[Pubmed] Vấn đề tiêm vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường

Rate this post

Bối cảnh và mục tiêu

Tóm tắt các bằng chứng hiện có về việc sử dụng vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường.

Phương pháp

Chúng tôi đã thực hiện một cuộc tìm kiếm tài liệu kỹ lưỡng về vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và típ 2.

Các kết quả

COVID-19 có xu hướng tiên lượng xấu ở bệnh nhân đái tháo đường. Dự phòng ban đầu vẫn là cơ sở chính để giảm thiểu rủi ro liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường. Một bước quan trọng trong dự phòng ban đầu là tiêm chủng kịp thời. Nên tiêm phòng định kỳ chống viêm phổi do phế cầu khuẩn, influenza, và viêm gan B cho bệnh nhân đái tháo đường với hiệu quả tốt và hồ sơ an toàn hợp lý. Với dữ liệu lâm sàng hỗ trợ đáp ứng kháng thể trung hòa mạnh mẽ ở bệnh nhân đái tháo đường mắc COVID-19, việc tiêm chủng ở bệnh nhân đái tháo đường là chính đáng. Trên thực tế, do gánh nặng của bệnh tật, nên việc tiêm chủng COVID-19 nên được ưu tiên cho bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến loại vaccine ưa thích, hiệu quả và tính bền vững của vaccine, tần suất sử dụng, tiêm chủng ở trẻ em (<18 tuổi) và phụ nữ có thai / cho con bú và cần được giải quyết thông qua các nghiên cứu trong tương lai.

Kết luận

Bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và típ 2 có nguy cơ tiên lượng xấu cao với COVID-19 và nên ưu tiên tiêm chủng cho nhóm bệnh nhân này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến tiêm chủng COVID-19 cần được giải quyết thông qua các nghiên cứu trong tương lai.

Từ khóa: COVID-19, Vaccine, Đái tháo đường


COVID-19 đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người và gây ra hơn 2 triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Bệnh có tiên lượng xấu, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Đái tháo đường có liên quan đến độ nặng của bệnh, tỷ lệ nhập ICU và tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 [ [1] , [2] , [3] , [4] , [5] ].

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng cả bệnh nhân đái tháo đường típ 2 (T2D) và đái tháo đường típ 1 (T1D) đều có nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19 tăng lên so với những người không mắc đái tháo đường. Về mặt tương đối, bệnh nhân T1D và bệnh nhân T2D có tỷ odd (OR) được điều chỉnh tương tự khi nhập viện (3,90 đối với T1D so với 3,36 đối với T2D), mức độ nghiêm trọng của bệnh (3,35 so với 3,42) [ 6 ], và tử vong khi nhập viện (3,51 so với 2,02) [ 7 ]. Bên cạnh đó, việc kiểm soát đường huyết tốt trước khi nhập viện (có thể biết được thông qua xét nghiệm HbA1C), không liên quan đến kết quả cải thiện ở bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì COVID-19 [ 8]. Do đó, phòng ngừa ban đầu vẫn là cơ sở chính để giảm thiểu rủi ro liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường.

Một bước quan trọng trong dự phòng ban đầu các bệnh nhiễm trùng là tiêm chủng kịp thời và thích hợp. Nên tiêm chủng định kỳ chống viêm phổi do phế cầu, influenza và viêm gan B ở bệnh nhân đái tháo đường [ 9 ]. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự suy giảm phản ứng kháng thể với vaccine influenza và viêm gan B ở bệnh nhân đái tháo đường [ 10 , 11 ], với những tiến bộ gần đây trong việc phát triển vaccine, những bệnh nhân đái tháo đường có thể đạt được phản ứng miễn dịch thích hợp sau khi tiêm chủng. Trong nhiều nghiên cứu bệnh chứng, hiệu quả và độ an toàn của vaccine phế cầu đã được báo cáo nằm trong khoảng từ 56% đến 81% [ 12 , 13]. Tương tự như vậy, hiệu quả của vaccine polysaccharide phế cầu (PPV23) được phát hiện là 84% ở những bệnh nhân đái tháo đường [ 14 ]. Việc tiêm chủng PPV23 đã ngăn ngừa hiệu quả các bệnh do phế cầu khuẩn và giảm việc sử dụng các dịch vụ y tế ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường từ 75 tuổi trở lên [ 15 ]. Hơn nữa, thanh niên và người lớn tuổi mắc bệnh đái tháo đường đã được chứng minh là có phản ứng tối ưu của tế bào B với vaccine influenza theo mùa [ 16 ]. Người lớn mắc đái tháo đường típ 2 được hưởng lợi đáng kể từ việc tiêm phòng influenza về việc giảm biến chứng, nhập viện và tử vong [ 17 ]. Do đó, các loại vaccine này đã được đưa vào quy trình chăm sóc tiêu chuẩn cho bệnh nhân đái tháo đường.

Các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm vaccine ở bệnh nhân đái tháo đường thường nhẹ. Tại một phòng khám bệnh đái tháo đường ở Ấn Độ, 1568 bệnh nhân (thời gian > 5,3 năm) bị đái tháo đường đã được tiêm vaccine phòng bệnh viêm phổi và cúm. Các tác dụng phụ duy nhất được quan sát là nhức mỏi hoặc đau ở khớp hoặc cơ, sốt, phát ban cục bộ hoặc sưng hạch. Không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào được báo cáo. Trong số 2057 bệnh nhân đái tháo đường đã được tiêm chủng vaccine phế cầu, chỉ có 17 trường hợp báo cáo có đau nhẹ và tấy đỏ tại chỗ tiêm [ 12 ].

Nhiều loại vaccine với hiệu quả và độ an toàn khác nhau đã được phát triển để chống lại COVID-19 [ [18] , [19] , [20] , [21] , [22] , [23] , [24] , [25] , [26] ]. Tại Ấn Độ, COVAXIN ™ và COVISHIELD ™ đã được Tổng cục Kiểm soát Thuốc của Ấn Độ (DCGI) phê duyệt để hạn chế sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, xem xét sự ít ỏi của dữ liệu ở những người mắc bệnh đái tháo đường tham gia trong các thử nghiệm lâm sàng sẵn có cho đến nay (Bảng 1 ), việc sử dụng vaccine COVID-19 trong phân nhóm đối tượng này cần được nghiên cứu thêm.

Bảng 1: Tổng hợp dữ liệu về các vaccine COVID-19 hiện có.

Tên vaccine

Công ty / tổ chức sản xuất

Loại

Giai đoạn thử nghiệm

Hiệu quả a

Sự an toàn

Đại diện bệnh nhân mắc đái tháo đường

BNT162b2 [ 21 ] Pfizer-BioNTech
USA, Germany
Vaccine nucleoside-mRNA dạng hạt nano lipid mã hóa glycoprotein gai SARS-CoV-2 giúp liên kết ổn định với màng tế bào trước khi dung hợp, được neo bằng màng.

2/3

95%

Đau ngắn hạn, nhẹ đến trung bình tại chỗ tiêm, mệt mỏi và nhức đầu. Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng thấp và tương tự ở các nhóm vaccine khác và giả dược.

Không đề cập đến

mRNA-1273 [ 22 ] Moderna and the Vaccine Research Center at NIAID
USA
Vaccine mRNA được bao bọc bởi hạt nano lipid thể hiện glycoprotein gai SARS-CoV-2 ổn định trước khi dung hợp

3

94,1%

Phản ứng tại chỗ và toàn thân thoáng qua, tỷ lệ các tác dụng phụ nghiêm trọng thấp và tương tự ở các nhóm vaccine và giả dược. Có (n = 2875)
AZD1222 (ChAdOx1)
23 ]
Oxford-AstraZeneca
Jenner Institute, University of Oxford
England
Vector adenovirus tinh tinh ChAdOx1 tái tổ hợp, thiếu khả năng tái bản, chứa kháng nguyên glycoprotein gai SARS-CoV-2.

1/2/3

70,4%

Hồ sơ an toàn tốt với các tác dụng phụ nghiêm trọng và các tác dụng không mong muốn cần quan tâm đặc biệt được cân bằng giữa các nhóm nghiên cứu. Có (n = 270)
Vaccine Sputnik V (Gam-COVID-Vac) [ 24 ] Gamaleya Research Institute of Epidemiology and Microbiology
Russia
Vaccine vector kết hợp, dựa trên adenovirus tái tổ hợp (rAd) type 26 và rAd type 5 — cả hai đều mang gen glycoprotein gai đột biến SARS-CoV-2.

3

91,6%

Các tác dụng không mong muốn thường gặp là bệnh giống cúm, phản ứng tại chỗ tiêm, nhức đầu và suy nhược. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được coi là liên quan đến tiêm chủng.

Có (n = 4922) b

NVX-CoV2373 [ 25 ] Novavax, Inc.
USA
Tá dược Matrix-M1 và vaccine nano SARS-CoV-2 tái tổ hợp, được chế tạo từ glycoprotein gai SARS-CoV-2 kiểu dại đầy đủ

3

89,3%

Các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng, và cần sự chăm sóc y tế chỉ xảy ra ở mức độ thấp và cân bằng giữa nhóm vaccine và giả dược. NA
CoronaVac [ 26 ] Sinovac Biotech China Ứng cử viên vaccine bất hoạt chống lại COVID-19

3

50,65% –91,25%

NA

NA

JNJ-78436735 hoặc
Ad26.COV2.S [ 27 ]
Johnson & Johnson (Janssen Biotech, Inc.)
USA
Vector adenovirus serotype 26 (Ad26) tái tổ hợp, không có khả năng tái bản, mã hóa một protein gai SARS-CoV-2 có chiều dài đầy đủ và ổn định.

3

66%

Không có báo cáo về sự lo lắng an toàn đáng kể. Tỷ lệ sốt chung là 9% và sốt độ 3 là 0,2%. Các tác dụng phụ nghiêm trọng nói chung được báo cáo cao hơn ở những người tham gia dùng giả dược so với đối tượng sử dụng vaccine. Có (n = 2764)
COVAXIN (BBV152) c
28 ]
Bharat Biotech
India
Vaccine SARS-CoV-2 bất hoạt toàn bộ virion được bào chế với một phân tử chủ vận toll-like receptor 7/8 hấp thụ với nhôm (Algel-IMDG) hoặc nhôm (Algel).

1 d

NA

Các tác dụng không mong muốn thường gặp là đau chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, sốt và buồn nôn hoặc nôn. Tất cả các tác dụng phụ đều nhẹ hoặc trung bình. Không có sự khác biệt đáng kể nào được quan sát thấy giữa nhóm tiêm chủng và nhóm chứng.

NA

COVISHIELD (ChAdOx1) c
29 ]
Serum Institute
India
Vector adenovirus tinh tinh ChAdOx1 tái tổ hợp, thiếu khả năng tái bản, chứa kháng nguyên glycoprotein gai SARS-CoV-2 với sự chuyển giao công nghệ từ Oxford / AstraZeneca.

NA e

NA e

NA e

NA e

  • NA: Not available, SARS-CoV-2: Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2, IMDG: Imidazoquinoline, USA: The United States of America, NIAID: National Institute of Allergy and Infectious Disease
  • a Hiệu quả liên quan đến chủng SARS-CoV-2 thông thường.
  • b Bao gồm những người tham gia bị đái tháo đường, thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, béo phì.
  • c Đã nhận được sự chấp thuận của Tổng cục Kiểm soát Thuốc của Ấn Độ (DCGI) cho việc sử dụng hạn chế trong tình huống khẩn cấp.
  • d Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III của COVAXIN ™ đang được tiến hành ở Ấn Độ.
  • e  Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II / III của COVISHIELD ™ đang được tiến hành ở Ấn Độ. Tuy nhiên, dữ liệu mạnh mẽ về các thử nghiệm pha 1/2/3 của vaccine Oxford-AstraZeneca đã có sẵn.

Cho đến nay, dữ liệu liên quan đến đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân đái tháo đường với COVID-19 còn hạn chế. Một báo cáo sơ bộ từ Ấn Độ đã chứng minh đáp ứng kháng SARS-CoV-2 bị suy giảm ở bệnh nhân COVID-19 không nghiêm trọng mắc đái tháo đường típ 2. Tổng số kháng thể kháng SARS-CoV-2 (IgG + IgM), được đo bằng xét nghiệm miễn dịch điện hóa phát quang, không thể phát hiện được ở 3 trong số 9 bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 khi được ước tính ở mức trung bình (độ trải giữa – IQR) của 16 ngày sau khi được xác nhận chẩn đoán COVID-19 bằng PCR [ 27]. Tuy nhiên, một nghiên cứu từ Ý bao gồm 150 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 40 bệnh nhân bị đái tháo đường, cho thấy sự hiện diện của đái tháo đường và tăng đường huyết không ảnh hưởng đến động học và độ bền của phản ứng kháng thể trung hòa chống lại protein gai của SARS-CoV-2. Tình trạng dương tính với kháng thể trung hòa sau khi nhập viện được thấy rõ ở 70% và 75% ứng với bệnh nhân không có và có bệnh lý đái tháo đường. Hiệu giá trung hòa và dương tính của kháng thể trung hòa tăng lên trong suốt thời gian quan sát, từ tuần 1 đến tuần 3. Sau lần tái khám đầu tiên sau 1 tháng, các kháng thể trung hòa đã giảm nhưng hoạt tính trung hòa mạnh vẫn còn ở lần tái khám theo kế hoạch cuối cùng vào lúc 6 tháng ở bệnh nhân có và không có đái tháo đường. Bên cạnh đó, các kháng thể trung hòa dương tính tại thời điểm nhập viện giúp bảo vệ chống lại tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc và không mắc đái tháo đường [28 ]. Tương tự, một nghiên cứu khác từ Ý cho thấy đáp ứng miễn dịch dịch thể chống lại SARS-CoV-2 ở bệnh nhân đái tháo đường có hiện diện và gần như có thể chồng lấp lên, đối với thời gian và hiệu giá kháng thể, đối với bệnh nhân không đái tháo đường và không bị ảnh hưởng bởi nồng độ glucose. Độ nhạy của IgG đối với vùng liên kết thụ thể gai của SARS-CoV-2 (RBD) là yếu tố dự đoán về tỷ lệ sống sót, cả khi có hoặc không có đái tháo đường [ 29 ]. Những dữ liệu này cung cấp cơ sở lý luận để đưa bệnh nhân đái tháo đường vào chiến dịch tiêm chủng chống SARS-CoV-2.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo sử dụng vaccine Oxford-AstraZeneca (AZD1222) ở những người mắc bệnh đi kèm đã được xác định là làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng. Các bệnh đi kèm được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng bao gồm béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường [ 30]. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), thay cho những đề xuất do Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) cung cấp, đã khuyến cáo rằng nguồn cung cấp vcaaine COVID-19 ban đầu nên được phân bổ cho nhân viên y tế và bác sĩ nội trú ở cơ sở chăm sóc dài hạn.  Đây được gọi là Giai đoạn 1a. Sau đó, tiêm chủng sẽ được cung cấp như một phần của Giai đoạn 1b và Giai đoạn 1c. Giai đoạn 1c bao gồm những người từ 16–64 tuổi có các tình trạng bệnh lý y tế cơ bản làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng do COVID-19. Trong đó, đái tháo đường típ 2 được coi là một trong những bệnh lý [ 31 ]. Tổ chức Đái tháo đường Anh cũng đã ưu tiên tiêm chủng COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường [ 32]. Tuy nhiên, chưa có loại vaccine nào được thử nghiệm ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên < 16–18 tuổi (vaccine Pfizer-BioNTech COVID-19 được phép sử dụng cho những người từ 16–17 tuổi), do đó, tiêm chủng thường quy cho các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường trong nhóm tuổi này chưa được khuyến khích. Điều này ngụ ý rằng trong khi hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 sẽ là ứng cử viên lý tưởng cho việc tiêm chủng vaccine COVID-19, thì nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1 sẽ không được tiêm vaccine này. Ngoài ra, nhiều câu hỏi khác liên quan đến tiêm chủng COVID-19 đã được tóm tắt trong bảng 2 .

Bảng 2: Tóm tắt các vấn đề có thể xảy ra liên quan đến việc sử dụng vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường.

Loại vaccine nào được ưu tiên hơn?
Vaccine COVID-19 sẽ hiệu quả như thế nào trong thực tế?
Sự bảo vệ từ vaccine sẽ bền vững như thế nào trong thực tế?
Tiêm phòng COVID-19 có cần được tiêm nhắc lại nửa năm hay hàng năm không?
Tiêm phòng COVID-19 có hợp lý cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên (< 16 tuổi) mắc bệnh đái tháo đường không?
Vaccine COVID-19 có an toàn cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú bị bệnh đái tháo đường không?
Các biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường lâu năm (như bệnh thận mãn tính) có ảnh hưởng đến hiệu quả và / hoặc độ bền của vaccine không?
Có thể sử dụng vaccine COVID-19 khi có các bệnh nhiễm trùng đang hoạt động thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường không?
Thuốc chống đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine COVID-19 không?
Các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng COVID-19 có thường xuyên hơn không?
Việc chủng ngừa bằng vaccine COVID-19 hiện có sẽ kém hiệu quả hơn khi xét đến sự phát triển nhanh chóng của các chủng SARS-CoV-2 mới?
Việc trộn các loại vaccine COVID-19 có thể tăng cường phản ứng miễn dịch không?

Việc lựa chọn vaccine vẫn là một vấn đề lớn và thay vì bằng chứng lâm sàng hạn chế, vaccine cần được hướng dẫn bởi tính sẵn có; ở Ấn Độ, không có sẵn dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, COVAXIN ™ hoặc COVISHIELD ™ có thể được sử dụng để tiêm chủng cho bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu sâu hơn tập trung vào nhiều vấn đề chưa được giải quyết được đảm bảo (bảng số 3

Advertisement
 ).

Bảng số 3: Tóm tắt các lĩnh vực nghiên cứu có thể có trong tương lai liên quan đến tiêm chủng COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường.

Đưa đủ số lượng bệnh nhân đái tháo đường vào các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đánh giá hiệu quả của vaccine COVID-19.
So sánh hiệu quả của vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1 và típ 2.
So sánh trực tiếp về hiệu quả của các loại vaccine COVID-19 khác nhau ở bệnh nhân đái tháo đường.
So sánh hiệu quả của vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường có kiểm soát đường huyết thay đổi.
Đánh giá hiệu quả của vaccine COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên (< 16 tuổi) mắc bệnh đái tháo đường.
Đánh giá hiệu quả của vaccine COVID-19 ở người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường.
Đánh giá hiệu quả của vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường có nhiều biến chứng vi mạch và / hoặc mạch máu lớn.
Ảnh hưởng của tiêm chủng vaccine COVID-19 đối với việc kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
Giám sát chặt chẽ sau tiếp thị (post-marketing surveillance) về tính an toàn của vaccine COVID-19 ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tài liệu tham khảo: 

1. Pal R., Bhadada S.K. COVID-19 and diabetes mellitus: an unholy interaction of two pandemics. Diabetes Metab Syndr. 2020;14:513–517. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
2. Mithal A., Jevalikar G., Sharma R., Singh A., Farooqui K.J., Mahendru S. High prevalence of diabetes and other comorbidities in hospitalized patients with COVID-19 in Delhi, India, and their association with outcomes. Diabetes Metab Syndr. 2021;15:169–175. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
3. Pal R., Bhadada S.K. Managing common endocrine disorders amid COVID-19 pandemic. Diabetes Metab Syndr. 2020;14:767–771. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
4. Pal R., Bhansali A. COVID-19, diabetes mellitus and ACE2: the conundrum. Diabetes Res Clin Pract. 2020;162:108132. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
5. Huang I., Lim M.A., Pranata R. Diabetes mellitus is associated with increased mortality and severity of disease in COVID-19 pneumonia – a systematic review, meta-analysis, and meta-regression. Diabetes Metab Syndr. 2020;14:395–403. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
6. Gregory J.M., Slaughter J.C., Duffus S.H., Smith T.J., LeStourgeon L.M., Jaser S.S. COVID-19 severity is tripled in the diabetes community: a prospective analysis of the pandemic’s impact in type 1 and type 2 diabetes. Diabetes Care. 2021;44:526–532. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
7. Barron E., Bakhai C., Kar P., Weaver A., Bradley D., Ismail H. Associations of type 1 and type 2 diabetes with COVID-19-related mortality in England: a whole-population study. Lancet Diabetes Endocrinol. 2020;8:813–822. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
8. Cariou B., Hadjadj S., Wargny M., Pichelin M., Al-Salameh A., Allix I. Phenotypic characteristics and prognosis of inpatients with COVID-19 and diabetes: the CORONADO study. Diabetologia. 2020;63:1500–1515. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
9. American Diabetes Association 4. Comprehensive medical evaluation and assessment of comorbidities: Standards of medical Care in diabetes—2020Diabetes Care. 2020;43:S37–S47. [PubMed[Google Scholar]
10. Smith S.A., Poland G.A. Use of influenza and pneumococcal vaccines in people with diabetes. Diabetes Care. 2000 Jan;23:95–108. [PubMed[Google Scholar]
11. Volti S.L., Caruso-Nicoletti M., Biazzo F., Sciacca A., Mandara G., Mancuso M. Hyporesponsiveness to intradermal administration of hepatitis B vaccine in insulin dependent diabetes mellitus. Arch Dis Child. 1998;78:54–57. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
12. Kesavadev J., Misra A., Das A., Saboo B., Basu D., Thomas N. Suggested use of vaccines in diabetes. Indian J Endocrinol Metab. 2012;16:886. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
13. Shapiro E.D. Prevention of pneumococcal infection with vaccines: an evolving story. J Am Med Assoc. 2012;307:847–849. [PubMed[Google Scholar]
14. Butler J.C., Breiman R.F., Campbell J.F., Lipman H.B., Broome C.V., Facklam R.R. Pneumococcal polysaccharide vaccine efficacy. An evaluation of current recommendations. J Am Med Assoc. 1993;270:1826–1831. [PubMed[Google Scholar]
15. Kuo C.-S., Lu C.-W., Chang Y.-K., Yang K.-C., Hung S.-H., Yang M.-C. Effectiveness of 23-valent pneumococcal polysaccharide vaccine on diabetic elderly. Medicine (Baltim) 2016;95 [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
16. Frasca D., Diaz A., Romero M., Mendez N.V., Landin A.M., Ryan J.G. Young and elderly patients with type 2 diabetes have optimal B cell responses to the seasonal influenza vaccine. Vaccine. 2013;31:3603–3610. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
17. Looijmans-Van den Akker I., Verheij T.J.M., Buskens E., Nichol K.L., Rutten G.E.H.M., Hak E. Clinical effectiveness of first and repeat influenza vaccination in adult and elderly diabetic patients. Diabetes Care. 2006;29:1771–1776. [PubMed[Google Scholar]
18. Polack F.P., Thomas S.J., Kitchin N., Absalon J., Gurtman A., Lockhart S. Safety and efficacy of the BNT162b2 mRNA covid-19 vaccine. N Engl J Med. 2020;383:2603–2615. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
19. Baden L.R., El Sahly H.M., Essink B., Kotloff K., Frey S., Novak R. Efficacy and safety of the mRNA-1273 SARS-CoV-2 vaccine. N Engl J Med. 2021;384:403–416. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
20. Voysey M., Clemens S.A.C., Madhi S.A., Weckx L.Y., Folegatti P.M., Aley P.K. Safety and efficacy of the ChAdOx1 nCoV-19 vaccine (AZD1222) against SARS-CoV-2: an interim analysis of four randomised controlled trials in Brazil, South Africa, and the UK. Lancet. 2021;397:99–111. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
21. Logunov D.Y., Dolzhikova I.V., Shcheblyakov D.V., Tukhvatulin A.I., Zubkova O.V., Dzharullaeva A.S. Safety and efficacy of an rAd26 and rAd5 vector-based heterologous prime-boost COVID-19 vaccine: an interim analysis of a randomised controlled phase 3 trial in Russia. Lancet. 2021 S0140673621002348. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
22. Novavax COVID-19 vaccine demonstrates 89.3% efficacy in UK phase 3 trial [Internet]. [cited 2021 Aug 2]. Available from: https://ir.novavax.com/news-releases/news-release-details/novavax-covid-19-vaccine-demonstrates-893-efficacy-uk-phase-3.
24. Johnson & johnson announces single-shot janssen COVID-19 vaccine candidate met primary endpoints in interim analysis of its phase 3 ENSEMBLE trial. https://www.jnj.com/johnson-johnson-announces-single-shot-janssen-covid-19-vaccine-candidate-met-primary-endpoints-in-interim-analysis-of-its-phase-3-ensemble-trial
25. Ella R., Vadrevu K.M., Jogdand H., Prasad S., Reddy S., Sarangi V. Safety and immunogenicity of an inactivated SARS-CoV-2 vaccine, BBV152: a double-blind, randomised, phase 1 trial. Lancet Infect Dis. 2021 S1473309920309427. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
26. ChAdOx1 nCoV- 19 corona virus vaccine (recombinant) COVISHIELDTM [Internet]. [cited 2021 Aug 2]. Available from: https://www.seruminstitute.com/product_covishield.php.
27. Pal R., Sachdeva N., Mukherjee S., Suri V., Zohmangaihi D., Ram S. Impaired anti-SARS-CoV-2 antibody response in non-severe COVID-19 patients with diabetes mellitus: a preliminary report. Diabetes Metab Syndr. 2021;15:193–196. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
28. Dispinseri S., Lampasona V., Secchi M., Cara A., Bazzigaluppi E., Negri D. Robust neutralizing antibodies to SARS-CoV-2 develop and persist in subjects with diabetes and COVID-19 pneumonia. J Clin Endocrinol Metab. 2021;dgab055 [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
29. Lampasona V., Secchi M., Scavini M., Bazzigaluppi E., Brigatti C., Marzinotto I. Antibody response to multiple antigens of SARS-CoV-2 in patients with diabetes: an observational cohort study. Diabetologia. 2020;63:2548–2558. [PMC free article] [PubMed[Google Scholar]
30. Interim recommendations for use of the AZD1222 (ChAdOx1-S [recombinant]) vaccine against COVID- 19 developed by Oxford University and AstraZeneca [Internet]. [cited 2021 Nov 2]. Available from: https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-vaccines-SAGE_recommendation-AZD1222-2021.1.
31. The advisory committee on immunization Practices’ updated interim recommendation for allocation of COVID-19 vaccine — United States, december 2020 [Internet]. [cited 2021 Nov 2]. Available from: https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/69/wr/mm695152e2.htm?s_cid=mm695152e2_w. [PubMed]
32. Coronavirus vaccines and diabetes [Internet]. [cited 2021 Aug 2]. Available from: https://www.diabetes.org.uk/about_us/news/coronavirus-vaccines.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7904463/

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

Người dịch: ToanTran

Giới thiệu Toan Tran

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …