Nghiên cứu EMPA-KIDNEY
———————————-
Vừa được cônng bố cách đây ít ngày trên NEJM, EMPA-KIDNEY tiếp tục là bước thành công mới của SGLT-2 nói chung và Empalgyflozin nói riêng trong điều trị Suy Thận.
– Tiếp bước CREDENCE và DAPA-CKD, EMPA-KIDNEY cũng tuyển bệnh là các bệnh nhân suy thận, có hoặc ko có đái tháo đường. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chọn bệnh ngặt ngèo hơn hẳn 2 nghiên cứu tiền nhiệm. Sau đây là một vài điểm đáng chú ý:
– EMPA-KIDNEY tuyển hơn 6600 Bệnh nhân có Bệnh Thận Mạn, eGFR từ 20ml/p/1.73m2 da trở lên, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường và không tiểu đường gần bằng 50-50 (46-54) và 36% bệnh nhân là người Châu Á. Phân thành 2 nhóm dùng Empa 10mg/ngày và placebo, theo dõi trong 2 năm.
– Kết quả của nghiên cứu cho thấy Empaglyflozin 10mg/ngày giảm được 28% diễn tiến suy thận và tử vong do nguyên nhân tim mạch, giảm 14% nguy cơ nhập viên mọi nguyên nhân. Kết quả bất kể BN có đái tháo đường hay không.
– Tuy nhiên, không giảm được tử vong mọi nguyên nhân và nhập viên do suy tim. Bên cạnh đó lo ngại về nhiễm toan ceton và cắt cụt chi vẫn còn được đặt ra mặc dù số lượng biến cố dưới 0.5%.
– Trong EMPA-KIDNEY cũng cho thấy, nhóm BN có eGFR càng cao, và ACR càng cao thì hiệu quả mang lại càng cao hơn.
Với kết quả của EMPA-KIDNEY lần này, cũng với 2 nghiên cứu tiền nhiệm, có thể nói có đầy đủ bằng chứng của SGLT-2 cho hiệu quả điều trị suy thận, ko cần quan tâm BN có hay ko có tiểu đường. Chắc hẳn đang có 1 bài Meta-analysis bao gồm cả 3 nghiên cứu này sẽ được xuất bản sớm.
——————————————————————————————————————————————————-
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác sĩ Nguyễn Thiên Phúc
đã đồng ý chia sẻ bài viết lên Diễn đàn Y khoa!