[TRUYỀN NHIỄM] Sự nguy hiểm của virus gây teo não bẩm sinh – Zika

Rate this post

Trong năm 2020 Việt Nam đã ghi nhận ca mắc virus Zika đầu tiên tại Đà Nẵng. Virus Zika được xác định có khả năng gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Ngày 25/05, Bộ Y tế đã có thông báo chính thức về ca nhiễm virus Zika đầu tiên trong năm 2020. Đó là trường hợp bệnh nhân 25 tuổi, trú tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Kể từ ca bệnh đầu tiên tại Khánh Hòa vào tháng 3/2016 cả nước đã ghi nhận 265 trường hợp mắc bệnh.

Vậy virus Zika là gì và nguy hiểm như thế nào ?

Virus Zika là gì ?

Virus Zika ( ZIKV) là một loại virus ARN, thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae. Do đó có liên qua tới bệnh sốt xuất huyết , sốt vàng da, viêm não Nhật Bản và West Nile virus. Lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm.

Virus Zika lần đầu tiên được phát hiện ở Uganda vào năm 1917 ở khỉ Rhesus trong bệnh sốt vàng da sylvatic. Bệnh Zika xuất hiện lần đầu tiên ở người năm 1952 tại Uganda và Tanzania.

Con đường truyền bệnh

Virus lây truyền qua người qua vecto trung gian là muỗi cái Aedes Aegypti ( dân gian gọi là muỗi vằn ) – đây cũng là loại muỗi gây nên bệnh sốt xuất huyết, bệnh chikungunya và bệnh sốt vàng da.

Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua đường từ mẹ sang con, qua đường tình dục và qua đường máu.

( Muỗi Aedes hay muỗi vằn )

Những triệu chứng của bệnh Virus Zika là gì ?

Thời kì ủ bệnh của virus Zika là chưa rõ, nhưng có khả năng là vài ngày. Hầu hết những người bị bệnh ban đầu đều có triệu chứng đau đầu và phát ban. Sau hai ngày, phát ban bắt đầu giảm. Đến ngày thứ ba, cơn sốt giảm xuống chỉ còn phát ban. Sốt Zika là bệnh tương đối nhẹ và không gây tử vong.

 

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán cần dựa vào biểu hiện lâm sàng và các yếu tố dịch tễ gợi ý. Virus này có thể phát hiện bởi test phản ứng nhanh Elisa, qua sự hiện diện của kháng thể immunoglobulin M(IgM) chống lại virus Zika trong huyết thanh.

Ngày 2/2, các nhà khoa học tại Đức cho biết đã phát triển thành công một phương pháp xét nghiệm nhanh virus Zika.Theo đó, phương pháp xét nghiệm nhanh ADN để phát hiện xem bệnh nhân có bị nhiễm virus Zika hay không đã được phát triển thành công. Sau khi lấy máu xét nghiệm, phương pháp này sẽ cho kết quả chính xác chỉ trong 2 – 3 giờ.

Biến chứng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố virus Zika là nguyên nhân của hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn.

Dị tật đầu nhỏ

Virus Zika gây ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, làm đầu trẻ không được phát triển bình thường, gọi là tật đầu nhỏ.

Tật đầu nhỏ được định nghĩa là sự thoái hóa hay dị dạng não ở trẻ sơ sinh với kích thước đầu nhỏ hơn bình thường và đôi khi dẫn đến tử vong.

Các dữ liệu cho thấy ở bào thai của người phụ nữ bị nhiễm virus trong ba tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ cao tật đầu nhỏ

 

( Virus Zika có liên quan tới việc gây ra dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh)

Hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn 

Hội chứng Guillain-Barré là một tình trạng mà trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công một phần của hệ thần kinh. Nó có thể do việc nhiễm một số loại virus và có thể ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi. Chính xác những gì gây nên hội chứng chưa được biết. Các triệu chứng chính bao gồm yếu cơ và cảm giác kiến bò (tê và ngứa) ở tay và chân. Các biến chứng nặng có thể xảy ra nếu các cơ hô hấp bị ảnh hưởng, cần phải nhập viện. Hầu hết các trường hợp bị ảnh hưởng bởi hội chứng Guillain-Barré sẽ phục hồi, mặc dù một số người có thể tiếp tục trải qua các ảnh hưởng như suy yếu.

Advertisement

Điều trị bệnh do virus Zika

Bệnh do virus Zika thường nhẹ và không cần thuốc đặc biệt điều trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, và điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ sốt bằng các thuốc thông dụng. Khi triệu chứng nặng hơn, cần tới các cơ sở Y tế để chăm sóc điều trị.

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh.

Phòng bệnh virus Zika thế nào ?

Để phòng bệnh do virus Zika cần phải giảm sự tiếp xúc giữa người và muỗi. Triển khai các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy như: vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ chai lọ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng… Đậy kín các chum, vại, bể chứa nước. Thả cá để diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt. Mọi cá nhân trong vùng dịch nên áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn….

 

(Tài liệu tham khảo : Wikipedia)

 

 

Giới thiệu _Linhd_

Check Also

[Uptodate] Sách “TIẾP CẬN TÂM LÝ BAN ĐẦU CHO NVYT TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19: CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SỰ AN YÊN”

Sách “TIẾP CẬN TÂM LÝ BAN ĐẦU CHO NVYT TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19: CON ĐƯỜNG …