XEM TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH TẠI
https://ykhoa.org/sat-canh-cung-y-be-2019/
CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC Y3 – Y TÂY NGUYÊN – 2019
Tà Yên Đông YK16B
Bài viết có sử dụng nội dung trong 1 số bài viết của Hoàng Thị Thủy YK16B
- PPNCKH:
Môn này tụi mình học là thầy Thái Quang Hùng dạy, thầy dạy rất thoải mái, môn này thích hợp cho những bạn nào có ý định làm đề tài NCKH thì có thể đăng ký để làm quen trước, trong quá trình học sau mỗi bài thầy sẽ cho câu hỏi thảo luận nhóm (đó chính là đề cương luôn đấy). Nên nếu bạn nào đăng ký môn này thì trong quá trình học chỉ cần chú ý nghe thầy giảng và làm luôn phần thảo luận thầy giao tại lớp thì sau này không phải lo tìm đề cương nữa, với cả học bài cũng dễ nhớ hơn, môn này học 1 ngày là xong, ai nhớ nhanh thì chỉ cần 1 buổi là hết cái đề cương. Đề thi gồm 4 câu thời gian 60 phút, mỗi câu chỉ cần trình bày ngắn gọn là được.
Đây là đề cương lớp mình soạn, các bạn có thể tham khảo:
http://ykhoataynguyen.com/threads/d-cuong-ppnckh-hki-2018-2019-lop-thy-hung.14179/
File Tài liệu lý thuyết:
http://ykhoataynguyen.com/threads/slide-bai-giang-thy-hung-ppnckh.14178/
- Sinh lý bệnh – miễn dịch:
Thực hành môn này nhẹ nhàng nhất trong tất cả các môn. Môn này cô đã bỏ thi TN. Chỉ làm 1 bài thu hoặc cuối cùng.
Tài liệu thực hành mình sẽ sớm
Lý thuyết : Môn này cũng là 1 môn quan trọng bổ trợ cho các bạn rất nhiều trong quá trình đi LS và việc học sau này. Rõ ràng bạn cần phải nhớ về vài thứ về SL, Mô phôi,… Cảm giác bản thân mình môn này chính xác là giải thích về nguyên lý cho những thứ mà bạn sắp phải đối mặt.
Môn này dễ dàng với bạn nếu bạn hiểu những gì bạn đang đọc. Nhưng sẽ rất khó khăn cho những ai không hiểu vì phải học thuộc rất nhiều. Môn này hiểu ý chính là vẽ ra được theo ý hiểu của ta mà thôi.
Tài liệu học tập :
SLB-YHN : https://drive.google.com/file/d/0Bw0Y1kRVykxma2xHSWVZZnpCZVk/view
BG- Thầy Vân:
http://ykhoataynguyen.com/threads/bai-giang-cua-thy-van.84/
BG- Cô Thảo:
http://ykhoataynguyen.com/threads/cac-bai-giang-cua-co-thao.83/
Còn thi lý thuyết thì ra 4 câu làm trong 120 phút.
Đề cương:
K16A1: http://ykhoataynguyen.com/threads/sinh-ly-bnh-lop-yk16a1-nam-hc-2018-2019.15526/
Nhưng khi đi thi chiến lược của mình là đọc qua hết tất cả các bài trong sách và nắm lấy ý chính chỉ vẽ ra 1 cái sườn sau đó đi thi rồi dựa vào sườn và chém. Và thế là mình qua môn.
Đây là bài viết rất hay về PP học môn SLB: http://ykhoataynguyen.com/threads/phuong-phap-hc-sinh-li-bnh.13803/
- Ký sinh trùng:
Môn này thực hành thì lên xem kính, cuối buổi cô có cho kiểm tra cỡ 2 tiêu bản, sau đó mỗi người nhìn 1 lượt kết luận đó là con KST gì? Cô thường cho những con giống nhau cho mình xem để phân biệt. Trả lời đúng thì lúc thi thực hành sẽ được cộng điểm, còn trả lời sai thì cũng chẳng sao đâu. Thi thực hành thì cũng dễ không khó lắm, thường được 7 điểm trở lên.
Giáo trình thực hành:
https://drive.google.com/open?id=16lca4HkEKWLit3VVal_PZtrNQhkTlozF
Đề cương Thực hành bọn mình soạn 1 cách tóm lược nhất những điểm chính:
https://drive.google.com/open?id=1trMpEdXy0K4ytjgkhNbDtULTlGqnd04x
Album thực hành KST (Thủy Hoàng – YK16B):
https://photos.app.goo.gl/UrCwh4LntuA3vSa5A
Lý thuyết( Thầy Trọng): Các bạn có thể tham khảo slide bài giảng của thầy. ở link bên dưới và 1 cuốn giáo trình do thầy viết nhưng hầu như cuốn giáo trình này thầy sẽ bảo em cần tham khảo thêm các cuốn giáo trình khác vì cuốn của thầy đã cũ. Mình để ý thì phần nội dung bài giảng và các con số, thông số đều được cập nhật ở slide mới của thầy cả nên các bạn cứ yên tâm:
Phần thi lý thuyết kết thúc môn thì thầy có cho câu hỏi (30 câu), nhưng đợt vừa rồi ra có 1 câu ở ngoài (trong đề cương 32 câu có), nên tốt nhất mn học trong đề cương 32 câu cho chắc nhé!
Đề cương 32 câu:
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/10VoHWLAIgFh13QYLUgDuHYr5xzTNTuYK
Giáo trình lý thuyết (đã fix lỗi font)
https://drive.google.com/open?id=1gaTcb6ufCtUZJuOuycALMvbzerUndla1
Full slide ( Thầy Trọng ):
https://drive.google.com/open?id=152_oJtA_weO4Xi4TQst-S4UkPcrJl8Qq
- Giải phẫu bệnh:
Lý thuyết:
Thi môn này có thể nói là áp lực nhất trong các môn có thi tực hành luôn vì như đã nói ở trên chỉ cần 1 cột 0 điểm là coi như rớt môn, không được thi lý thuyết, mà thường thì đa số rớt ở phần này nhiều. Có 1 điểm lưu ý là lúc thi phải có cả kết luận và mô tả, thầy sẽ đọc kết luận trước nếu sai là 0 điểm luôn, phần kết luận nếu không chắc chắn bệnh đó là bệnh gì thì có thể không kết luận rõ đó là bệnh gì ví dụ nếu không chắc nó là Ung thư biểu mô ống tuyến vú xâm nhập hay ung thư biểu mô tuyến đại tràn xâm nhập thì có thể kết luận là “ung thư biểu mô tuyến” đừng ghi là tuyến vú hay tuyến đại tràng vào…
Còn phần thi lý thuyết thì ra 2 câu, câu hỏi vẫn giống như các năm trước nhưng đáp án lại bị đổi rồi, học theo đề cương k15 sẽ rớt hết :V
Giáo trình:
http://ykhoataynguyen.com/threads/bai-giang-cua-thy-dc.82/
Đề cương YK16A1:
http://ykhoataynguyen.com/threads/giai-phu-bnh-yk16a1.15365/
Thực hành:
Thực hành môn này nếu đi học đầy đủ sẽ được 10 điểm chuyên cần, sau mỗi buổi thực hành thầy hoặc cố sẽ cho kiểm tra mỗi buỗi nếu trả lời đúng sẽ được cộng 1.6 điểm, cuối cùng là điểm thi thực hành, 3 cột đó cộng lại chia 3 sẽ ra điểm thực hành môn này, nếu 1 trong 3 cột bị điểm 0 thì coi như rớt môn không được thi lý thuyết nữa, nên là cột điểm nào cũng quan trọng hết vì thi kết thúc thực hành rất khó nên mn cố gắng đi học đầy đủ để lấy 10 điểm cộng thêm 10 điểm kiểm tra sau mỗi buổi là được 20 điểm, đến lúc thi thực hành thì sống chết cố gắng kiếm 1 điểm cộng 3 cột lại chia 3 là vẫn được 7 điểm lận. Trong quá trình thực hành mn nên chăm chỉ xem kính, về điểm tích lũy 1.6 điểm: nếu cô kiểm tra thì cô sẽ cho mỗi dãy cử 1 đại diện lên bốc thăm 1 mục tiêu để cho cả dãy tìm mục tiêu đó sau đó cô sẽ đến kiểm tra từng máy trả lời đúng thì được cộng 1.6 điểm, sai không được cộng, cũng không bị trừ. Nếu thầy kiểm tra thì thầy sẽ chọn 1 slide cho mỗi dãy, cả dãy thảo luận trong 3-5 phút sau đó cử đại diện trả lời 6 câu hỏi sau:
1. Ảnh chiếu lên ở vật kính nào? (Thường là vk 10 or 40) 2. Lý do? ( Nếu trường kính rộng, quan sát được nhiều, nhân tế bào kích thước nhỏ không nhìn rõ => vk10. Nếu thấy trường kính hẹp, các tế bào có kích thước nhỏ nhưng giới hạn rõ => vk40)
2. Trên ảnh đó có những tổn thương gì?
3. Trên ảnh kết luận đó là bệnh lý gì?
Thì các phần 1, 2, 3 này các bạn có thể học hiểu hoặc học thuộc theo cuốn này:
https://drive.google.com/open?id=1KWr-LX-28VO9GzZ3v9yaSNIIlR5Yhceu
và hầu như những tiêu bản ra nằm quanh quanh trong cuốn này
Còn 2 câu thì tùy từng hình thầy sẽ có những câu hỏi khác nhau (vd có hình thầy hỏi đếm được bao nhiêu tế bào ABC gì đó? Hoặc thầy chỉ bất kỳ 1 góc nào đó trong hình hỏi cái đó là cái gì? Nếu trả lời đúng trên 5 câu thì được cộng 1.6 điểm, trả lời đúng 4 câu không cộng không trừ điểm, trả lời đúng dưới 4 câu bị trừ 1.6 điểm.
Đối với thi thực hành thì trước khi thi thực hành 1-2 tuần cô sẽ cho nhóm trưởng lập danh sách những bạn chọn thi slide hoặc xem kính (cả lớp mình chọn thi slide hết).
Cuối cùng là full bộ hình tiêu bản từ trước đến này do các khóa trên để lại đã chết link trên ykhoataynguyen.com nhưng mình đã kịp lưu lại:
https://drive.google.com/open?id=1qCNpn2Vgo_e75gY5Ywt9WB3Xe1MrogYt
- Dược lý:
Lý thuyết: Dược lý bạn có thể học theo cuốn Dược lý học (bộ y tế) đồng thời phải biết ghi chép những phần thầy cô giảng vì cuốn đấy cũng đã có nhiều phần bị lỗi thời. mình sẽ up toàn bộ slide của các giáo viên tham gia giảng dạy môn này. ở phía dưới.
Môn này cũng cần bạn vận dụng những gì được học về sinh lý rất nhiều nên yêu cầu bạn phải nhớ được sinh lý thì môn này sẽ rất hay và không bị bội thực.
Còn về thi kết thúc môn thì đợt này đề thi có 1 chút đổi mới về cách hỏi, đề thi gồm 9 câu làm trong 90 phút, trong đề có cho 1 ca lâm sàng vào luôn, cách trả lời thì cũng chỉ cần ngắn gọn, phải học hết các cơ chế,CĐ, CCĐ, TDP, 1 số tên thuốc,… của các thuốc luôn. Đề cương thì có thể học theo đề cương k15 cũng được, nhưng lúc học phải xem cả slide của 2 cô gửi, với 1 số chỗ phải đọc trong sách Dược lý học của bộ y tế mới được. Có 1 số bài được giảm tải, vào buổi học cuối cùng có thể hỏi cô Thư là cần học những phần nào để không phải học nhiều.
Thực hành:
Trước đây cứ nghe bảo Dược lý khó lắm nhưng thực ra học rồi mới biết nó khó thật :v. Nói vậy thôi chứ Dược lý nhiều thôi cũng không đến nỗi khó lắm đâu đừng hoang mang. Thực hành Dược lý thì không được vắng đâu, vắng 1 buổi trừ 50% số điểm thi thực hành, trong quá trình học cô hỏi gì mà ai trả lời được thì được cộng 0.2 điểm, nhìn nhỏ nhỏ vậy thôi chứ Dược lý thi thực hành mà được cộng cũng là cả 1 vấn đề lớn đấy. Lúc thi thực hành thì sẽ có 3 trạm, 1 trạm bốc thuốc 1 gói là 3 thuốc (học trong 100 thuốc đó), 1 trạm là bốc bài thực hành trên súc vật (nhớ nêu đầy đủ các bước tiến hành nói rõ tiêm thuốc gì? Liều tiêm thuốc bao nhiêu? (Cái này cô có khi không hỏi, mình phải tự nói, nếu không nói thì điểm sẽ không cao), sau đó giải thích. 1 trạm là cho thuốc điều trị, bài này thực hành cô Yến dạy nên chú ý nghe giảng, cô nói gì thì ghi lại hết, phần này mỗi người sẽ chuẩn bị sẵn 1 tờ giấy vào bốc bệnh rồi ngồi viết lại từ đầu đến cuối (nhớ ký tên bác sĩ), tùy cô sẽ hỏi những câu hỏi khác nhau có thể tham khảo các câu hỏi như sau:
+ Nguyên nhân của bệnh này là gì?
+ Bệnh này thì có thể dùng những nhóm thuốc nào? Thuốc mình kê thuộc nhóm nào? Tại sao lại chọn nhóm này?
+ Cơ chế của thuốc mình chọn là gì?
+ Tác dụng phụ của thuốc đó? Tại sao thuốc đó có tác dụng phụ như vậy mà vẫn chọn? Có thể thay thế thuốc đó bằng thuốc nào khác?
+ Trong bệnh Viêm phế quản cấp ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi cô Yến có khi hỏi thêm là nếu trẻ bị ho thì có thể cho trẻ uống thuốc gì? … còn nhiều mà nhớ được chừng đó thôi.
1 số tài liệu tham khảo:
Lý thuyết:
Dược lý học Tập 1 BYT: https://drive.google.com/file/d/0B_NNtKpVZTUYMmJWMnRRQllRTU0/view
Dược lý học Tập 2 BYT:
https://drive.google.com/open?id=1pqD7lDkyAjt8-_36xmBBXZF35ApXtRFd
Dược Thư quốc gia 2018
http://ykhoataynguyen.com/threads/duc-thu-quc-gia-vit-nam-2-nam-2018.13397/:
Full bộ slide + tài liệu của các Giảng viên tham gia giảng dạy:
https://drive.google.com/open?id=1iw0Sc97VWYM2GBfGuX31V-r4QKPsOlQw
Sườn ôn Lý thuyết:
http://ykhoataynguyen.com/threads/suon-on-thi-duc-ly-hki-2018-2019.14177/
Giáo trình thực hành:
https://drive.google.com/open?id=1lzblMPJ-997py3f0N7wSYCXwpx3kPn9n
Sườn ôn Thi thực hành:
http://ykhoataynguyen.com/threads/bai-soan-on-thi-thc-hanh-duc-ly-hki-2018-2019.14176/
- Phẫu thuật thực hành:
Lý thuyết: các bạn chỉ cần học theo tập tài liệu thầy gửi photo hoặc xem ở link của BS. Bão :
https://drive.google.com/drive/u/0/folders/0B-EfCacGmmaofmRINFYxVVJqMHJJRUFtZGNxNUlETzVfY2hnd2xoTjZuTmZHck81aS15TkE?tid=0B-EfCacGmmaoflBVQkVVLUFaTHp1cF9idUgxNUtoa2pjdUhIUWxYdzRxbVRHSzRWRWdCeXM
Lên lớp trong vòng 4 buổi thầy sẽ giảng tất cả về những kiến thức trong tài liệu nhé:
Nếu bạn nào có đam mê với ngoại thì nên đầu tư từ môn này về khoản tên dụng cụ và các đường khâu ( hãy cố gắng từ những điều nhỏ nhặt nhất nhé ).
Thi LT trong vòng 60 phút bạn sẽ phải trả lời 3 câu hỏi nên phải ráng mà học bài thuộc để vào đấy mà chép thôi nhé. Mình chép thôi cũng suýt không kịp đấy.
Đề cương bạn có thể tham khảo tại đây nhé:
https://drive.google.com/open?id=13iAGg6s5lFI1Pre8A_tU2l78CxePy5VG
Thực hành: Các bạn sẽ trải qua các buổi mổ cho: về cắt ruột thừa, các khiểu nối ruột, nối dạ dày – tá tràng, cắt 1 đoạn ruột, cắt xương sườn, mở khí quản. Hãy cố gắng thực hành vì đơn giản mình hy vọng các bạn sẽ có 1 đôi tay dần quen với các thao tác trong ngoại khoa. Sau này nếu bạn về tuyến dưới bạn buộc phải biết làm rất nhiều thứ đấy nhé. BSĐK là thả xuống nơi nào cũng phải chiến đấu được nhé.
Thi: bạn sẽ thi theo 1 nhóm 4 người làm các bài đã được thực hành như trên:
Làm các bước mà GV yêu cầu. Một nhóm 4 người gồm: 1 phẫu thuật viện, 2 phụ mổ ( PM1, PM2) và dụng cụ. các bạn sẽ xoay vòng cho đến hết hãy lưu ý về các cầm đưa dụng cụ nhé dễ bị soi lắm đấy. ngón 1-4 mà cầm phần đầu dụng cụ đưa cho PTV.
- Giáo dục và nâng cao SK:
Học kỹ trong sách và những phần cô nhấn mạnh nhé
Tài liệu mình sẽ cập nhật trong bộ tài liệu thực nhé
- Thực tập cộng đồng I:
Các anh chị cứ bảo là môn này đi chơi, đi nghỉ dưỡng. Nhưng nhóm mình thì phải đi làm rất nhiều việc (đi giúp tiêm chủng, dự phòng, đi phụ giúp khám sức khỏe học đường, thu thập thông tin về hiểu biết về giun truyền qua đất và một sốt thông tin liên quan, rồi phải tự tìm đọc các sổ sách để thu thập thông tin, tự tổng kết số liệu) nói chung là cả nhóm no “hành” nhưng cũng chưa hiệu quả. Nên nghĩ viết thêm vài dòng để định hướng các bạn nên học gì làm gì trong 1 tuần đi Thực tập tại trạm y tế xã. Vì sau này môn này bổ trợ cho môn tổ chức Y tế trong 1 số bài học:
Tìm hiểu về các loại sổ sách trong trạm Y tế: Sổ nào giúp được việc gì. Vd: như muốn biết được mô hình bệnh tật cần tra cứu trong Cuốn sổ A1,…
Tìm hiểu về Chương trình tiêm chủng quốc gia: Lịch tiêm chủng,…
Các chương trình Y tế quốc gia…
Nhưng đây cũng sẽ mang lại thật nhiều kỷ niệm cho các bạn hãy từ từ khám phá nhé.
Còn đây là 1 bài thu hoạch mang tính chất tham khảo của chúng mình:
https://drive.google.com/open?id=1PAxn73KwR7TBwLEXLY_rCXEdm6HBSOzw
- Tiếng Anh 4
Đây là 1 phần hoàn toàn khác với Tiếng Anh 1,2,3 vì sử dụng Giáo trình Ready for PET. Phần nghe sẽ khá là khó ăn hơn so với AV 1, 2, 3.
Giáo trình + Đáp án: https://drive.google.com/open?id=1vKbgZWQgxlLxlkE7n9RyUOKE0jJU_2eO
Trong cuốn giáo trình này có các từ vựng cấu trúc các bạn chỉ cần ôn theo GV chỉ dẫn: để giúp cho bài thi:
Từ vựng và ngữ pháp: có khoảng 10 câu trắc nghiệm
Nghe: 10 câu trắc nghiệm 2 phần.
Phần 1: luyện nghe listenning part 1 PET 1-8 (luyện trên youtube)
Phần 2: nghe và điền vào 1 form có sẵn ví dụ: luyện theo các bài GV sẽ phát cho bạn
Đọc:
Nối 1 phần bảng hiệu , bảng thông báo, tin nhắn,… với 1 nội dung chính xác
ôn luyện trong: reading part 1 ( PET, KET), Practice Test reading trong Ready for PET.
Ví dụ:
Cho 1 đoạn văn về các chủ đề bạn đã học trong chương trình chỉ là liên quan đến chủ đề bạn đã học chứ không hoàn toàn giống nhé.
Viết: Viết dạng viết lại câu sao cho có nghĩa tương tự. Cái này bạn chỉ cần chăm đi học GV sẽ chỉ không xót chỗ nào nhé.
Bạn sẽ viết lại câu
Nói:
- 15 câu hỏi về bản thân: bạn nên soạn trước câu hỏi của bạn để tránh rối và hầu như là người hỏi sẽ hỏi thêm các câu hỏi why? Đó là mấu chốt ăn điểm.
- Which country in the world do you want to visit?
- Which means of transportation do you like?
- What other languages do you want to learn?
- Where do you want to shop: in a market or in a supermarket?
- How often do you go shopping?
- Where is your hometown?
- What is speacial about it?
- What do your family members often do together?
- What do you like doing at weekends?
- How long have you been learning English?
- What was your favorite subject at school?
- What kind of weather do you enjoy reading?
- How do you pracitce English skills?
- What type of book do you enjoy reading?
- What do you like doing on holidays?
- Và có thêm tập hình màu bạn cần mô tả: ( có thể mua ở tiệm photo) hoặc link bên: https://drive.google.com/open?id=105iNxf3swCsSj6TOqJQvdwWhb03edhSx
https://drive.google.com/open?id=1rcC9aVHq9BHtIPWRfQLPfP4_azMMbwDH
các bạn cần mô tả theo trình tự: trong (ai hoặc những ai đang làm gì và ở đâu) => có bao nhiêu người trong bức tranh, bao nhiêu tuổi, ăn mặc ra sao, tóc thế nào và bạn nghĩ có có vai trò gì.
bộ tài liệu mình sẽ update sớm hơn trong bộ tài liệu thực:
- Tiếng Anh chuyên ngành Y:
Các bạn cứ học theo những gì GV dạy nhé:
Môn này dễ hơn là chỉ cần học từ vực, học thuộc các đoạn hội thoại, học dịch hoặc học thuộc luôn các đoạn dịch mình sẽ gửi link phía dưới nhé:
Nhưng không vì dễ mà không chú tâm vào nó môn này dù mình đánh giá là chưa được đầu tư về chương trình lắm nhưng cũng sẽ giúp các bạn có 1 vốn từ vựng rất lớn sau này các bạn muốn dịch các văn bản Y học bằng tiếng anh cũng sẽ dễ dàng hơn. Và nên thế vì hiện tại chúng ta vẫn luôn hội nhập từng ngày và các bạn sẽ rất lạc hậu nếu không đầu tư vào tiếng anh nhé:
Giáo trình (có đáp án) + Bài tập:
https://drive.google.com/open?id=15bknJk7_TeUImeigCkKT7f1EA_tp8RdH
https://drive.google.com/open?id=1QOcJ3wf7OCcd39495dfLKfZN1nO2oLTa
Đề cương có đáp án: các bạn có thể ôn luyện theo đề cương này hoặc xóa đáp án đi làm tự đi làm lại nhiều lần để nhớ hơn:
https://drive.google.com/open?id=14ScdllRpQ18pA5ILV7WqpVmcuDWBe-uy
- Chẩn đoán hình ảnh:
- Xquang, CT:
Lý thuyết: Đây là 1 phần quan trọng vì trên LS nó hầu như là thứ bạn phải tiếp xúc hằng ngày. Nó là người hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán và chẩn đoán xác định nhé.
Cũng chỉ xoay quanh các tổn thương mà nội dung phần lớn về Xquang ngực và Xquang bụng cấp cứu, KUB, UIV . ngoài ra còn Xquang cột sống, Xquang các chi, Xquang sọ,…
Hãy luyện vẽ hình nhé vì hình cũng đơn giản lắm nhớ lấy nó (có trong thi lý thuyết đấy) và thường xuyên liên hệ lâm sàng thì bạn sẽ không bao giờ quên được môn này.
Thực hành: Thầy cũng sẽ mang 1 đống Xquang và chỉ cho bạn xem tổn thương nào như thế nào và nói cho bạn nghe về case lâm sàng tương ứng. Rất hay đấy nhé.
Kết thúc thực hành bạn sẽ làm 1 bài kiểm tra trắc nghiệm. Nói chung là bạn học được gì thì tất cả nó ở đấy. chỗ nào thầy giảng nhấn mạnh nữa nhé.
Tài liệu học tập: là 1 tập viết tay mình sẽ sớm số hóa và cập nhật cho các bạn
Và đây cũng chính là đề cương mà các bạn phải học cho phần Xquang. Để thi lý thuyết
- Siêu âm:
Lý thuyết:
Phần Thầy Thịnh: Thầy sẽ dạy về nguyên lý cơ bản của SA, SA tiết niệu:
Bài này tương tự nội dung thầy giảng và giống gần 90%:
http://ykhoataynguyen.com/threads/sieu-am-trong-bnh-ly-thn-niu-sinh-duc.11177/
Phần Cô Ngọc: Cô cũng sẽ giảng về cấu tạo và nguyên ly hoạt động của máy SA, các loại đầu do, SA bụng tổng quát.
Thực hành:
1 buổi thầy Thịnh, 1 Buổi cô Ngọc sẽ lấy điểm với các câu hỏi cô đặt ra nhé. Sẽ rất là thú vị đấy J. Các câu hỏi sẽ năm ở toàn bộ bài học cô đã giảng nhé. Chúc bạn sống sót.
Tài liệu học tập phần siêu âm: mình cũng sẽ sớm số hóa và gửi đến cho các bạn.
- Thi lý thuyết:
Đề thi gồm 3 câu có thể rơi vào bất kỳ phần nào và nên nhớ là phải vẽ hình nhé trong tài liệu học tập và đề cương đều có hình vẽ khá là chuẩn rồi nhé bạn có thể hỏi thêm thầy cô để sửa cho chính xác hơn nhé
Đề cương: Mình cũng xin cập nhât sau khi số hóa vì không có file cụ thể.
- Kỹ năng 3
Đây là một môn thực hành thăm khám ( tiền lâm sàng có thể xem là vậy). môn này chứa đựng những gì tối thiểu mà bạn cần để đi bệnh viện.
Khám tổng trạng, TM, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,… các dấu hiệu.
Các bạn nên chuẩn bị ống nghe trước nhé nên mua 1 cái. Chọn cái nào cũng được (Nhưng sư phụ mình bảo: “mày còn nhỏ cứ mua cái rẻ tiền nhất ấy, mua cho mắc rồi mất, khóc huhu. Hơn nữa phải luyện cho cái tai thật sự nhạy bén. Trong nhiều trường hợp khẩn cấp mày lấy đâu ra Littmann, Spirit xịn xò,…” đó là 1 lời tâm sự từ 1 BS GMHS)
Mong các bạn hãy chú tâm những gì cô làm có thể quay phim lại về học hoặc học trên mạng cũng OK cả. Và hãy nhớ thực hiện đầy đủ các bước nhé trong cuốn Tài liệu thực hành sẽ có đầy đủ các bước chỉ cần thêm 1 số ý trong lúc cô giảng là sẽ hoàn thiện.
Về nhà thì cố gắng họp nhóm lại 3-5 người vừa khám nhau vừa góp ý chỗ sai chỗ đúng nè sẽ rất nhanh thành thạo và nhớ lâu.
Thi:
Bài thi trắc nghiệm. bao gồm 50 câu hỏi về những gì chúng ta đã được học về thăm khám và các kiến thức cơ bản nhất về có thể về sinh lý hoặc nội CS.
Bài thi TH: thực hiện theo đề bài là các cách khám đã được học
Tài liệu học tập: mình sẽ số hóa sau
Tài liệu tham khảo:
- KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN – Chủ biên: PGS.TS. Đào Văn Long, PGS.TS. Nguyễn Thị Đoàn Hương
- Thăm khám lâm sàng theo hệ thống: https://drive.google.com/open?id=0B3h0sJVXigvTZUNjdWlhc0RTaTQ
- Nội CS (LT+TH)
Lý thuyết:
1/ Đây là một môn yêu cầu bạn phải nhớ lại về các môn cơ sở là SL và GP vì khi học môn này bạn phải liên hệ về các môn này rất rất nhiều. Nếu thật sự bạn không nhớ 2 môn này thì bạn sẽ rất khó tự suy luận ra nhiều điều. Lúc đầu mình tiếp cận thì mình nhận ra là nó logic cực kỳ. Tất cả đều có mối quan hệ với nhau chặt chẽ từ triệu chứng A tại sao lại xẩy ra, cơ chế như thế nào điều liên quan đến SL, GP nhé.
Ví dụ: hãy trình bày cơ chế của nghiệm pháp phản hồi gan TM cổ (+).
Đầu tiên, bạn phải biết cái nghiệm pháp này như thế nào? => học chắc lý thuyết nội
Thứ hai, bạn cần biết gan là tạng như thế nào, mối hệ giữa gan và tim trong hệ tuần hoàn, đường đi của các mạch máu, các buồng tim, TM chủ trên, TM dưới,…
Bạn bắt buộc phải học chắc SL, GP. Hoặc đã lỡ mà chủ quan 2 môn này thì bạn buộc phải vừa ôn vừa học cái mới. Và lời khuyên là nên tìm vài anh chị khóa trên chỉ cho để học nhanh hơn và nhớ dai hơn.
2/ Về phần học triệu chứng – HC: có vẻ khá là khó nếu bạn chỉ ngồi mà đọc sách nên cần đi LS thật nhiều ( mình sẽ nói ở phần sau).
Bạn cần biết được cách khám trước tiên, rồi đến triệu chứng, nguyên nhân – cơ chế triệu chứng ( cái này bạn có thể đọc cuốn “cơ chế triệu chứng học” hoặc là như mình nói tự suy ra từ kiến thức SL-GP). Chúng rất quan trọng giúp bạn chẩn đoán . Cách khám thì như phần kỹ năng 3 mình đã giới thiệu qua và có đôi chút khác biệt thôi. Và hầu như là các thầy cô sẽ giảng trên lớp cả. (khám thì mình cũng sẽ nói trên LS).
Cách học môn này để thi thì mình không có gì khác ngoại học thuộc. Các bạn đã hiểu bài + đi LS nhiều + thi luôn cả LS thì mình đảm bảo cũng khác là dễ học.
Đề cương thì gồm 3 tập + Riêng phần thầy Tài giảng bạn bắt buộc học theo tài liệu của thầy mình đã đưa vào link tài liệu học tập ở dưới nhé.
À về hội chứng mình có 1 file 71 HC có thể 1 số đã đỗi có thể giúp ích cho bạn:
https://drive.google.com/open?id=14tdMHM6FimrNPewx8c0SID0kXoMBUjuA
Đề cương: https://drive.google.com/open?id=1qer6IsLmOSZhwwXDivNE6avRxKXCt-se
Tài liệu đây là link những thứ tối thiểu các bạn cần có khi học môn này:
https://drive.google.com/open?id=1yNalOMzTixMiuEVlgcSYwKMUDkBvkc-C
LS:
Đi LS BV vùng TN: bạn cần chuẩn bị ống nghe, cuốn sổ tay, nhiệt kế, 1 cái đo HA cơ. Nên có nhé vì không thể mãi đi mượn của khoa được. hồi mình đi nội TH khoa có mỗi 1 cái nhiệt kế/ mấy trăm giường chắc SV đập quá nên khoa cũng không thèm mua nữa. Nên đi khám bệnh thì cần mấy cái đó để mà khám + lấy sinh hiệu nhé rồi còn báo cáo cho các BS nếu họ yêu cầu.
Đi khám BN: Ráng đi sớm tầm 7h hoặc sớm hơn là đi khám được rồi. giờ đấy nói chung là BN vẫn chưa bị hành nhiều nên còn cho bạn khám chứ đến lúc họ mệt lên thì cũng tội họ lắm. Sau đó thì tới giờ BS đi bệnh phòng thì bạn có thể đi theo và xem họ khám cũng như là chẩn đoán thế nào nhưng cũng khó khăn lắm vì hầu như là bệnh cũ nên họ chỉ đến khám và theo dõi tình hình hiện tại mà thôi.
Yêu cầu: Phải biết được hôm đó BS sẽ giảng bài gì về chuẩn bị bài. Cái này nhóm trưởng của các bạn sẽ linh hoạt liên hệ và thông báo cho các bạn. về đọc trước tất cả những gì liên quan nhé.
Bạn có thể thiếu sót, có thể có những câu lúc đó bạn sẽ trả lời không được nhưng bạn được quyền sai và phải bị ăn chửi nếu có. Nhưng đừng nản những điều này sẽ giúp bạn nhớ lâu lắm nếu BS trả lời thì cố gắng ghi lại, còn nếu không thì về nhà mà suy ngẫm tìm tòi chứ sao. À khoa nội thì chú tâm vào đi khám và làm BA đi nhé còn đi CLS hay thực hành điều dưỡng thì ne né giúp mình: “ cứ bảo thầy em sắp dạy rồi ạ” sau đó chuồn nhanh nhé.
Đi theo BS mà học tập: các bạn nên bám theo các BS bất cứ lúc nào khi họ đi buồng nhìn cách họ hỏi bệnh, cách họ khám. Nếu may mắn thì họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi khá là bổ ích mà nhất thời có thể bạn không trả lời khiến bạn phải về nhà suy ngẫm. Cũng có nhiều người sẽ chỉ bạn nữa nhé. Họ sẽ chỉ bạn các dấu hiệu các triệu chứng đặc biệt nữa.
Đi theo các đàn anh Y lớn: cũng tương tự như đi với BS, nhưng họ sẽ chỉ bạn có khi còn nhiều hơn các BS.
Làm BA: bạn sẽ có 2 lần làm BA vào cuối tuần 2 và cuối tuần 4 và 2 lần bình BA.
Đây là bài giảng cách làm BA của thầy Tài:
https://drive.google.com/open?id=1zEP6LGa4ppQ9vNMFJl5M-LvS5Wr0sf-c
Mình tin là với bài giảng này kèm với buổi học làm BA của thầy Tài thì chắc chắc các bạn sẽ làm được BA.
Nhưng có 1 số chỗ có thể các bạn sẽ khó khăn là chỗ chẩn đoán rồi chẩn đoán phân biệt. Các bạn có thể tham khảo: Bệnh học nội khoa Y4, Phác đồ điều trị chợ rẫy 2018 hoặc 2013,Phác đồ điều trị nội khoa BV Bạch Mai… sẽ có chẩn đoán phân biệt, kèm theo các cận LS yêu cầu nữa. Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo về các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán.
Phần hỏi bệnh: bạn cần hỏi theo trình tự các câu hỏi của thầy Tài cứ ghi vào sổ rồi quên thì mở ra xem cũng không chết ai
Thi LS:
Bốc BA => Làm BA => thi Khám => thi vấn đáp
Thi khám thì cứ cố gắng làm như những gì bạn đã học đã là từ sách từ các thầy dạy. có thể hỏi thêm đây là triệu chứng gì dấu hiệu gì trên bệnh nhân luôn.
Thi vấn đáp:
Bạn phải trình bày bệnh án, rồi sau đó trò chơi mới bắt đầu:
Câu hỏi vô cùng đa dạng tùy theo hứng của thầy cô hỏi thi nhưng sẽ xoay quanh gần gần hoặc liên quan đến bệnh mà bạn làm BA:
- Từ CLS, chỉ số BT của các chỉ số trong công thức máu.
- Nếu là CLS này thì sao phải làm CLS này,…
- Triệu chứng (Hội chứng) này gặp ở đâu. Vd: lồng ngực hình trùng gặp trong gì?
- Các triệu chứng (HC) trong bệnh nào đó?
- Đặc điểm của đau gì đó. Vd: Đặc điểm của đau kiểu phổi màng phổi, đặc điểm cơn đau thắt ngực, đặc điểm…
- Trình bày cách khám ABCXYZ: cách khám gan, khám tim
- Trình bày nghiệm pháp gì đó, nếu nó dương tính thì cơ chế của nó là gì chẳng hạn. VD như trên của mình đó: Nghiệm pháp phản hồi gan TM cổ dương tính trình bày cơ chế.
- Đặc điểm của cơ quan khi mắc bệnh ( HC) A. VD: đặc điểm của gan to trong suy tim, gan to trong suy tim độ mấy?
- Vô vàn câu hỏi về SL-GP: đối chiếu giới hạn phổi lên thành ngực,… gan to là như thế nào? Kích thước bao nhiêu? Và khám thế nào?
- Các câu hỏi về cơ chế triệu chứng:
Mình nhớ là mình từng bị hỏi đến gần chục câu và chỉ tạch 1 câu be bé thôi. Và được 9 điểm với cô Hoa.
Mình tóm gọn môn này bằng vài dòng sau, vẫn còn muốn kể lắm nhưng dài quá có bạn lười đọc:
Phải nỗi lực cố gắng thật nhiều. Chăm đi LS đeo bám các tiền bối. học những gì bạn có thể học chúc bạn thành công. Và thành công luôn đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Riêng bản thân mình trước khi đi nội mình may mắn được theo 2 BS kèm cặp đi LS ở 1 Khoa CC tuyến khu vực 2 tháng ( hè năm 2 và nghỉ tết mình cắm ở viện). Các bệnh vào 100% là bệnh mới hoàn toàn mình nhào ra như thật và cứ lao vào hỏi bệnh và khám ( case nào nặng quá thì chỉ khám thôi). Ngay sau đó thì sẽ là BS khám mình sẽ luôn quan sát được rằng là BS làm thế nào đúng hay sai và những hướng CĐ của BS có giống với mình không và luôn đặt câu hỏi vì sao?. Mỗi ngày giờ hành chính thì mình được đón 40-80 bệnh nhân bệnh luôn đa dạng, triệu chứng thì rất rõ ràng đa số là vậy. Thật sự đây là khoảng thời gian quý giá cho mình. Tạo cho mình 1 đầu óc quan sát, và những cảm nhận nhạy bén hơn, mỗi ngày chừng đó bệnh cùng chừng đó lần đặt ống nghe nhân với cứ sau 15 phút lại phải kiểm tra. Nó kiến cho mình nhạy hơn nhiều trong việc nghe và đôi bàn tay bạn sẽ cảm nhận được nhạy hơn rất nhiều và 1 vốn kha khá về triệu chứng cũng như là bệnh học đấy. Nếu được bạn hãy thử trực 24h thì số lượng BN bạn gặp sẽ rất nhiều. Và sẽ luyện cho bạn được skills “thức trọn đêm nay” và “hễ động đậy cái gì là giật mình dậy” sau này đỡ bị chửi.
- Ngoại CS (LT+TH)
Lý thuyết: Về lý thuyết ngoại cs cũng là học thuộc và đi thi nè: cũng sẽ tương tự với cách học lý thuyết Nội CS: như mình nói ở trên. Mặt khác là nếu đã đi LS ngoại ở trường thì đa số là bạn được giảng trước. lên lớp ngồi nghe lại. Có lần nhóm mình trực thầy bảo : “Bọn mày đi qua BV trường PM đi bên đó đang thiếu người, bài này thầy giảng trên LS rồi mà”
Tài liệu:
Bài giảng : http://ykhoataynguyen.com/threads/bai-giang-cua-cac-thy.171/
Ngoại CS YDS: https://drive.google.com/open?id=1K-YBzBoapkUl6SZm2tUtQynYP5lbuyiV
Thi lý thuyết cũng tương tự như thi LT nội thôi cày nhé các bạn đề cương ở cuối phần này nhé.
LS:
BV vùng tây nguyên: mình không đi LS ở đây những mình có hỏi qua lời khuyên của các bạn có đi trên đó là như sau:
Vì là Y bé nên rất dễ bị sai khiến đủ thứ đi CLS, làm công tác điều dưỡng nên:
Ls ngoại nhất thiết phải đi trực mà trực 24h mới có hiệu quả.
Kiếm đàn anh để theo tốt nhất là BS. Cơ hội để học là lúc hội chẩn theo xuống cấp cứu lưu để khám nhào vô khám. Lúc đó toàn bệnh mới
Sẽ giúp bạn có những chẩn đoán của riêng mình mà không hề biết trước được bệnh nhân đã mắc gì cái này thật sự là 1 cơ hội để bạn rèn luyện các skills cũng như những hướng suy luận và có 1 cái đầu ngày càng nhạy bén trong chẩn đoán.
Còn trên ngoại tổng quát nhìều bệnh hay gặp thích lên hôm nào cũng được
Đi ngoại chủ yếu là chủ động, bị động thì chịu:
Chủ động khám, chủ động hỏi, chủ động làm, chủ động xin bla bla. Tốt thì lên phụ mổ.
Phụ mổ ban đầu quan sát mọi thứ. Không biết cái gì thì hỏi đừng đụng vào thứ nhất là bị chửi và đuổi ra. Và thứ hai là rất mất công khi bạn dính vào vụ vô khuẩn và phạm khuẩn thì có khả năng cái đồ hay dụng cụ đó phải bỏ đi lấy cái khác.
Phải luyện tập từ từ: rửa tay ngoại khoa,mặc áo ,mang găng vô khuẩn, tên dụng cụ… sau này khi được phụ mổ thì nên chú ý làm theo phải tập trung không nên lớ ngớ.
Ban đầu tốt nhất quan sát. Tự tin rồi hẵn vào, cuối ca mổ ở lại phụ giúp rồi đi đâu thì đi may ra người ta còn thương cho. Chứ bị ghét khổ lắm cho con đương học hành của bạn về sau đó.
Đi ls với phụ mổ đó sơ sơ vậy chứ đi thêm mỗi ngày là thêm 1 ít kinh nghiệm khác nhau.
Điều dưỡng thì cứ thấy gì sắp làm cứ nhào vô vễnh cái mặt lên:( để em) là đc làm hết.
Đi ngoại là phải tỉnh!
Theo bạn Quảng Huy Hoàng YK16A1 – 1 SV Y đam mê ngoại khoa.
BV ĐH Tây Nguyên:
Ở trường thì các bạn dù là ít bệnh hơn nhưng bạn có lợi thế như sau:
Bạn sẽ được học tất cả mọi thứ nhé:
- Cách khám bệnh, triệu chứng, bệnh học nữa được thầy giảng bài mỗi khi thầy rảnh thường là khoảng 10h-10h30 bắt đầu. nên đọc bài trước ở nhà.
Các bài của thầy:
+ Thầy Chiến: VRT, Viêm tụy cấp, cách đọc Xquang ngực, KUB, vết thương PM ( đọc ở bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, và ôn lại ở môn CĐHA, cũng như tham khảo thêm các slide của YDS)
+ Thầy Tuấn: Gãy xương, Xquang gãy xương, bong gân, các đường khâu cơ bản trong ngoại khoa… ( tài liệu : Ngoại CS YDS, Bệnh học chấn thương chỉnh hình Y5 YDS, CĐHA,…)
+ Thầy Thắng GMHS: Các loại dịch truyền, các loại thuốc giảm đau,…
- Cách khám bệnh các bạn cũng sẽ có thời gian được phân ra phòng khám và được xem các thầy khám đầy đủ mọi thứ. Nhưng cũng phải học cách khám trước ở nhà nhé.
- Được ôn lại về rửa vết thương, thay băng, chăm sóc vết thường, xử lý các vết thương, băng ép, đánh giá vết thương – chẩn đoán,. . . . Đảm bảo các bạn sẽ rất thành thạo việc xử lý các vết thương 5 tuần ở ngoại trường nhé.
- Ở Phòng hậu phẫu bạn sẽ được giúp các bác viết BA khi thành thạo rồi có khi bạn được viết nhiều lắm đấy, để phần Y lệnh cho bác thôi. Có lần bác bảo: “sao hôm nay bọn mày lười thế. BA toàn chữ của tao đây nè” Hạnh phúc lắm chứ đùa. Được học rất nhiều đấy. Ở đây bạn còn được học cách theo dõi BN hậu phẫu. Rèn luyện skill về lấy sinh hiệu.
- Đi bệnh phòng: bạn sẽ sẽ lên tay nghề rất nhanh về công tác điều dưỡng, lấy sinh hiệu, tiêm chích, phát thuốc, còn nữa được học rất nhiều mẹo hay trong công tác điều dưỡng đấy nhé.
- Phòng mổ: bạn sẽ được học về các quy tắc vô khuẩn, rửa tay ngoại khoa, mặc áo mổ, đi găng vô khuẩn, chuẩn bị bàn mổ, phụ mổ, cách di chuyển trong phòng mổ, tên dụng cụ.
Yêu cầu: chịu khó nghe chửi, đến lần thứ 6 thứ 7 không nghe chửi nó lại nhớ như mình. Khi phụ mổ luôn nghe theo những gì thầy bảo, tập trung cao độ vì chỉ đơn giản như là kéo mạnh quá là đứt dây thần kinh của người ta đấy. Cứ từ từ. Phụ mổ với các thầy cũng cần trang bị không ít kiến thức GP. Mà lỡ có quên thì cũng chỉ là nghe chửi hoặc là 1 câu thân thương “ về nhà đọc lại đi”.
Riêng với Thầy Hải phải tập trung cao độ hơn nữa không được rối đâu nhé.
- Phòng bó bột: Nếu đi vài lận thì bạn sẽ được chỉ cách rồi cầm tay chỉ việc. ở phòng này cũng đồng thời luyện cho bạn cách đọc phim Xquang gãy xương, trật khớp,…
Các bạn sẽ được. À không phải trực viện mới đúng. Các bạn sẽ luôn có cơ hội được khám bệnh mới đấy nhé.
Mỗi tuần làm 1 BA nội vào thứ 6 cho các thầy các thầy thấy thương sẽ sửa vào ngày thứ 6 của tuần thứ 4.
Thi thì tùy các thầy nhóm mình thì thầy bảo: Kiểm tra khâu trên thịt heo.
Có nhóm thì kiểm tra tiêm.
Nhưng hầu như trước một hôm là các bạn sẽ phải trải qua lần cuốn kiểm trả thực hành về những gì đã học trong PM bởi các chị điều dưỡng. Coi như để yên tâm khi các em ra đi là đã có kỹ năng trong người.
Đề cương 55 câu + BA: https://drive.google.com/open?id=179aU89BNJq8KM8qidb9nVxHtV_aRx1lp
Đề cương 76 câu:
https://drive.google.com/open?id=0B4DwWcdRynhbUi1EY0VrVlNxYkktaDNGcGxlS0xaWUNiUGRj
- Ung thư đại cương (LT+TH)
Lý thuyết:
Các bạn sẽ phải bốc thăm và phân tích rồi làm slide về các chủ đề thầy giao cho rồi lên thuyết trình thôi. Cũng không có gì khó khăn đúng không nào?
Và lưu ý những phần thầy đặc biệt nhấn mạnh nhé ghi lại chứ không đùa được. Khi mình học thầy có hỏi 1 câu và thầy cũng trả lời đáp án luôn sau đó câu đó đã ra thi.
Tài liệu: https://docs.google.com/file/d/0Bzq4uXIf8dNTYWR1N3M5X1ZkQU0/preview
Còn 1 tập giáo trình ngắn mình sẽ sớm số hóa và gửi đến các bạn.
Thi lý thuyết các bạn cứ ôn theo đề cương này nhé ngắn thôi nên sẽ nhẹ cho các bạn:
https://drive.google.com/open?id=1ty-dgirM9uuLW4OzDmoXIj2Fe9pzDq5o
LS:
Bạn chỉ có 2 tuần đi Ung thư thôi ở đây bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội để làm điều dưỡng và lên tay, được trực đêm, và ngoài ra các thầy cũng sẽ dậy khám các bệnh hay gặp ở khoa. Các bạn cũng sẽ được phụ giúp làm BA, nếu được thì có thể đi phụ mổ theo lịch có bảng trên hành lang.
Bọn mình thì viết 1 bài thu hoạch do lúc mình đi các thầy vẫn lo vụ sắp xếp khoa sau khi chuyển qua BV vùng. Nhưng nghe bảo là phải viết BA. Các bạn cũng có thể tham khảo ở đây:
http://ykhoataynguyen.com/threads/bnh-an-tin-phu.3714/
http://ykhoataynguyen.com/threads/bnh-an-k-dai-trang.3694/
Về các bạn nên ôn lại SLGP Tuyến giáp nhé cái này hay bị hỏi lắm.
- Tổ chức Y tế:
Lý thuyết:
Đi học đầy đủ nghiêm túc, học bài cũ, và nên nhớ những gì mình đã nhắc ở môn Thực tập cộng đồng I. Cô sẽ hỏi lại rất nhiều đấy nhé.
Nên note lại tất cả những gì cố nhấn mạnh gạch chân vào tài liệu ấy. Nói chung là sẽ có rất nhiều phần căng thẳng.
https://drive.google.com/open?id=1m4g6_a9AWcTKo8Js9uKheSg3813xtBnX
Và 1 mớ câu TN tham khảo hên xui:
https://drive.google.com/open?id=12Zhr5DwTQUbmHgUCyr3GQw7VxLbQ6iZj
Đi thực hành:
Bạn sẽ học 7 bài:
Buổi 1:Lập biểu đồ và phân tích số liệu ( chỗ này mình không chắc lắm)
Buổi 2: Bảng 4 – Bảng 6
Buổi 3: BPRS
Buổi 4: Phân tích vấn đề
Buổi 5: Lập kế hoạch
Buổi 6: CSSK ban đầu
Buổi 7: Thi thử
Link bài tập và bài thi thử:
https://drive.google.com/open?id=1WpDkJzdvmnrFpJ-Uxfe_HMQtsM7d9pho
https://drive.google.com/open?id=1lDpenprCi-BMOfryPI1hx8xskEolF-Ux
Cô sẽ nhắc chương trình thực hành trong khi học lý thuyết nên đọc bài kỹ trước khi đi học nhé cô sẽ kiểm tra đầu giờ. Lưu ý cần chuẩn bị laptop, dây sạc, Nhắc trưởng nhóm chuẩn bị ổ cắm dự phòng cho nhóm nhé.
Yêu cầu cần về luyện lại skill excel nhé…