Gây ức chế tủy xương, viêm thần kinh thị giác và nguy hiểm hơn là hội chứng xám.

– Đối tượng: không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng.

  1. Nhóm Lincosamid

– Các thuốc: Lincomycin, Clindamycin

– Tác hại: Gây viêm đại tràng giả mạc

– Đối tượng: không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi

  1. Nhóm Aminoglycosid

– Các thuốc: Streptomycin, neomycin, kanamycin, amikacin, gentamycin, tobramycin.

– Tác hại: Gây độc thận và thính giác dẫn đến điếc.

– Đối tượng: không dùng cho trẻ sơ sinh

  1. Nhóm Sulfamid

– Các thuốc: Sulfaguanidin, Sulfadiazin, Sulfasalazin, Sulfamethoxazol.

– Tác hại: Gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn hệ thống tạo máu, dị ứng, nguy cơ gây sỏi, ngoài ra còn gây tiểu đường ở trẻ.

– Đối tượng: không dùng cho trẻ sơ sinh

Advertisement

TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ NẾU KHÔNG CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ VÀ NGƯỜI CÓ CHUYÊN MÔN

———————————————————————————————-

Tác giả: BS. Nguyễn Đình Cường

Link bài viết: https://www.facebook.com/groups/858633861249240/user/100083119845039

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến BS Nguyễn Đình Cường
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!

 

Giới thiệu Pham Hoa

Check Also

Ca hình ảnh học 42: Gãy mỏm răng C2 (Odontoid fracture)

Ca hình ảnh học 42:Gãy mỏm răng C2 (Odontoid fracture) Một tình huống gãy mỏm …