[Sciencedaily] Phụ nữ ăn chay có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao hơn bình thường.

Rate this post
Một nghiên cứu trên 26.000 người phụ nữ trung niên Anh quốc cho thấy những người ăn chay có nguy cơ gãy cổ xương đùi cao hơn 33% so với những người thường xuyên ăn thịt.


Nghiên cứu được đăng trên tạp chí BMC Medicine (thứ Năm, ngày 11 tháng 8) của Đại học Leeds, đã khảo sát nguy cơ gãy cổ xương đùi ở những người ăn thuần chay và những người ăn chay mặn (không ăn thịt nhưng lại ăn cá, hải sản, sữa) so với những người ăn thịt.

Chọn mẫu 26.318 phụ nữ thì có tới 822 ca gãy cổ xương đùi được chẩn đoán trong vòng 20 năm – chỉ chiếm hơn 3% cỡ mẫu. Sau khi điều chỉnh các yếu tố như hút thuốc và tuổi tác, nhóm có chế độ ăn chay là nhóm duy nhất có nguy cơ cao gãy cổ xương đùi.

Nghiên cứu này là một trong số rất ít nghiên cứu dựa vào hồ sơ chẩn đoán xác định gãy cổ xương đùi để so sánh nguy cơ gãy xương giữa người ăn chay và người ăn thịt.

Các nhà khoa học nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu sâu về nguyên nhân chính xác tại sao những người ăn chay lại có nguy cơ bị gãy cổ xương đùi cao hơn.

Chế độ ăn chay có thể “lành mạnh hoặc không lành mạnh”

James Webster, một tiến sĩ nghiên cứu từ Trường Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Đại học Leeds, cũng là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những yếu tố tiềm ẩn có liên quan đến nguy cơ gãy cổ xương đùi ở những phụ nữ ăn chay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng tôi cảnh báo mọi người từ bỏ việc ăn chay. Cũng như bất kì chế độ dinh dưỡng nào, điều quan trọng là phải hiểu tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng của bản thân như thế nào để có một lối sống cân bằng và lành mạnh”.

“Chế độ thuần chay có thể rất khác nhau ở mỗi người và cũng có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh, cũng tương tự như chế độ dinh dưỡng gồm các thực phẩm từ động vật vậy”.

“Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng chế độ thuần chay thường có lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cho cơ và xương lại thấp hơn”. Những loại chất dinh dưỡng này thường có nhiều trong thịt và các sản phẩm từ động vật khác hơn là trong thực vật, chẳng hạn như protein, canxi và các loại vi chất khác.

“Đưa vào cơ thể ít các chất dinh dưỡng này có thể dẫn đến mật độ khoáng xương và khối lượng cơ thấp hơn, khiến bạn dễ gặp nguy cơ gãy cổ xương đùi hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nghiên cứu sâu để hiểu rõ hơn về các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người ăn chay, cho dù đó là sự thiếu hụt chất dinh dưỡng hay quản lý cân nặng, để chúng tôi có thể giúp mọi người đưa ra những lựa chọn lành mạnh.”

Sự phổ biến của chế độ ăn từ thực vật

Chế độ ăn chay đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, với một cuộc khảo sát của YouGov năm 2021 cho thấy quy mô dân số ăn chay ở Anh vào khoảng 5-7%. Chế độ ăn chay thường được coi là một lựa chọn ăn uống lành mạnh hơn, các bằng chứng trước đây cho thấy chế độ ăn chay có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, bao gồm bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và ung thư so với chế độ ăn cả thịt.

Ngoài ra, còn có một lời kêu gọi trên toàn thế giới về việc giảm tiêu thụ các sản phẩm từ động vật trong nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Do đó, việc hiểu rõ nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay ngày càng trở nên quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Janet Cade, lãnh đạo Nhóm Dịch tễ học Dinh dưỡng tại Trường Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng tại Leeds, cho biết: “Gãy cổ xương đùi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu, chi phí chữa trị cao, làm mất khả năng tự sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống, và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

“Chế độ ăn thức ăn từ thực vật có liên quan đến kém vững chắc xương, nhưng thiếu bằng chứng về mối liên hệ với nguy cơ gãy cổ xương đùi. Nghiên cứu này là một bước quan trọng trong việc tìm hiểu chế độ ăn từ thực vật có nguy cơ có thể xảy ra như thế nào trong dài hạn và những gì có thể được thực hiện để giảm thiểu những rủi ro đó.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Nghiên cứu đoàn hệ phụ nữ của Vương quốc Anh để điều tra các mối liên hệ có thể có giữa chế độ ăn uống và nguy cơ gãy cổ xương đùi. Nhóm thuần tập quốc gia về phụ nữ trung niên được thành lập tại Đại học Leeds để khám phá mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và bệnh mạn tính, bao gồm một loạt các mô hình ăn uống khác nhau. Thông tin về chế độ ăn uống được thu thập bằng bộ câu hỏi đánh giá tần suất sử dụng thực phẩm và được xác nhận bằng cách sử dụng nhật ký thực phẩm trong 4 ngày ở một cỡ mẫu nhỏ là phụ nữ.

Vào thời điểm họ được tuyển chọn vào nghiên cứu thuần tập, những người phụ nữ này có độ tuổi từ 35 đến 69.

Ảnh hưởng của chỉ số BMI thấp

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ số BMI trung bình của những người ăn chay thấp hơn một chút so với mức trung bình của những người ăn thịt thường xuyên. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa chỉ số BMI thấp và nguy cơ cao gãy cổ xương đùi.

Chỉ số BMI thấp có thể cho thấy người đó đang thiếu cân, có nghĩa là sức khỏe xương và cơ kém hơn và nguy cơ gãy cổ xương đùi cao hơn. Cần điều tra thêm để xác định xem chỉ số BMI thấp có phải là lý do dẫn đến nguy cơ cao gãy cổ xương đùi ở những người ăn chay hay không.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Darren Greenwood, một nhà thống kê sinh học tại Trường Y ở Leeds, cho biết: “Nghiên cứu này chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh hơn về chế độ ăn uống cũng như xương và cơ khỏe mạnh ở tuổi già.

Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác nhận liệu có thể có kết quả tương tự ở nam giới hay không, để khám phá vai trò của trọng lượng cơ thể và xác định lý do dẫn đến kết quả khác nhau ở người ăn chay và người ăn thịt.

Nguồn: Tài liệu được cung cấp bởi Đại học Leeds. Lưu ý: Nội dung có thể được chỉnh sửa về bố cục và độ dài.

Tài liệu tham khảo: James Webster, Darren C. Greenwood, Janet E. Cade. Risk of hip fracture in meat-eaters, pescatarians, and vegetarians: results from the UK Women’s Cohort Study. BMC Medicine, 2022; 20 (1) DOI: 10.1186/s12916-022-02468-0

 

Người dịch: Trần Gia Minh, Nguyễn Thị Thùy Linh

Hiệu đính: Bác sĩ Huỳnh Lê Thái Bão

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – Vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Advertisement

Giới thiệu trangiaminh

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …