[Pubmed] Liệu pháp tiếng cười trong bệnh đái tháo đường

Rate this post

Tóm tắt

“Liệu pháp tiếng cười” hay còn gọi là khoa học về tiếng cười, đang phát triển như một lĩnh vực y học bổ sung. Liệu pháp tiếng cười đã được chứng minh có nhiều lợi ích về mặt sinh lí, nội tiết và giúp kiểm soát các bệnh mạn tính khác nhau. Bài viết này sẽ mô tả một vài khía cạnh của liệu pháp tiếng cười và đánh giá bằng chứng liên quan đến tiềm năng điều trị của nó trong chăm sóc bệnh đái tháo đường.

Lời mở đầu

Bệnh đái tháo đường là một hội chứng đa yếu tố, với nhiều cơ chế khác nhau góp phần vào quá trình tiến triển và sinh lý bệnh của nó. Hệ thần kinh tự chủ không chỉ góp phần vào việc đề kháng insulin mà còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng đường huyết không kiểm soát được. Do đó, có thể nói hệ thống thần kinh tự chủ vừa là nhân vật phản diện, vừa là nạn nhân trên chiến trường bệnh đái tháo đường.

Nhiều liệu pháp dược lí đã được phát triển và sử dụng để quản lí bệnh đái tháo đường, bao gồm cả những thuốc tác động đến hệ thần kinh tự chủ, như bromocriptine. Tuy nhiên, không có phương thức trị liệu đơn độc nào có thể kiểm soát toàn diện. Nền tảng của chăm sóc bệnh đái tháo đường là thay đổi lối sống, cũng có những hạn chế và thách thức riêng. Do đó, cần phải tìm kiếm các phương pháp mới để kiểm soát lượng đường huyết.

Liệu pháp tiếng cười

Một trong những phương pháp điều trị mới là sử dụng tiếng cười, hoặc sự hài hước. Đây không phải là một vấn đề đáng cười: “liệu pháp tiếng cười” hay còn gọi là khoa học về tiếng cười, được phát triển như một lĩnh vực y học riêng. Bài viết này chia sẻ bằng chứng và đề xuất những cách thức thực tế để đưa tiếng cười vào thực hành y tế thông dụng của chúng ta.

Cơ sở sinh lý học

Tiếng cười được biết là có tác dụng điều chỉnh các gen liên quan đến hoạt động của tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên) trong bệnh đái tháo đường, và do đó cải thiện khả năng miễn dịch. Nó cũng điều chỉnh hệ rennin-angiotensin và ảnh hưởng đến trương lực mạch máu. Các nghiên cứu được tiến hành đã chứng minh tác dụng có lợi của tiếng cười đối với mức đường huyết sau khi ăn.

Nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra để giải thích cơ chế tác động của sự hài hước bao gồm giả thuyết hỗ trợ, giả thuyết bất hợp lý và giả thuyết ưu thế. Những giả thuyết này tập trung vào vai trò cụ thể của sự hài hước đối với con người trong các tình huống như đối mặt với bất hạnh, làm trái quy tắc và liên kết với mọi người. Tuy nhiên, dù giải thích theo giả thuyết nào thì lợi ích của tiếng cười vẫn rất rõ ràng.

Cơ sở nội tiết 

Từ góc độ nội tiết, tiếng cười xác định tác dụng “sợ hãi, bỏ chạy, chiến đấu” của các catecholamine, hoạt động như các hormone chống lại insulin. Giảm bớt tác động của những hormone này có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin ở những người bị rối loạn đường huyết.

Yoga cười đã được chứng minh có lợi về mặt tâm lí, đặc biệt là làm giảm căng thẳng và lo lắng, tăng thêm sức mạnh tinh thần. Ở người lớn, hormone vỏ thượng thận và nồng độ cortisol giảm đáng kể sau 4 buổi tập yoga cười.

Tác động đến sức khỏe

Trong một nghiên cứu ở phần lớn dân số, tiếng cười đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trong nghiên cứu của Yamagata, những người cười nhiều hơn một lần một tuần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn và tỷ lệ tử vong thấp hơn. Kết quả tương tự với những người mắc bệnh đái tháo đường. Như vậy tiếng cười thúc đẩy quá trình giải quyết vấn đề tăng đường huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người mắc một trong hai típ đái tháo đường mà có xu hướng đem bản thân làm trò đùa sẽ cho kết quả tốt hơn, sự hài hước bằng cách đùa cợt với người khác ít có tác dụng, và kết quả tốt hơn với những người có xu hướng hài hước bằng cách tự hạ thấp bản thân. Những người mắc bệnh đái tháo đường típ 1 cũng có xu hướng hài hước như vậy.

Đề xuất thực hành

Dựa trên bằng chứng hiện có, liệu pháp tiếng cười nên được phổ biến trong tư vấn tự quản lý bệnh đái tháo đường và đào tạo kĩ năng cần thiết. Đội ngũ chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng tiếng cười như một công cụ điều trị để đạt được mục tiêu giảm dường huyết, hay còn gọi là mức đường huyết hạnh phúc. Bắt đầu bằng cách tự mỉm cười và tự cười sau đó bệnh nhân và người nhà của họ sẽ tự động làm theo. Bên cạnh đó, tìm sự hài hước và tích cực trong nghịch cảnh bạn sẽ tìm thấy cơ hội để có nhiều sức khỏe và hạnh phúc.

Tài liệu tham khảo

  1. Kalra S, Kalra B, Agrawal N, Kumar S. Dopamine: the forgotten felon in type 2 diabetes. Recent patents on endocrine, metabolic & immune drug discovery. (Journal Discontinued).2011;5:61-5.
  2. Feldman EL, Callaghan BC, Pop-Busui R, Zochodne DW, Wright DE, Bennett DL, et al. Diabetic neuropathy. Nat. Rev. Dis. Primers. 2019;5:1-8.
  3. Shivaprasad C, Kalra S. Bromocriptine in type 2 diabetes mellitus.  Indian J Endocrinol Metab; 2011;15(Suppl1): S17-24.
  4. Gonot-Schoupinsky FN, Garip G. Laughter and humour interventions for well-being in older adults: A systematic review and intervention classification. Complement. Ther. Med. 2018; 38:85-91.
  5. Hayashi T, Tsujii S, Iburi T, Tamanaha T, Yamagami K, Ishibashi R, et al. Laughter up-regulates the genes related to NK cell activity in diabetes. Biomed. Res. J. 2007;28:281-5.
  6. Nasir UM, Iwanaga S, Nabi AH, Urayama O, Hayashi K, Hayashi T, et al. Laughter therapy modulates the parameters of renin-angiotensin system in patients with type 2 diabetes. Int J Mol Med. 2005;16:1077-81.
  7. Hayashi K, Hayashi T, Iwanaga S, Kawai K, Ishii H, Murakami K. Laughter lowered the increase in postprandial blood glucose. Diabetes care. 2003;26:1651-2.
  8. Čokolič M, Herodež ŠS, Sternad S, Krebs S. The inhibitory effect of laughter yoga on the increase in postprandial blood glucose in type 2 diabetic patients. Diabetol Croat. 2013;42:54-8.
  9. Wilkins J, Eisenbraun AJ. Humor theories and the physiological benefits of laughter. Holist. Nurs. Pract.. 2009;23:349-54.
  10. Tanaka A, Tokuda N, Ichihara K. Psychological and physiological effects of laughter yoga sessions in Japan: A pilot study. Nurs Health Sci .2018;20:304-12.
  11. Sakurada K, Konta T, Watanabe M, Ishizawa K, Ueno Y, Yamashita H, et al. Associations of frequency of laughter with risk of all-cause mortality and cardiovascular disease incidence in a general population: findings from the Yamagata study. J Epidemiol. 2019:JE20180249.
  12. Noureldein MH, Eid AA. Homeostatic effect of laughter on diabetic cardiovascular complications: The myth turned to fact. Diabetes Res Clin Pract. 2018; 135:111-9.
  13. Ahmadi Z, Bazzazian S, Tajeri B, Rajab A. Laughter Therapy on Self-Compassion and Hyperglycemia in the Elderly with Type 2 Diabetes. MEJDS.Middle Eastern Journal of Disability Studies. 2020; 10:20-.
  14. Greene DS, King ND, Coe JB. Diabetes and Humor: A Preliminary Investigation. Diabetes Spectrum. 2020 ;33:175-81.
  15. Kalra S, Das AK, Baruah MP, Unnikrishnan AG, Dasgupta A, Shah P, et al. Euthymia in diabetes: clinical evidence and practice-based opinion from an international expert group. Diabetes Therapy. 2019;10:791-804.
  16. Kalra S. The President’s message, 2019-20 strengthening endocrinology: Towards a sustainable future. Indian J Endocrinol Metab;2020;24:377-80.

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34111102/

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: Phương Thảo

Advertisement

Giới thiệu phuongthao12

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …