[Uptodate] COVID-19 và thai kỳ: Hỏi và đáp

Rate this post

Được viết bởi các bác sĩ và biên tập viên tại UpToDate

Tất cả chủ đề được cập nhật khi có các bằng chứng mới nhất và quá trình xem xét cùng bậc của chúng tôi hoàn thành.

Các tài liệu đánh giá hiện tại bắt đầu từ: tháng 10 năm 2021; Chủ đề này được cập nhập lần cuối vào: ngày 18 tháng 11 năm 2021.

Chủ đề này cung cấp câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp bởi người dùng UpToDate. Nội dung bổ sung về bệnh do coronavirus 2019 (COVID-19) sẽ được cung cấp riêng.

Nội dung

CHĂM SÓC TRƯỚC SINH

Có phải phụ nữ mang thai dễ mắc COVID-19 hơn hay có nguy cơ cao về các biến chứng của COVID-19 hơn không?

Mang thai và sinh con thường không làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronavirus 2 (SARS-CoV-2), nhưng dường như làm trầm trọng hơn diễn tiến lâm sàng COVID-19 so với những người không mang thai ở cùng giới tính và độ tuổi; Tuy nhiên, hầu hết (>90%) người nhiễm bệnh phục hồi mà không trải qua sinh đẻ.

COVID-19 có làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ hay không?

Câu trả lời là có, ở những phụ nữ mắc bệnh, đặc biệt là những người viêm phổi, dường như có sự tăng tần xuất sinh non (sinh trước tuần 37 của thai kỳ) và có thể phải sinh mổ, khả năng liên quan đến bệnh lý nặng cho người mẹ. Hầu hết những trường hợp sinh non là do thầy thuốc (khởi phát chuyển dạ hoặc sinh mổ theo lịch trình).

SARS-CoV-2 có vượt qua nhau thai không?

Không có bằng chứng xác định SARS-CoV-2 qua được hàng rào nhau thai và lây nhiễm cho thai nhi; tuy nhiên, một số trường hợp có màng nhau hoặc mô nhau thai dương tính với SARS-CoV-2 và một số trường hợp dương tính từ trong bụng mẹ đã được báo cáo. Một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể có kết quả dương tính giả hoặc do nhiễm trùng ngay sau sinh. Những báo cáo về nhiễm COVID-19 trên trẻ sơ sinh thường được mô tả là thể bệnh nhẹ.

Thay đổi cách chăm sóc trước thai kỳ như thế nào để làm giảm nguy cơ mắc COVID-19?

Hội Sản phụ khoa Mỹ (ACOG) và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi (SMFM) ủng hộ việc sửa đổi cách thức khám thai truyền thống để hạn chế việc tiếp xúc giữa người với người và vì thế giúp ngăn ngừa lây lan COVID-19. Những sửa đổi nên được điều chỉnh cho người có nguy cơ thấp hơn là những người có nguy cơ cao trong thai kỳ (như đa thai, tăng huyết áp, đái tháo đường) và có thể bao gồm khám chữa bệnh từ xa trong những vùng có dịch bệnh lây lan nhanh, giảm số lần khám trực tiếp, thời gian khám bệnh, các nhóm xét nghiệm (như nhiễm sắc thể, đái tháo đường, sàng lọc nhiễm trùng) để giảm sự tiếp xúc của sản phụ với những người khác, hạn chế người đến thăm trong quá trình thăm khám và xét nghiệm, thời gian siêu âm sản khoa được chỉ định, thời gian và tần suất làm nonstress test và hồ sơ sinh lý.

Có nên tránh sử dụng glucocorticoid cho phụ nữ mang thai mắc COVID-19 không?

Câu trả lời là không, phụ nữ mang thai đáp ứng những tiêu chuẩn sử dụng glucocorticoid cho điều trị COVID-19  và có thể nhận được liều tiêu chuẩn dexamethasone. Cho những người cũng đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng corticosteroid tiền sản để trưởng thành phổi thai nhi, chúng tôi khuyên nên dùng liều dexamethasone thông thường (4 liều 6mg tiêm tĩnh mạch cách nhau 12 tiếng) để gây ra sự trưởng thành phổi thai nhi và tiếp tục sử dụng dexamethasone để hoàn thành liệu trình điều trị COVID-19 của mẹ (6mg đường uống hoặc tiêm mỗi ngày trong 10 ngày hoặc cho đến khi xuất viện, chọn thời gian ngắn hơn).

Vaccine SARS-CoV-2 có an toàn với phụ nữ mang thai và đang có kế hoạch mang thai không?

Câu trả lời là có, chúng tôi khuyến cáo tiêm chủng vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai hơn là trì hoãn tiêm chuẩn cho đến sau sinh. Khuyến cáo này dựa trên dữ liệu ngày càng yên tâm về tính an toàn và hiệu quả của vaccine COVID-19 trong thai kỳ cũng như dữ liệu về việc chính bản thân thai kỳ cũng liên quan đến việc gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nặng (thuộc sự phân bố vaccine cấp 1c của CDC). Vaccine SARS-CoV-2 hiện có trên lâm sàng không chứa bản sao virus.

Vì nguy cơ bị nhiễm trùng nặng, người mang thai đủ điều kiện nhận liều tăng cường khi các tổ chức sức khoẻ cộng đồng khuyến cáo tiều tăng cường cho những đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 nặng.

Tiêm chủng có diễn ra cùng lúc với những vaccine thông thường, như Tdap và cúm; Sự phân tách ra một khoảng thời gian là không cần thiết.

Tiêm chủng không ảnh hưởng đến sinh sản, và không cần thiết phải trì hoãn mang thai sau khi tiêm.

CHUYỂN DẠ VÀ SINH

Bà mẹ mắc COVID-19 có phải là một dấu hiệu cho việc sinh mổ?

Câu trả lời là không, COVID-19 không phải là một dấu hiệu làm thay đổi chu trình sinh nở. Ngay cả khi được xác nhận cùng với những dữ liệu bổ sung được báo cáo, điều này cũng không phải là dấu hiệu cho việc sinh mổ vì nó làm tăng nguy cơ cho bà mẹ và cũng không có khả năng cải thiện kết quả sơ sinh.

Có nên hoãn việc lập kế hoạch khởi phát chuyển dạ hoặc sinh mổ cho những phụ nữ không có triệu chứng trong suốt đại dịch không?

Câu trả lời là không, ở những phụ nữ không có triệu chứng, khởi phát chuyển dạ và sinh mổ với các chỉ định y khoa thích hợp không nên bị trì hoãn hoăc đặt lịch lại. Bao gồm cả khởi phát chuyển dạ trên thai 39 tuần và sinh mổ sau khi tư vấn cho bệnh nhân.

Cơn đau khi chuyển dạ nên được được kiểm soát như thế nào trên phụ nữ mắc COVID-19?

Gây tê thần kinh thường được ưa chuộng hơn những lựa chọn khác để kiểm soát cơn đau chuyển dạ vì nó cung cấp sự giảm đau tốt và vì thế giảm sự căng thẳng tim phổi do đau và lo lắng. Ngoài ra, nó cũng có được dùng trong những trường hợp mổ lấy thai khẩn cấp, do đó tránh nhu cầu gây mê toàn thân. Hội Gây mê sản khoa và Chu sinh (SOAP) đề nghị xem xét việc sử dụng nito oxit trong việc giảm đau khi chuyển dạ cho những bệnh nhân được xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 vì thiếu dữ liệu về hệ thống làm sạch, lọc và khí dung nito oxit, nhưng nó vẫn là một lựa chọn cho những người âm tính với SARS-CoV-2.

Một người chồng/ người nhà không có triệu chứng có thể tham gia cuộc chuyển dạ và sinh hay không?

Thực hành khác nhau tuỳ theo các tổ chức. Ở mức tối thiểu, người nhà nên được sàng lọc theo chính sách của bệnh viện, và những người không có bất kỳ triệu chứng nào phù hợp với COVID-19, tiếp xúc với những trường hợp được xác nhận trong vòng 14 ngày, hoặc dương tính với xét nghiệm COVID-19 trong 14 ngày không nên được phép tham gia cuộc chuyển dạ và sinh. Hầu hết các cơ sở công nhận rằng một người nhà là quan trọng với nhiều phụ nữ khi chuyển dạ và cho phép một người nhà phải ở lại với sản phụ (có thể không rời khỏi phòng và rời đi sau đó). Những người nhà bổ sung có thể được cho phép hoặc có thể là là một phần của chuyển dạ sinh thông qua video.

SAU SINH

Em bé nên được đánh giá như thế nào?

Nếu người mẹ mắc COVID-19, trẻ sơ sinh cũng được nghi ngờ mắc COVID-19 và nên được xét nghiệm, cách ly với những trẻ sơ sinh khoẻ mạnh khác và được chăm sóc theo các biện pháp phòng ngừa kiểm soát nhiễm trùng cho cho những bệnh nhân được xác nhận hoặc nghi ngờ mắc COVID-19.

Bà mẹ mắc COVID-19 có nên bị tách khỏi đứa bé không?

Nói chung là không vì nguy cơ nhiễm SARS-CoV2 của trẻ sơ sinh từ mẹ là thấp, và dữ liệu cho thấy không có sự khác biệt về nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 sơ sinh cho dù trẻ được chăm sóc trong phòng riêng hay vẫn ở trong phòng mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên đeo khẩu trang và vệ sinh tay trong khi tiếp xúc với trẻ. Vào những thời điểm khác, khoảng cách vật lý >6 feet giữa mẹ và trẻ hoặc lồng ấp của trẻ là thích đáng.

Những biện pháp phòng ngừa cho mẹ và bé tại nhà nên được tiếp tục bao lâu sau khi nhiễm trùng gần đây?

Những bà mẹ có triệu chứng trước đây được nghi ngờ hoặc xác nhận mắc COVID-19 không được xem là nguy cơ tiềm ẩn lây virus cho trẻ sơ sinh nếu họ đáp ứng những tiêu chí ngừng cách ly và phòng ngừa sau:

  • Ít nhất 10 ngày đã trôi qua từ khi triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên (tối đa 20 ngày nếu họ có bị bệnh nặng hơn hoặc bị suy giảm miễn dịch nặng).
  • Ít nhất 24 giờ đã trôi qua từ khi có cơn sốt cuối cùng mà không cần sử dụng thuốc hạ sốt
  • Các triệu chứng khác đã được cải thiện

Đối với những bà mẹ không có triệu chứng chỉ được xác định bởi những xét nghiệm sàng lọc sản khoa, ít nhất nên trải qua 10 ngày kể từ khi xét nghiệm dương tính.

Sữa mẹ có thể truyền SARS-CoV-2 không?

Có sự đồng thuận chung rằng cho bú bên được khuyến khích vì những lợi ích mẹ và trẻ sơ sinh. Hiện chưa rõ liệu SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua sữa mẹ hay không vì rất ít mẫu sữa được xét nghiệm. Trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), mẫu sữa mẹ từ 43 bà mẹ âm tính với SARS-CoV-2 bằng cách phiên mã ngược phản ứng chuỗi polymerase (RT-PCR) và những mẫu từ 3 bà mẹ có xét nghiệm dương tính, tuy nhiên xét nghiệm cụ thể có thể làm được và nhiễm trùng không được thực hiện.

Advertisement

Bà mẹ được xác nhận hoặc nghi ngờ với COVID-19 nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa nào khi cho con bú?

Lây truyền giọt bắn từ mẹ sang trẻ cí thể xảy ra khi tiếp xúc gần trong quá trình cho bú. Các bà mẹ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách vệ sinh tay, vú và sửa dụng khẩu trang. Trong một nghiên cứu từ thành phố New York đã xét nghiệm và theo dõi 82 trẻ của 116 bà mẹ dương tính với SARS-CoV-2, không có đứa trẻ nào dương tính với SARS-CoV-2 sau sinh, mặc dù hầu hết đều ở cùng mẹ và bú sữa mẹ. Những đứa trẻ được cách ly trong phòng, và các bà mẹ đeo khẩu trang phẫu thuật trong khi tiếp xúc với trẻ và cần tuân thủ rửa tay và vú thường xuyên.

Ngoài ra, trẻ có thể được cho ăn sữa mẹ bởi một người chăm sóc khoẻ mạnh sau khi thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng ngừa cho đến khi mẹ hồi phục hoàn toàn hoặc được chứng minh không nhiễm bệnh nữa. Trong những trường hợp này, bà mẹ nên rửa tay nghiêm ngặt ở trước khi bơm sữa và sử dụng mặt nạ khi bơm.

Phụ nữ mang thai và sau sinh mắc COVID-19 có thể dùng NSAID và acetaminophen không?

Có, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và acetaminophen có thể được sử dụng để điều trị sốt và đau trong khi mang thai và sau sinh. Antepartum, liều NSAID hiệu quả thấp nhất được sử dụng, lý tưởng nhất là trong vòng chưa đầy 48 giờ và được hướng dẫn bởi độc tính tiềm năng liên quan đến tuổi thai (ví dụ, oligohydramnios, đóng sớm động mạch ống). Aspirin liều thấp để phòng ngừa tiền sản giật là an toàn trong suốt thai kỳ. Ở những bệnh nhân có hóa học gan bất thường thứ phát với COVID-19, mối quan tâm tiềm năng của việc sử dụng acetaminophen là độc tính gan; tuy nhiên, liều ít hơn 2 gram mỗi ngày có khả năng an toàn trong trường hợp không có bệnh gan nghiêm trọng hoặc mất bù.

Vắc-xin SARS-CoV-2 có an toàn cho phụ nữ cho con bú không?

Có. Chúng tôi khuyên bạn nên tiêm vắc-xin COVID-19 cho phụ nữ cho con bú thay vì trì hoãn tiêm chủng cho đến sau khi cho con bú. Kháng thể COVID-19 của mẹ gây ra bởi tiêm chủng của mẹ có thể truyền vào sữa mẹ và có thể có tác dụng bảo vệ cho trẻ sơ sinh. Nếu bất kỳ loại vắc-xin nào đi qua sữa mẹ và sau đó được trẻ sơ sinh ăn vào, nó có khả năng bị bất hoạt bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Nguồn: COVID-19 and pregnancy: Questions and answers

Link: https://www.uptodate.com/contents/covid-19-and-pregnancy-questions-and-answers

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: Lê Vy

Giới thiệu dolevy

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …