[ScienceDaily] Insulin cần thiết trong việc sửa chữa các tế bào thần kinh khứu giác

Rate this post

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã biết rằng insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phát triển ở một số loại tế bào thần kinh truyền thông tin cảm giác môi trường đến não của chúng ta, chẳng hạn như thị giác. Tuy nhiên, họ biết tương đối ít về vai trò của insulin đối với khứu giác. Giờ đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Cảm giác hóa học Monell đã chỉ ra rằng insulin đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành của các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) non sau tổn thương. Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên eNeuro vào đầu tháng này.

Tác giả chính Akihito Kuboki, MD, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại phòng thí nghiệm của Johannes Reisert, PhD, cho biết: “Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc nạp insulin vào đường mũi có thể được phát triển như một liệu pháp điều trị chấn thương do nhiều vấn đề gây ra.”

Insulin đã được biết đến như một phần của quá trình sửa chữa tế bào thần kinh thị giác, Kuboki nghi ngờ rằng hormone này cũng có thể đóng một vai trò nào đó trong sự trưởng thành của các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) sau tổn thương. Ông cũng lưu ý rằng có nhiều thụ thể insulin trong vùng khứu giác của não. Khi tính đến những yếu tố này, Kuboki kết luận rằng insulin cũng có thể liên quan đến khứu giác.

Kuboki cho biết: “Mặc dù các nhà khoa học chưa hoàn toàn hiểu về cách thức hoạt động của nó, nhưng chúng tôi biết rằng insulin đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn cản quá trình chết của tế bào. Nếu lượng insulin giảm, bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị chết tế bào, có thể gây mất khứu giác”. Ông đang tập trung vào hướng nghiên cứu này để làm rõ lý do tại sao những người mắc bệnh đái tháo đường thường không nhận biết mùi hoặc mất khứu giác.

Nhóm nghiên cứu đã gây ra bệnh đái tháo đường típ 1 ở chuột để giảm mức insulin lưu thông đến các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs). Insulin giảm cản trở quá trình tái tạo các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs), dẫn đến khứu giác bị suy giảm. Họ đã phân tích cấu trúc của mô khứu giác trong khoang mũi và khứu giác bị suy giảm như thế nào bằng cách so sánh số lượng các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) trưởng thành và mức độ hoạt động của các sợi trục của chúng đến khứu giác. Nhóm nghiên cứu cũng ghi lại các phản ứng do chất tạo mùi gây ra đối với các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) trong khoang mũi. Một thí nghiệm hành vi bằng mùi hương để xác định chức năng khứu giác bằng cách cho những con chuột tìm bánh quy qua khả năng ngửi của chúng.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn làm tổn thương các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs), các tế bào này vốn có khả năng tái sinh độc nhất vô nhị ở động vật có vú. Cách tiếp cận này cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem liệu chúng có cần insulin để tái tạo hay không, điều mà họ cho là đúng. Hơn nữa, họ phát hiện ra rằng các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) này rất dễ bị chết tế bào do thiếu insulin từ 8 đến 13 ngày sau chấn thương. Khoảng thời gian này chỉ ra rằng trong giai đoạn quan trọng, các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) mới được tạo ra phụ thuộc vào insulin. Họ cũng phát hiện ra rằng insulin phải được cung cấp để tái tạo các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) vào thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của tế bào thần kinh để có thể khôi phục khứu giác của chuột.

Quan trọng không kém khi nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng insulin thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) đang phục hồi ở cả chuột mắc bệnh đái tháo đường típ 1 và chuột không mắc bệnh đái tháo đường. Kuboki cho biết: “Ngay cả ở những con chuột không mắc bệnh đái tháo đường, chúng tôi đã phát hiện ra rằng insulin có thể thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs), điều này cho thấy đây có thể là một liệu pháp điều trị rối loạn chức năng khứu giác ở những bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường. Cụ thể, nhóm nghiên cứu chỉ kiểm tra quá trình tái tạo các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) sau tổn thương ở chuột mắc bệnh đái tháo đường típ 1 và không kiểm tra tác động ở bệnh đái tháo đường típ 2, nhưng sẽ có kế hoạch trong tương lai.

Advertisement

Kuboki cho biết: “Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy insulin đóng vai trò quan trọng khi các tế bào thần kinh cảm giác khứu giác (OSNs) cần tái tạo sau chấn thương nghiêm trọng gây chết tế bào ở nhiều tế bào này. “Từ đây, chúng tôi hy vọng rằng bình xịt insulin có thể được áp dụng để điều trị chứng mất khứu giác vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm do chấn thương đầu và nhiễm virus.”

Nguồn thông tin:

Tư liệu được cung cấp bởi  Monell Chemical Senses Center. Ghi chú: Nội dung có thể đã được sửa đổi trình bày và độ dài.

Tài liệu tham khảo:

  1. Insulin-dependent maturation of newly generated olfactory sensory neurons after injury

Akihito Kuboki, Shu Kikuta, Nobuyoshi Otori, Hiromi Kojima, Ichiro Matsumoto, Johannes Reisert, Tatsuya Yamasoba. eneuro, 2021; ENEURO.0168-21.2021

DOI: https://www.eneuro.org/content/8/3/ENEURO.0168-21.2021

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa. org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Nguồn: ScienceDaily

Link: https://www.sciencedaily.com/releases/2021/05/210517194653.htm

Tác giả: Roxie Dương

Giới thiệu roxieduong

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …