[TAI MŨI HỌNG] Viêm mũi dị ứng

Rate this post

1.ĐẠI CƯƠNG

Bệnh do tiếp xúc với di nguyên đường hô hấp gây ra viêm niêm mạc mũi. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.Tỉ lệ chiếm 32,2% trong các bệnh tai mũi họng ở Việt Nam. Ngày nay khí hậu và môi trường bị ô nhiễm gia tăng  tạo điều kiên thuận lợi để bệnh phát triển .

Bệnh không đe dọa tới tính mạng con người nhưng gây ảnh chất lượng sống.Hoạt động hàng ngày bị gián đoạn làm việc kém hiệu quả hơn ở nơi làm việc hoặc trường học

Ngoài ra còn dẫn tới các bệnh khác liên quan như : Viêm tai giữa , polyp mũi , viêm xoang…

2.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ

Nguyên nhân

Do dị nguyên xâm nhập niêm mạc mũi .
Ứng với từng thể viêm có các yếu tố nguy cơ sau :

  • Viêm mũi theo mùa : sự thay đổi các yếu tố thời tiết như độ ẩm,gió,nhiệt độ lạnh … làm kích ứng cơ thể
  • Viêm mũi quanh năm : Tiếp xúc với các dị nguyên như bụi , phấn hoa,nấm,khói thuốc lá, vật nuôi…
    Ngoài ra cũng có thể tiền sử dị ứng trong gia đình cũng là một trong nhưng yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh
  • Viêm mũi nghề nghiệp : Tiếp xúc với dị nguyên trong quá trình lao động .

Cơ chế bệnh

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng,người bệnh sẽ phản ứng bằng cách sản xuất immunoglobulin đặc hiệu với chất gây dị ứng E (IgE) .Các kháng thể IgE này liên kết với các thụ thể IgE trên các dưỡng bào trong niêm mạc đường hô hấp và với bạch cầu ái kiềm trong máu ngoại vi. Khi hít vào chất dị ứng, các kháng thể IgE được bao phủ bề mặt dưỡng bào bằng chất gây dị ứng, dẫn đến việc kích hoạt các tế bào trong các mô mũi giải phóng các chất trung gian hóa học .Các chất này tác động với nhau làm  tuyến nhầy được kích thích gây tăng tiết. Tính thấm của mạch máu tăng lên, dẫn đến xung huyết. Sự giãn mạch xảy ra, dẫn đến tắc nghẽn và áp lực. Các dây thần kinh cảm giác bị kích thích, dẫn đến hắt hơi và ngứa.

Sau đó bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, tế bào lympho và đại thực bào đến niêm mạc mũi .Tình trạng viêm tiếp diễn.Các triệu chứng hắt hơi và ngứa giảm,sự tắc nghẽn và tiết chất nhầy nhiều hơn có thể kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày.

Triệu chứng lâm sàng : Chảy nước mũi,  nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, sưng, nhỏ giọt sau mũi.
Khám lâm sàng cần chú ý : khai thác tiền sử dị ứng , triệu chứng cơ năng (hắt hơi,chảy nước mũi,nghẹt mũi),các yếu tố nguy cơ gây bệnh

4.CẬN LÂM SÀNG

Trong chẩn đoán viêm mũi dị ứng phụ thuộc tình trạng của người bệnh có thể đưa ra các phương tiện cận lâm sàng phù hợp.

Một số cận lâm sàng có thể tham khảo :

  • Nội soi mũi : có thể thấy niêm mạc mũi tái nhạt, phù nề, nhiều dịch nhầy trong, có thể thấy niêm mạc bị thoái hoá hoặc có polype mũi, cũng có thể thấy mủ nhầy (có bội nhiễm ).
  • Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo).
  • định lượng IgE đặc hiệu trong máu
  • Thử phản ứng da (test nội bì , lẩy da): tiêm chất nghi là gây dị ứng vào trong da, nếu thấy nổi quầng đỏ hoặc xuất hiện bóng nước trên da tức là có phản ứng
  • X quang: Có thể hữu ích để đánh giá các bất thường cấu trúc có thể hoặc để giúp phát hiện các biến chứng hoặc tình trạng hôn mê
  • Chụp cắt lớp vi tính: rất hữu ích để đánh giá viêm cấp tính hoặc mãn tính

5.ĐIỀU TRỊ

Kiểm soát môi trường tránh dị nguyên

Điều trị thuốc:

  • Thuốc chống sung huyết
  • Thuốc kháng Histamin
  • Thuốc kháng viêm corticoide

Phẫu thuật dị hình hộc mũi

CaoPhat-18/08/2019


“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những case lâm sàng hay và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.

Chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận, chỉ mong muốn tin bài được lan rộng đến mọi người. Nếu muốn ủng hộ chúng tôi, bạn hãy mời mọi người thích page theo hướng dẫn này nhé https://i.imgur.com/7jZxc5e.png

—————————————————-

Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang

Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook

Tra cứu Uptodate miễn phí tại: https://ykhoa.org/uptodate

Tham gia cùng làm việc tại địa chỉ: https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9


                        

 

Giới thiệu caovanphat

Check Also

[ Endocrine Physiology] Chương 1 :Đại cuơng của sinh lý nội tiết (P2)

Chương 1 : Đại cương về sinh lý nội tiết (tiếp theo) SỰ CHUYỂN HÓA …