[RINGER LACTATE] Bài 2: Ringer Lactate

Rate this post
<LACTATE VÀ RINGER LACTATE>
Bài 2: Ringer Lactate
Tác giả: Bs Quách Minh Lộc
Ringer Lactate hay còn có tên khác là dung dịch Hartman, do Alexis Hartman giới thiệu. Trên thực tế, đây cũng là một dạng dung dịch đẳng trương khác mà mình sẽ giới thiệu trong serie dịch truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng Ringer Lactate thấp hơn rất nhiều so với Normal Saline (NaCl 0.9%). Có một sự thật rằng lâu nay Lactate vẫn được xem là yếu tố chỉ điểm cho bệnh lý nặng đặc biệt là bệnh nhân sốc và nhiều người nghĩ rằng sử dụng RL sẽ làm tăng nồng độ Lactate huyết tương và/hoặc toan hóa máu nặng hơn.
Vậy sự thật là gì?
Đầu tiên, nói về thành phần, 1 lít Ringer Lactate chứa:
Na 130 mEq
Lactate 28 mEq
Clo 109 mEq
Canxi 3 mEq
Kali 4 mEq
Xét về thành phần, các ion có trong RL khá tương đương với nồng độ trong huyết tương, tuy nhiên có một điều khác biệt đó là Lactate và nồng độ tận 28 mEq, vậy xét theo thuyết SID thì với nồng độ Anion này sẽ làm giảm SID và gây toan máu. Tuy nhiên, trên thực tế SID trong 1 lít dung dịch RL truyền tĩnh mạch khoảng 26-28 mEq, rõ ràng xét về điện tích thì trong một dung dịch phải đảm bảo cân bằng, do đó trên lý thuyết SID phải bằng 0. Nhưng nếu bạn đã đọc bài 1 sẽ hiểu rằng, Lactate là năng lượng vì thế khi truyền vào cơ thể lượng Lactate này sẽ được chuyển hóa và từ đó tạo ra sự khác biệt về ion (SID), SID do đó nằm trong khoảng từ 26-28 tùy theo khả năng tiêu thụ của cơ thể. Kết quả là SID của 1 lít RL (sau truyền) thấp hơn SID của huyết tương chỉ khoảng 10 mEq thấp hơn nhiều sơ với Normal Saline-40mEq (SID của NS = 0). Vì thế, Ringer Lactate không gây toan máu như mọi người vẫn nghĩ. Từ đây sinh ra một khái niệm khác, đó là ĐỘ THANH THẢI (TIÊU THỤ) LACTATE.
Bình thường, Lactate được chuyển hóa bởi gan thành Pyruvate và đưa vào chu trình Krebs sinh năng lượng. Theo một số nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, truyền 1 lít dung dịch RL cho một người khỏe mạnh trong vòng 1 giờ không làm tăng nồng độ Lactate máu. Tuy nhiên, giả thuyết đặt ra nếu như bệnh nhân suy gan thì sao?
Người ta chứng minh được rằng, ở điều kiện Clearance Lactate gần như bằng 0 (tức gan không hoạt động), truyền 1 lít RL vào một người có khoảng 5 lít máu sẽ làm tăng trung bình 4,6 mmol/l Lactate và hầu như tình huống này sẽ không thể xảy ra trên thực hành lâm sàng.
Vậy dùng RL có làm tăng Lactate máu?
Câu trả lời là có vẻ là có. Tuy nhiên, sự tăng này một phần nguyên nhân là do mẫu máu xét nghiệm được lấy gần vị trí truyền dịch và do clearance Lactate giảm quá mức, người ta cũng chưa chứng minh được liệu sử dụng RL trên bệnh nhân nặng có hại hay không. Chỉ có một điều được chấp nhận nhiều nhất đó là: RL sẽ làm chúng ta bối rối trong tình trạng suy gan nặng.
Advertisement
Trong tình huống này, thôi thì tốt nhất đừng dùng, và dịch truyền được khuyến cáo thay thế là dung dịch Ringer Acetate ( Acetate chuyển hóa chủ yếu ở cơ nên không ảnh hưởng bởi gan).
Một vấn đề khác cần phải đặc biệt lưu ý, vì RL có chứa Canxi nên chống chỉ định dùng chung với chế phẩm máu bất kể hình thức vì sẽ làm đông máu (Canxi trong RL sẽ làm bất hoạt Citrate dùng chống đông trong các chế phẩm máu này).
Một hướng nghiên cứu mới cho rằng RL cung cấp nguồn năng lượng sinh học lý tưởng cho các tế bào trong điều kiện thiếu máu nuôi, góp phần làm giảm sự chết tế bào- điều này mình chưa tìm hiểu nên cần ai đó nghiên cứu thêm.
KẾT LUẬN
Ringer Lactate chứa Sodium Lactate không phải acid lactic
Ringer Lactate không gây toan máu( rất ít không đáng kể)
Ringer Lactate kỵ máu.
Hết.
Cám ơn các bạn đã kên nhẫn đọc

 

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …