[Uptodate] Nguyên nhân rối loạn lipid máu thứ phát

Rate this post

Tác giả: Robert S Rosenson, MD

Tổng biên: Mason W Freeman, MD

Bernard J Gersh, MB, ChB, DPhil, FRCP,  MACC

Phó biên: Jane Givens, MD

Susan B Yeon, MD, JD, FACC

Contributor Disclosures

Người dịch: Diệu Hương

  1. Giới thiệu

Rất nhiều bệnh nhân mỡ máu cao thường do rối loạn lipid máu thứ phát hơn tiên phát.

  1. Phòng ngừa

Rối loạn lipid máu do nguyên nhân thứ phát khá phổ biến. Trong 824 bệnh nhân tới khám bệnh liên quan đến lipid tại một trung tâm y tế ở Mỹ, có tới 28% người có một hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ của rối loạn lipid máu thứ phát. Trong số đó, nhiều nhất là lạm dụng đồ uống có cồn (10%) và đái tháo đường không kiểm soát (8%).

  1. Đái tháo đường

Mỡ máu cao kết hợp với kháng insulin gặp nhiều ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Kháng insulin / tăng insulin máu kết hợp với tăng triglycerid máu dẫn đến tăng LDL và giảm HDL.

Bất thường lipoprotein liên quan tới mức độ nặng của tình trạng kháng insulin. Một nghiên cứu đo độ nhạy insulin bằng kỹ thuật kẹp duy trì Glucose ổn định – tăng Insulin máu (euglycemic clamp) ở bệnh nhân có và không có đái tháo đường típ 2, cho thấy tình trạng kháng insulin càng nặng thì đường kính hạt VLDL càng lớn, đường kính hạt LDL nhỏ hơn, và của HDL là nhỏ nhất. Ngoài ra, số lượng hạt VLDL, IDL, LDL cũng tăng theo tình trạng kháng insulin, trong khi HDL lại giảm. Tăng triglycerid máu là hậu quả của cả việc gia tăng cơ chất (glucose và acid béo tự do) và giảm sự phân hủy mỡ của VLDL triglycerid. Nicotinic acid (Niacin – vitamin B3)  có thể sửa chữa phần nào sự rối loạn này nhưng cái giá phải trả là tình trạng kháng insulin nặng hơn và khó kiểm soát đường huyết hơn. Trong một nghiên cứu đã thấy sử dụng nicotinic acid làm HbA1c tăng thêm 21%.

  1. Bệnh xơ gan ứ mật

Viêm đường mật nguyên phát và các bệnh tương tự thường đi kèm với lượng cholesterol máu tăng rõ rệt do sự tích tụ lipoprotein-X. Triệu chứng lâm sàng gồm vết ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthoma) xuất hiện khi nồng độ cholesterol huyết thanh lớn hơn hoặc bằng 1400mg/dL (36mmol/L). Lipoprotein X tăng rõ rệt có liên quan đến hội chứng máu quá đặc (hyperviscosity syndrome), nhưng không có mối liên quan rõ rệt với các bệnh mạch vành.

  1. Hội chứng thận hư

Tăng lipid máu trong hội chứng thận hư chủ yếu do sự tăng nồng độ cholesterol toàn phần và nồng độ LDL. Nguyên nhân chính là gan tăng sản xuất lipoprotein (do giảm áp lực keo huyết tương), ngoài ra còn do giảm dị hóa lipoprotein.

  1. Bệnh thận mạn

Rối loạn lipid máu không rõ rệt trong bệnh thận mạn (chronic kidney disease-CKD), nhưng thấy có sự tăng nồng độ LDL và tryglycerid đồng thời giảm nồng độ HDL. 30-50% ca bệnh thận mạn có tăng triglycerid típ IV.

  1. Suy giáp

Suy giáp là nguyên nhân thường gặp của tăng lipid máu. Do đó, bệnh nhân rối loạn lipid máu nên được định lượng TRH (thyrotropin). Điều trị thay thế bằng  hormon giáp giúp điều chỉnh lại tình trạng tăng lipid máu .

  1. Béo phì

Béo phì liên quan đến những thay đổi có hại trong chuyển hóa lipoprotein, bao gồm sự gia tăng nồng độ của cholesterol toàn phần, LDL,VLDL, tryglycerid, và sự giảm nồng độ HDL khoảng 5%. Giảm cân có thể làm chậm tình trạng tăng cholesterol và triglycerid máu. Tuy nhiên, khá là khó để tăng cholesterol toàn phần, HDL, HDL2 và apolipoproten A-I với các bệnh nhân có LDL phân nhóm A; thường chỉ tăng trong 1/3 bệnh nhân có LDL phân nhóm B.

  1. Thuốc lá

Hút thuốc làm giảm nhẹ nồng độ HDL đồng thời gây ra tình trạng đề kháng insulin. Trong giai đoạn sàng lọc của thuốc Bezafibrate, nồng độ HDL ở người không hút thuốc là 40 mg/dL (1mmol/L), ở người đã cai thuốc là 37 mg/dL (1 mmol/L), và ở những người hút bằng hoặc hơn 2 gói/ ngày là 35 mg/dL (1 mmol/L). Một báo cáo khác cho thấy tác hại của thuốc lá sẽ càng rõ rệt hơn nếu cùng lúc tiêu thụ đồ uống có cồn; ở những bệnh nhân này thấy nồng độ HDL giảm 5 – 9 mg/dL (0.1 – 0.2 mmol/L) . Tình trạng này có thể thuyên giảm trong vòng 1 đến 2 tháng sau cai thuốc. Ngoài ra thuốc lá còn làm suy giảm chức năng HDL do làm giảm khả năng chống oxi hóa và chống viêm, đồng thời cản trở sự lưu thông cholesterol.

  1. Lạm dụng đồ uống có cồn

Nhìn chung, sử dụng đồ uống có cồn trong mức vừa phải có một vài ích lợi lên lipid, nhưng sử dụng quá mức sẽ làm tăng triglycerid. Đặc biệt cần lưu ý điều này ở những bệnh nhân tăng tryglycerid nặng.

  1. Thuốc

Một số thuốc như lợi tiểu thiazid, chẹn beta, estrogen đường uống có thể làm thay đổi nhẹ nồng độ lipid. Một số thuốc chống loạn thần không điển hình như clozapin hay olanzapin có thể gây tăng cân, béo phì, tăng triglycerid, làm tình trạng đái tháo đường nặng hơn. Cơ chế gây nên những rối loạn này vẫn chưa được tìm ra.

Thuốc kháng virus điều trị HIV, đặc biệt là thuốc ức chế protease, có liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid và glucose của hội chứng loạn dưỡng mỡ (lipodystrophy syndrome).

Tài liệu tham khảo:

  1. Vodnala D, Rubenfire M, Brook RD. Secondary causes of dyslipidemia. Am J Cardiol 2012; 110:823.
  2. Zavaroni I, Dall’Aglio E, Alpi O, et al. Evidence for an independent relationship between plasma insulin and concentration of high density lipoprotein cholesterol and triglyceride. Atherosclerosis 1985; 55:259.
    Advertisement
  3. Garg A, Grundy SM. Nicotinic acid as therapy for dyslipidemia in non-insulin-dependent diabetes mellitus. JAMA 1990; 264:723.
  4. Garvey WT, Kwon S, Zheng D, et al. Effects of insulin resistance and type 2 diabetes on lipoprotein subclass particle size and concentration determined by nuclear magnetic resonance. Diabetes 2003; 52:453.
  5. Rosenson RS, Baker AL, Chow MJ, Hay RV. Hyperviscosity syndrome in a hypercholesterolemic patient with primary biliary cirrhosis. Gastroenterology 1990; 98:1351.
  6. Hubert HB, Feinleib M, McNamara PM, Castelli WP. Obesity as an independent risk factor for cardiovascular disease: a 26-year follow-up of participants in the Framingham Heart Study. Circulation 1983; 67:968.
  7. Katzel LI, Coon PJ, Rogus E, et al. Persistence of low HDL-C levels after weight reduction in older men with small LDL particles. Arterioscler Thromb Vasc Biol 1995; 15:299.
  8. Facchini FS, Hollenbeck CB, Jeppesen J, et al. Insulin resistance and cigarette smoking. Lancet 1992; 339:1128.
  9. Lipids and lipoproteins in symptomatic coronary heart disease. Distribution, intercorrelations, and significance for risk classification in 6,700 men and 1,500 women. The Bezafibrate Infarction Prevention (BIP) Study Group, Israel. Circulation 1992; 86:839.
  10. Criqui MH, Cowan LD, Tyroler HA, et al. Lipoproteins as mediators for the effects of alcohol consumption and cigarette smoking on cardiovascular mortality: results form the Lipid Research Clinics Follow-up Study. Am J Epidemiol 1987; 126:629.
  11. Moffatt RJ. Effects of cessation of smoking on serum lipids and high density lipoprotein-cholesterol. Atherosclerosis 1988; 74:85.
  12. Nilsson P, Lundgren H, Söderström M, et al. Effects of smoking cessation on insulin and cardiovascular risk factors–a controlled study of 4 months’ duration. J Intern Med 1996; 240:189.
  13. Terres W, Becker P, Rosenberg A. Changes in cardiovascular risk profile during the cessation of smoking. Am J Med 1994; 97:242.
  14. Rosenson RS, Brewer HB Jr, Ansell BJ, et al. Dysfunctional HDL and atherosclerotic cardiovascular disease. Nat Rev Cardiol 2016; 13:48.
  15. Wakabayashi I. Comparison of the relationships of alcohol intake with atherosclerotic risk factors in men with and without diabetes mellitus. Alcohol Alcohol 2011; 46:301.
  16. Park H, Kim K. Association of alcohol consumption with lipid profile in hypertensive men. Alcohol Alcohol 2012; 47:282.
  17. Dursun SM, Szemis A, Andrews H, Reveley MA. The effects of clozapine on levels of total cholesterol and related lipids in serum of patients with schizophrenia: a prospective study. J Psychiatry Neurosci 1999; 24:453.
  18. Osser DN, Najarian DM, Dufresne RL. Olanzapine increases weight and serum triglyceride levels. J Clin Psychiatry 1999; 60:767.
  19. Henderson DC, Cagliero E, Gray C, et al. Clozapine, diabetes mellitus, weight gain, and lipid abnormalities: A five-year naturalistic study. Am J Psychiatry 2000; 157:975.
  20. Henderson DC. Clozapine: diabetes mellitus, weight gain, and lipid abnormalities. J Clin Psychiatry 2001; 62 Suppl 23:39.

Link nguồn: https://www.uptodate.com/contents/secondary-causes-of-dyslipidemia 

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Giới thiệu Diệu Hương Đinh

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …